Có nên gắn lãi suất với CPI?

Một số chuyên gia cho rằng, không nên gắn lãi suất với chỉ số giá tiêu dùng (CPI), vốn là thước đo lạm phát, nhằm giảm lãi suất tiền gửi, từ đó hạ mặt bằng lãi suất cho vay. Tuy nhiên, một số khác lại lo ngại người dân sẽ không gửi tiền nếu lãi suất không thực dương, tức lãi suất tiết kiệm không cao hơn CPI. Vậy có nên nương lãi suất tiền gửi theo CPI?

Lãisuất tiền gửi cao hơn CPI thì ngân hàng mới huy động được vốn. Nhưng như vậy,doanh nghiệp sẽ khó tiếp cận vốn vay. Đó là vấn đề đang gây tranh cãi giữa cácchuyên gia kinh tế.

Một sốchuyên gia cho rằng, không nên gắn lãi suất với chỉ số giá tiêu dùng (CPI), vốnlà thước đo lạm phát, nhằm giảm lãi suất tiền gửi, từ đó hạ mặt bằng lãi suấtcho vay. Tuy nhiên, một số khác lại lo ngại người dân sẽ không gửi tiền nếu lãisuất không thực dương, tức lãi suất tiết kiệm không cao hơn CPI. Vậy có nênnương lãi suất tiền gửi theo CPI?

Phó Giáo sư- Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, thànhviên Hội đồng Tư vấn Chínhsách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia, cho rằng, cần từ bỏ lối tư duy rằng lãi suấttiết kiệm phải nương theo CPI để hạ thấp mặt bằng lãi suất nhằm giúp doanhnghiệp tiếp cận được tín dụng giá rẻ.

Còn chuyêngia kinh tế Bùi Kiến Thành thì cho rằng, hệ thống ngân hàng Việt Nam còn yếu. Vànhiều ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng vừa và nhỏ, nếu không huy động được vốnthì khó có thể duy trì hoạt động. Thời gian qua, các tổ chức tín dụng đã lao vàocuộc đua tăng lãi suất tiết kiệm lên hơn 11%/năm, nhưng vẫn không huy động đượcnhiều vốn hơn. Điều đó có nghĩa, chưa hẳn lãi suất cao là người dân gửi nhiềutiền hơn.

Có nên gắn lãi suất với CPI?

Ông Thànhcho rằng, ngân hàng không thể huy động với lãi suất 11%/năm và cho vay 7-8%. Đểcó lãi suất cho vay 7-8%/năm, mức ông cho là hợp lý, còn tùy thuộc vào vai tròcủa Ngân hàng Nhà nước trong việc đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.Ngoài ra, nếu chi phí huy động cao, các ngân hàng có thể tăng cường cho vay đốivới các hình thức tín dụng chịu được lãi suất cao như tín dụng tiêu dùng. Ôngdẫn một thực tế là ở Mỹ, tín dụng tiêu dùng chiếm tới 60% tổng dư nợ cho vay.

Trái ngượcvới quan điểm trên, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinhtế - Xã hội Hà Nội, cho rằng, trong điều kiện nền kinh tế bình thường, thực hiệnlãi suất thực dương là nguyên tắc hàng đầu để ổn định thị trường tài chính vàđảm bảo lợi ích chung của nền kinh tế.

Theo ông,trong bối cảnh hiện nay, không phải nói hạ lãi suất là hạ ngay được. Về mặt kỹthuật, có thể giảm được lãi suất, nhưng phải cân nhắc lợi ích của người gửi tiền.

Hơn nữa, việc giảm mạnh lãi suất có thể sẽ tạo ra nguy cơ rút tiền đồng loạt.Lượng tiền lớn này sẽ được đổ vào ngoại tệ hay vàng, có thể tạo ra sốt giá, đầucơ và gây ra nhiều hệ lụy khác. Điều chỉnh lãi suất sát hoặc thấp hơn CPI, theoông, còn có thể khiến lạm phát tăng cao hơn khi tiền lưu thông trong nền kinh tếkhông được gửi vào ngân hàng.

Có nên gắn lãi suất với CPI?

Chuyên giakinh tế Phạm Tất Thắng cũng cho rằng, lãi suất phải thực dương. Đó là điều ngânhàng phải tính đến nếu muốn huy động được vốn. Việc duy trì lãi suất thực dươngđến lúc nào còn phụ thuộc vào việc các ngân hàng mở rộng các dịch vụ đến đâu, cơcấu doanh thu từ dịch vụ ra sao để không phụ thuộc vào nguồn thu từ tín dụng.

Vậy liệu cóthể tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất được không? Câu trả lời là có. Ông Thắng dựđoán, lạm phát năm nay có thể sẽ không quá mức 8%. Như vậy, nếu giảm lãi suấttiền gửi xuống 10% thì vẫn cao hơn CPI. Theo ông, điều này là cần thiết, vì vớilãi suất cho vay từ 12-14%/năm, doanh nghiệp sẽ khó tiếp cận vốn.

TS. Phonglại lưu ý đến một vấn đề khác, đó là hiện tượng làm giá tiền gửi của các tổ chức.Một số tập đoàn nhà nước có lượng tiền gửi ngân hàng rất lớn và mặc cả lãi suấtvới ngân hàng, nếu không sẽ chuyển sang ngân hàng khác. Khoản tiền này, theo ông,ước tính chiếm 1/3-1/2 tổng số tiền gửi của các ngân hàng. Việc mặc cả lãi suấtvới ngân hàng sẽ khiến chi phí vốn tăng lên, đẩy mặt bằng lãi suất lên cao.

TheoNhịp cầu đầu tư



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.