Chặn tăng giá “ăn theo”

Sau nhiều tháng tương đối ổn định, giá cả hàng hóa trên thị trường bắt đầu nhấp nhổm tăng. Tại TPHCM, hệ thống phân phối sẽ tiếp nhận giá mới từ cuối tháng 8, đầu tháng 9, trong khi ở Hà Nội, việc tăng giá dự kiến chậm hơn khoảng 12 tuần.

Nếu những tháng tiếp theo, giá tăng dồn nénsẽ có tác động mạnh đến đời sống và theo quy luật, việc tăng giá sẽ mạnh mẽhơn từ đầu quý IV gây áp lực cho CPI.

Sau nhiều tháng tương đối ổn định,giá cả hàng hóa trên thị trường bắt đầu nhấp nhổm tăng. Tại TPHCM, hệ thống phânphối sẽ tiếp nhận giá mới từ cuối tháng 8, đầu tháng 9, trong khi ở Hà Nội, việctăng giá dự kiến chậm hơn khoảng 1-2 tuần.

Tăng sớm so với quy luật
 
Theo PGS-TS Ngô Trí Long, Viện Khoa học Thịtrường Giá cả, trong bối cảnh hội nhập, việc tăng tỉ giá hối đoái có tácđộng khá lớn đến giá cả thị trường. Trước tiên, các mặt hàng nhập khẩu sẽtrực tiếp tăng giá. VN có hiện tượng đô la hóa nên tác động của việc điềuchỉnh tỉ giá có thể mạnh mẽ hơn khi người bán các mặt hàng nhập khẩu tự độngquy đổi USD ra đồng nội tệ.
 
Điều chỉnh tỉ giá lên khiến VNĐ mất giá, làmtăng chi phí đầu vào đối với các doanh nghiệp (DN) khác. Ngoài yếu tố điềuchỉnh tỉ giá hối đoái, hiện tượng tăng giá vừa qua còn có nguyên nhân từtăng giá lương thực, thương lái thu mua gạo với giá cao để xuất khẩu sangTrung Quốc. Đây là mặt hàng thiết yếu, chiếm tỉ trọng lớn trong rổ hàng hóatính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nên tác động ngay đến mặt bằng giá chung.
 
Chặn tăng giá “ăn theo”
Giá thủy hải sản tại các chợ ở TPHCM tăng cao (Ảnh: Tấn Thạnh)

Ông Nguyễn Đức Thắng, Vụ phó Vụ Thống kêThương mại, dịch vụ giá cả - Tổng cục Thống kê, dự báo CPI tháng 9 sẽ tăngcao hơn nhiều so với mức tăng 0,23% của tháng 8.

Bởi vì thời điểm chốt số liệu tính CPI hằngtháng là ngày 15. Cuối tháng 8, giá nhiều mặt hàng đã có mức tăng cao hơn 15ngày đầu tháng 8. Tiếp theo sẽ có sự tăng giá của các mặt hàng bánh kẹo,đường do vào vụ Tết Trung thu... “Mỗi thứ cộng vào một ít, cùng với việcđiều chỉnh tỉ giá sẽ tiếp tục đẩy giá cả hàng hóa tăng lên” - ông Thắng lýgiải. Theo ông Thắng, đợt tăng giá này diễn ra khá sớm so với quy luật nhưngkhông phải bất thường vì mức tăng chưa cao.

Quý IV, áp lực sẽ lớn hơn
 
Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh tỉ giá sẽgiúp thị trường ngoại hối lấy lại cân bằng, dự trữ ngoại hối không giảm thêmvà Ngân hàng Nhà nước không phải bơm USD ra bình ổn thị trường. VNĐ xuốnggiá cũng giúp cân đối hơn xuất nhập khẩu theo hướng thúc đẩy xuất khẩu, hạnchế nhập khẩu...

Tuy nhiên, đáng longại nhất hiện nay là hiện tượng tăng giá theo kiểu “té nước theo mưa”.

Chặn tăng giá “ăn theo”

Theo PGS-TS Ngô Trí Long, tâm lý “nước lênthuyền lên”, khi giá hàng nhập khẩu tăng sẽ khiến hàng trong nước cũng tăngtheo. Mấy tháng gần đây, giá tiêu dùng tăng thấp nên đợt tăng giá này cảmthấy chưa ảnh hưởng lớn. Nếu những tháng tiếp theo, giá tăng dồn nén sẽ cótác động mạnh đến đời sống và theo quy luật, việc tăng giá sẽ mạnh mẽ hơn từđầu quý IV và gây áp lực cho CPI.

Ông Nguyễn Đức Thắng cũng cho rằng điều đánglo ngại nhất là lạm phát tâm lý, các mặt hàng bị tác động rất ít từ tỉ giácũng đang tăng giá bán. Để không có tác động lớn đến đời sống, Nhà nước cầncó các biện pháp tài chính, tiền tệ, thương mại đồng bộ và quản lý thịtrường tốt.

Các địa phương cần chuẩn bị đủ lượng hàng hóacần thiết để bình ổn giá, sẵn sàng đưa hàng hóa đến những nơi giá tăng độtbiến, tránh sốt giá cục bộ.
 
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị HàNội, người có thâm niên công tác trong ngành thương mại, cho rằng mặt bằnggiá đang ở mức rất cao, cần kéo xuống cho phù hợp với mức thu nhập và sứcmua của người dân...

Giá rau củ, thủy sản... tăng mạnh

Khảo sát tại các chợ TPHCM cho thấy thực phẩm tăng giá nhiều nhất là cá đồng; kế đến là cá biển, hải sản và rau củ quả. Giá cá lóc đồng từ 60.000 đến 70.000 đồng/kg, tôm đất loại 2 giá 120.000 đồng/kg, cá rô 60.000 đồng/kg, cá kèo 160.000 đồng/kg, cua đồng 50.000 đồng/kg. Các loại cá biển cũng đồng loạt tăng giá mạnh như cá bống đục 85.000 đồng/kg, cá nục 35.000 đồng/kg, mực ống 90.000 đồng/kg.

Tương tự, nhiều loại rau củ quả cũng đang tăng giá đột biến. Giá nhiều loại rau củ quả hiện đã cao hơn cùng kỳ năm ngoái đến 30% (khoai tây Đà Lạt (củ lớn) giá tới 38.000 đồng/kg, cần tây 35.000 đồng/kg, rau mồng tơi 10.000 đồng/kg, cải bẹ xanh 15.000 đồng/kg, mướp hương 10.000 đồng/kg, xà lách xoăn 25.000 đồng/kg, xà lách búp 40.000 đồng/kg, hành tím 35.000 đồng/kg, tỏi 65.000 đồng/kg...

Một số tiểu thương ở chợ Tân Định, quận 1 nêu lý do rau tăng giá là do đang vào thời điểm mùa mưa, nhà vườn tốn nhiều công hơn trong việc chăm sóc và thu hoạch, bảo quản, cộng với nhu cầu tiêu thụ tăng cao (thường tháng 7 âm lịch, nhu cầu ăn chay của người tiêu dùng tăng cao).

 Theo giới kinh doanh, thương lái là người quyết định giá cả lên xuống theo thị trường. Việc giá các loại thực phẩm tăng cao trong thời gian này ngoài những lý do nhiều loại thực phẩm đang trong thời kỳ hiếm hàng do thời tiết, dịch bệnh... nhưng không loại trừ khả năng bị làm giá để “móc túi” người tiêu dùng.

Ngọc Mai

TheoPhương Anh
Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.