Hè đến bật điều hòa mãi mà không mát, kiểm tra và xử lý ngay bộ phận quan trọng này

Nhiều gia đình thường bỏ quên việc vệ sinh bộ phận này khiến công suất hoạt động cũng như tuổi thọ của điều hòa giảm đáng kể.

Trong những ngày hè oi bức, điều hòa luôn là một trong những thiết bị gia đình hoạt động hết công suất, liên tục với thời gian dài. Tuy nhiên, nhiều gia đình gặp phải trường hợp bật điều hòa mà mãi không mát, dù nhiệt độ đã được giảm sâu, chế độ Cool, quạt gió đã được kích hoạt ở mức mạnh nhất.

Lý giải cho điều này, các nhà phân phối và các nhân viên kỹ thuật lâu năm cho biết, nguyên nhân chính là do bộ phận lưới lọc điều hòa lâu ngày không được làm sạch. Điều này dẫn tới các chất bụi bẩn, bám vào lưới, cản trở việc lưu thông gió từ thiết bị ra tới không gian cần làm mát.

Không những thế, việc lưới lọc bị bẩn còn khiến công suất hoạt động của điều hòa tăng lên, tốn điện và gây ra tiếng ồn lớn hơn bình thường.

Hè đến bật điều hòa mãi mà không mát, kiểm tra và xử lý ngay bộ phận quan trọng này-1
Tấm lưới lọc không được vệ sinh dẫn tới hiệu quả làm mát cũng như chất lượng của điều hòa bị giảm đáng kể. (Ảnh minh họa)

Chính vì thế, khi thấy điều hòa nhà mình làm mát không được như ý muốn, hoặc phát ra tiếng ồn lớn khi hoạt động, điều đầu tiên cần làm đó là kiểm tra tấm lưới lọc. Hoặc có thể, sau một thời gian sử dụng, hãy tháo chúng ra và vệ sinh định kỳ.

Cũng theo lời khuyên từ các nhà phân phối và nhân viên kỹ thuật, tấm lưới lọc điều hòa nên được vệ sinh khoảng 3 - 4 tháng/lần, nếu bạn là hộ gia đình, sử dụng đều đặn mỗi ngày. Nếu tần suất sử dụng ít hơn, có thể vệ sinh 6 tháng/lần.

Đối với các hộ công ty, nhà hàng, các cơ sở nhà máy, xí nghiệp, việc này nên được thực hiện thường xuyên hơn, 1 tháng/lần vì máy phải hoạt động trong môi trường nhiều bụi bẩn hơn, với tần suất cao hơn.

Khi mua hè đã chuẩn bị tới gần, tốt hơn hết các gia đình hãy tiến hành tổng vệ sinh điều hòa nhà mình 1 lần trước khi đưa vào sử dụng để đạt được hiệu quả làm mát cao nhất. 

Hè đến bật điều hòa mãi mà không mát, kiểm tra và xử lý ngay bộ phận quan trọng này-2
Đối với các hộ gia đình, sử dụng điều hòa mỗi ngày, nên vệ sinh tấm lưới lọc 3 - 4 tháng/ngày. (Ảnh minh họa)

Ngoài nguyên nhân do tấm lưới lọc không được vệ sinh sạch sẽ, bám nhiều bụi bẩn, việc điều hòa hết gas cũng khiến cho thiết bị hoạt động không hiệu quả. 

Gas điều hòa là một loại môi chất làm lạnh, là thành phần không thể thiếu trong quá trình làm lạnh của hệ thống điều hòa nói chung và các hệ thống làm lạnh khác nói riêng. Nếu thiếu gas hoặc hết gas, chiều điều hòa sẽ trở nên vô tác dụng, làm lạnh kém.

Điều hòa sau một thời gian dài sử dụng sẽ tiêu thụ hết lượng gas sẵn có, lúc này bạn cần gọi các đơn vị kỹ thuật tới và tiến hành nạp thêm gas để tiếp tục sử dụng. Cũng có những trường hợp điều hòa bị rò rỉ gas, dẫn tới tình trạng hết gas đột ngột. Vì vậy, cũng nên bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ để đảm bảo đường ống vẫn trong tình trạng tốt.

