Lớp chống dính của nồi cơm điện có độc hại nếu ăn phải không? Bạn sẽ biết mình làm sai sau khi đọc bài viết này

Trong lòng nồi cơm, một mảng màu đen bạn nhìn thấy ở đáy nồi được gọi là lớp chống dính. Lớp này có tác dụng chống cho cơm bị dính vào nồi khi nấu.

Có rất nhiều người thắc mắc lớp chồng dính đó có độc hại cho người ăn hay không? và đó là chất gì? Trên thực tế, nó là polytetrafluoroethylene, thường được gọi là "Teflon". Bản thân chất này không độc, tính chất hóa học rất ổn định. Chỉ khi bạn không cho nước vào nồi rỗng, để nhiệt độ từ 250 độ trở lên nó sẽ phân hủy thành một chất có hại cho con người. Nhưng chẳng mấy ai làm vậy. Khi cho nước vào nấu cơm, nhiệt độ đáy nồi đạt đến 103 độ sẽ tự động điều khiển đưa vào trạng thái giữ nhiệt nên vẫn rất an toàn cho người sử dụng.

Lớp chống dính của nồi cơm điện có độc hại nếu ăn phải không? Bạn sẽ biết mình làm sai sau khi đọc bài viết này-1

Khi nấu cơm, hay nấu thức ăn hàng ngày trong nồi hoặc chảo chống dính, do có thành phần axit nên dễ làm cho lớp màng này bị mục và rơi ra. Đường tiêu hóa sẽ không thể phân hủy hay hấp thụ được Teflon mà chỉ có thể đưa nó đi qua ruột và vô hại đối với con người.

Lớp chống dính của nồi cơm điện có độc hại nếu ăn phải không? Bạn sẽ biết mình làm sai sau khi đọc bài viết này-2

Chúng ta biết rằng lòng của nồi cơm điện được làm từ vật liệu hợp kim nhôm có tráng men chống dính. Nồi nhôm có lớp phủ chống dính bên ngoài nên chúng ta có thể yên tâm sử dụng mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng khi lớp chống dính bị mất đi, chỉ còn chất liệu nhôm ở dưới lớp tráng phủ thì chúng ta không nên sử dụng tiếp. Vì theo nghiên cứu nếu chúng ăn nhiều chất nhôm này sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho não bộ.

Trong quá trình trình sử dụng hàng ngày khi lớp chống dính bị bong tróc nó khiến cho cơm nấu chín bị dính ở đáy nồi, thông thường người ta hay có thói quen lấy thìa sắt để cạo lớp cơm đó ra. Điều này tưởng vô hại nhưng nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, việc chà sát này sẽ khiến cho lượng nhôm trong nồi bong ra và vô tình chúng ta sẽ nạp chất nhôm đó vào cơ thể, khi lượng nhôm trong mô não vượt quá 5-30 lần so với bình thường thì nguy cơ mắc bệnh Alzheimer sẽ tăng cao.

Lớp chống dính của nồi cơm điện có độc hại nếu ăn phải không? Bạn sẽ biết mình làm sai sau khi đọc bài viết này-3

Khi hàm lượng nhôm trong cơ thể người vượt quá giá trị bình thường từ 5 - 10 lần, nó sẽ ức chế sự hấp thụ photpho trong đường tiêu hóa, nồng độ photpho vô cơ trong huyết thanh người sẽ giảm xuống, có thể gây mềm xương và đau khớp.

Ví dụ, các chất có chứa nhôm triclorua, nhôm hydroxit, nhôm alkyl… xâm nhập vào cơ thể con người quá mức sẽ có tác dụng phụ độc hại cho con người trong một thời gian ngắn. Vì vậy, khi sử dụng nồi cơm điện chúng ra phải chú ý nếu lớp chống dính, nếu lớp chống dính bị trầy xước nhẹ thì vẫn có thể dùng được nhưng nếu chất chống dính trong nồi đã bị bong tróc nhiều do sử dụng lâu thì chúng ta nên thay thế bằng nồi khác để đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Thông thường sau 1 - 2 năm sử dụng, bạn nên thay nồi mới.

Mẹo rửa nồi cơm để không mất lớp chống dính!

Trước khi thực hiện việc vệ sinh nồi, chúng ta rút phích nồi khỏi ổ cắm, chờ cho nồi nguội rồi mới bắt đầu thực hiện vệ sinh.

- Để tăng độ bền phần chống dính của nồi cơm điện, cũng như cơm nấu trong nồi được ngon hơn chúng ta nên vệ sinh nồi thường xuyên sau mỗi lần nấu.

- Ngâm nồi vào nước cho phần cơm bị dính ở đáy nồi mềm hẳn ra, sau đó dùng miếng rửa bát miềm rửa nhẹ nhàng cho sạch nồi. 

- Tuyệt đối không được miếng rửa bằng kim loại để rửa nồi vì nó sẽ khiến phần chống dính bị trầy xước gây hỏng nồi.

- Không rửa nồi bằng máy rửa bát, chỉ nên rửa bằng tay để đảm bảo cho lớp chống dính không bị hư hỏng.

Theo Mộc - Vietnamnet.vn


Mẹo hay nhà bếp

nồi cơm điện


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.