Cần minh bạch việc cấm hoặc hạn chế kinh doanh

Theo luật sư Trương Thị Hòa (Đoàn luật sư TP.HCM), dù đồng tình với các danh mục hàng hóa, dịch vụ mà Bộ Công thương bổ sung vào dự thảo sửa đổi, nhưng vẫn đề nghị “cần xem xét một cách cẩn trọng danh mục các loại hàng hóa và dịch vụ thuộc diện hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện”.

Những hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm, hạn chế kinh doanh cần phải được nói rõlý do và tác hại vì sao cấm. Đây là ý kiến được hầu hết đại biểu tham gia nhấttrí kiến nghị tại buổi góp ý hoàn thiện dự thảo sửa đổi nghị định của Chính phủvề “Danh mục hàng hóa và dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinhdoanh có điều kiện” tổ chức sáng 4-8 tại TP.HCM.

Theo luật sư Trương Thị Hòa (Đoàn luật sư TP.HCM), dù đồng tình với các danh mụchàng hóa, dịch vụ mà Bộ Công thương bổ sung vào dự thảo sửa đổi, nhưng vẫn đềnghị “cần xem xét một cách cẩn trọng danh mục các loại hàng hóa và dịch vụ thuộcdiện hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện”.

Cần minh bạch việc cấm hoặc hạn chế kinh doanh
(Ảnh minh họa)

Bà Hòa cũng đề nghị cần tách bạch, không nên lẫn lộn giữa hành vi vi phạm phápluật với hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh nhằm tránh quyền tự do kinh doanhcủa doanh nghiệp bị xâm phạm. Chẳng hạn karaoke núp bóng mại dâm là hành vi viphạm pháp luật, nhưng bản thân karaoke là một loại hình giải trí lành mạnh màtất cả mọi người đều được quyền sử dụng, tại sao lại bị hạn chế kinh doanh?

Cần minh bạch việc cấm hoặc hạn chế kinh doanh

Theo ông Trương Quang Hoài Nam - vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Côngthương), bộ thống kê có đến 99 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc cấm,hạn chế và kinh doanh có điều kiện. Đây là con số quá nhiều và cần được rà soátnhằm minh bạch hóa trong việc quản lý hoạt động kinh doanh đối với nhiều loạihàng hóa và dịch vụ.

Theo T.V.N.
Tuổi trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.