Hè đến bật điều hòa mãi mà không mát, kiểm tra và xử lý ngay bộ phận quan trọng này-3
Cần kiểm tra đường ống để đảm bảo gas không bị rò rỉ, nạp gas định kỳ để điều hòa luôn hoạt động hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Nếu không phải vì cả 2 lý do chính trên, hãy gọi ngay thợ kỹ thuật chuyên nghiệp tới kiểm tra điều hòa nhà bạn bởi có thể các bộ phận sâu bên trong đã gặp vấn đề. Chúng có thể là: máy nén, tụ điện, bảng mạch, đường ống thoát nước…

Hè đến, dùng điều hòa sao cho tiết kiệm?

Một trong những vấn đề nữa mà mọi gia đình đều quan tâm khi dùng điều hòa vào mùa hè đó là: Làm sao để tiết kiệm điện?

Trên thực tế, việc này không khó. Chỉ bằng những thao tác, thay đổi nhỏ có thể giúp gia đình bạn tiết kiệm được kha khá tiền điện. 

Đổi từ chế độ Cool sang Dry

Theo các chuyên gia kỹ thuật, chế độ Cool có tác dụng làm mát tức thì còn chế độ Dry giúp làm mát từ từ, nhiệt độ được duy trì ở mức không quá lạnh. 

So với chế độ Cool thì Dry hoạt động ở công suất thấp hơn, tiêu thụ lượng điện ít hơn, do không tập trung vào làm lạnh sâu. Ngoài ra, việc sử dụng chế độ Dry sẽ giúp người dùng tránh khỏi các trường hợp sốc nhiệt khi đi vào phòng.

Hè đến bật điều hòa mãi mà không mát, kiểm tra và xử lý ngay bộ phận quan trọng này-4
Chuyển từ chế độ Cool sang chế độ Dry có thể giúp tiết kiệm điện hơn khi dùng điều hòa. (Ảnh minh họa)

Sử dụng chế độ Sleep

Hãy tập thói quen thiết lập chế độ Sleep cho điều hòa vào ban đêm. Khi đó, cứ 1 giờ, điều hòa lại tăng thêm 1 độ để người sử dụng không bị lạnh mà luồng khí trong phòng vẫn ở mức độ mát mẻ, dễ chịu. 

Chế độ này không chỉ giúp tiết kiệm điện và còn giúp bảo vệ sức khỏe người dùng.

Hẹn giờ tắt điều hòa

Trong quá trình sử dụng, đôi lúc ta sẽ quên tắt điều hòa khi ra khỏi phòng, ra khỏi nhà, điều này vô tình gây lãng phí một lượng điện không hề nhỏ. Chính vì thế, để đảm bảo tránh tuyệt đối việc này, tốt hơn hết hãy hẹn giờ tắt điều hòa. 

Bạn cũng có thể việc làm này khi dùng điều hòa ban đêm, để kiểm soát thời gian điều hòa hoạt động thay vì để bật cả đêm như bình thường.

Hè đến bật điều hòa mãi mà không mát, kiểm tra và xử lý ngay bộ phận quan trọng này-5
Sử dụng tính năng hẹn giờ để tiết kiệm điện, kiểm soát thời gian sử dụng điều hòa. (Ảnh Dienmayxanh)

Sử dụng chế độ tiết kiệm điện

Ở tùy từng loại điều hòa, đặc biệt là các loại điều hòa hiện đại, kiểu mới mà sẽ có chế độ tiết kiệm điện (Eco). 

Khi bật chế độ này, mức nhiệt trong phòng sẽ giảm xuống dưới nhiệt độ cài đặt, sau đó máy nén sẽ ngừng chạy để tiết kiệm điện. Đồng thời, các quạt sẽ tự động bật/tắt 2-3 phút một lần để duy trì nhiệt độ. Từ đó, căn phòng của bạn vẫn đảm bảo được mát mẻ mà lại không quá tốn điện.

Chế độ Eco còn được áp dụng trong các thiết bị khác như máy rửa bát, máy giặt…


Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/he-den-bat-dieu-hoa-mai-ma-khong-mat-kiem-tra-va-xu-ly-ngay-bo-phan-quan-trong-nay-8202211603131803.htm

điều hòa

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.