Điều hành kinh tế: “Đang có hai quan điểm”

Hai quan điểm trái chiều vềđiều hành kinh tế trong những tháng cuối năm đang tồn tại trong giới chuyên gia,nhà kinh tế tại Việt Nam.

Hai quan điểm trái chiều vềđiều hành kinh tế trong những tháng cuối năm đang tồn tại trong giới chuyên gia,nhà kinh tế tại Việt Nam.

Nhận định này được TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lýkinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra, khi trao đổi với VnEconomy về diễn biến củakinh tế vĩ mô trong những tháng còn lại của năm 2010.

Ông Thành nói:

- Có thể khẳng định rằng, hiện kinh tế thế giới nói chung đã thoát khỏi khủnghoảng và có thể đã nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm, nhưng vấn đề là đi đếnđấy như thế nào thì vẫn còn nhiều tranh cãi.

Đặc biệt, hai khu vực kinh tế lớn nhất thế giới là EU và Mỹ vẫn đang bất đồngtrong quan điểm phục hồi kinh tế và những chính sách điều hành đi kèm theo đó.

Mỹ cho rằng, với tình hình như thế này thì nhà nước vẫn phải tiếp tục chi tiêuđể bù đắp cho sự giảm sút của tiêu dùng và đầu tư tư nhân. Trong khi đó, EU thìnghĩ ngược lại, tức là cần phải thắt chặt chi tiêu, bởi nếu tiếp tục thì lòngtin của thị trường tiếp tục đổ vỡ.

Còn ở Việt Nam cũng vậy, hai quan điểm trái chiều về điều hành kinh tế trongnhững tháng cuối năm vẫn đang tồn tại trong giới chuyên gia, nhà kinh tế. Mộtnhóm cho rằng, Chính phủ nên thắt chặt chính sách tiền tệ, không hạ lãi suấtnhằm ổn định kinh tế vĩ mô hơn nữa. Còn nhóm kia cho rằng, cần phải hạ lãi suấthơn nữa, nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích nền kinh tế.

Điều hành kinh tế: “Đang có hai quan điểm”
TS. Võ Trí Thành (Ảnh: Từ Nguyên)

- Với tư cách là một nhà kinhtế, cá nhân ông thiên về quan điểm nào?

-Thực sự mà nói, các nhà kinh tế như chúng tôi không thích lãi suất thấp 0%, bởinó sẽ dẫn đến hai điều: bẫy thanh khoản và tác động của chính sách tiền tệ lênnền kinh tế thực không có nhiều. Thứ hai là lãi suất thấp thì không tạo ra độnglực cho hoạt động tín dụng và ngân hàng.

Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, mặc dù kinh tế vĩ môngày càng tốt lên, các chỉ số trong nền kinh tế đã cải thiện hơn, lạm phát giảmxuống, và lần đầu tiên sau hai năm, tăng trưởng của nền kinh tế do hai lĩnh vựccông nghiệp và dịch vụ dẫn dắt, trước đây chỉ là dịch vụ..., nhưng giai đoạn bấtđịnh vẫn còn ở phía trước.

Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, với dự báo về lạm phát dưới 7%, tồn kho vẫnđang tăng mạnh, giá cả thế giới khó có thể tăng mạnh, nên đây vẫn là giai đoạnchúng ta tiếp tục nới lỏng chính sách vĩ mô, và do đó dòng tiền sẽ quay trở lại.

Theo tôi, đây là lập luận khá nguy hiểm, bởi nó chưa tính đến các tác động đầyđủ của rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô và vấn đề tỷ giá.

Cũng cần phải lưu ý rằng, nếu tính lạm phát trung bình theo tháng thì hiện naychúng ta cũng đã ở mức 8,6%, và nếu tính theo năm như các chuyên gia kinh tế thếgiới thì đã 8,9%. Do đó, họ cho rằng lạm phát của Việt Nam cả năm nay sẽ ởkhoảng 8,5% - 9%.

Tôi cho rằng, trong bất kỳ trường hợp nào, nếu lạm phát vẫn trên 7,5% thì khôngthể có chính sách vĩ mô ổn định và nhất quán được. Khi đó sẽ tạo ra hai hiệu ứngtrái chiều, bởi lạm phát cao sẽ khó nhất quán với chính sách lãi suất và tỷ giá,không tạo ra được cân bằng lãi suất và sẽ khuyến khích đầu cơ tài chính.

Nếu đứng về góc độ vĩ mô thì đầu cơ tài chính khiến đồng tiền không được đưa vàosản xuất, không được tính toán để đầu tư vật chất.

- Có nghĩa là ông ủng hộ quanđiểm thắt chặt chính sách tiền tệ?

-Có người nói với tôi rằng, tại sao chúng ta lại phải nới lỏng chính sách tiền tệtrong khi tăng trưởng tín dụng đang tăng và tín hiệu phục hồi đang tốt. Họ chorằng, nếu chúng ta ném tiền để tăng trưởng thì không doanh nghiệp nào muốn táicơ cấu.

Tôi tin là Chính phủ sẽ lựa chọn ở khoảng giữa thắt chặt và nới lỏng, nhưngthông điệp phải rõ ràng. Phải lấy ổn định kinh tế vĩ mô làm trọng và quan trọngnhất là phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Chúng ta cũng phải lưu ý rằng, một trong những rủi ro lớn nhất là lạm phát, vìáp lực tăng trưởng của chúng ta quá lớn. Chúng ta là nước nghèo nên muốn giàunhanh, cộng với thành tích xưa nay luôn gắn với tăng trưởng. Nhiều địa phươngkhoe tăng trưởng cao hơn bình quân cả nước. Đây là việc so sánh con gà với convịt.

- Ngoài những rủi ro trên, theoông, Việt Nam có thể còn phải đối mặt với những rủi ro nào?

-Theo tôi, rủi ro về cán cân thanh toán quốc tế cũng là vấn đề chúng ta cần phảitính tới. Đến tháng 6/2010, chúng ta có cán cân thặng dư tổng thể là 3,4 tỷ USDmặc dù là thâm hụt thương mại rất cao, gần 10% GDP. Nhưng khi đối chiếu lại sốliệu thì đến thời điểm này chúng ta đang thâm hụt 4 tỷ USD.

Do đó, việc tăng dự trữ ngoại hối theo chỉ đạo của Chính phủ là rất khó thựchiện được, nên áp lực lên thị trường ngoại hối là căng thẳng nhất.

Theo Bảo Anh
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.