Du lịch để phát triển làng nghề

Manh nha liên kết

Những năm gần đây, nhiều làng nghề truyền thống mai một do không tìm được đầu rasản phẩm. Sự phát triển của loại hình du lịch làng nghề đang là một xu hướng mớihứa hẹn sẽ mang lại sự liên kết để cùng khai thác tiềm năng.

Manh nha liên kết

An Giang có 29 làng nghề nổi tiếng có tuổi thọ vài chục đến vài trăm năm, đượcduy trì qua nhiều thế hệ. Tại thành phố Long Xuyên có các làng nghề trên dưới100 năm tuổi. Đó là những làng nghề se nhang, làm bánh tráng và làm lưỡi câu. Cókhoảng 1.000 hộ dân và 5.000 lao động trong các làng nghề.

Nổi tiếng nhất An Giang là các làng nghề rèn Phú Mỹ (huyện Phú Tân) hơn 110 nămtuổi và làng mộc Chợ Thủ (huyện Chợ Mới) có từ thế kỷ 18. Sản phẩm các làng nghềnày rất đa dạng, từ đồ dùng sinh hoạt đến tác phẩm nghệ thuật đều được chạm khắc,rèn giũa tinh vi từ những nguyên liệu có sẵn tại địa phương.

Bên cạnh đó là cáclàng nghề dệt thổ cẩm của người Chăm ở vàng Thất Sơn. Cư dân các làng nghề lamlũ này có đời sống rất khó khăn do thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ hẹp, hoạtđộng sản xuất chủ yếu là tâm huyết lưu giữ truyền thống.

Năm 2007, Sở Du lịch tỉnh An Giang thử nghiệm xây dựng những tour du lịch quacác làng nghề và mang lại thành công. Đến nay đã có 5 tuyến du lịch được xâydựng kết nối qua 12 làng nghề, tiếp thị được hình ảnh và tạo thêm đầu ra cho sảnphẩm.

Bà Bùi Thị Dung, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Công nghiệp (thuộc SởCông Thương An Giang), cho biết: An Giang có 29 làng nghề tiểu thủ công nghiệptruyền thống, trải đều ở 49 xã, phường trong tỉnh với 11.642 hộ dân tham gia,giải quyết việc làm cho 30.496 lao động.

"Việc kết nối thành công các làng nghềtạo ra một hướng đi mới cho việc bảo tồn và phát triển - Đây là tiềm năng, lợithế của địa phương để chủ động gắn kết làng nghề với phát triển du lịch, tạo đầura cho sản phẩm, góp phần khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống".

Du lịch để phát triển làng nghề
Làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), một trong những làng nghề khai thác du lịch thành công (Ảnh: Kiến Giang)

Ở Đồng Tháp, có 44 làng nghề truyền thống, trong đó có những làng nghề rất nổitiếng như nem Lai Vung, làng hoa Sa Đéc mỗi năm thu hút hàng trăm ngàn lượtkhách du lịch. Bà Nguyễn Thị Nga, Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Du lịch Đồng Thápcho biết: Chỉ riêng tour du lịch đến làng hoa Sa Đéc, công ty tổ chức cho gần1.000 khách tham quan mỗi tháng. Hiện công ty đang khảo sát xây dựng thêm nhiềutuyến du lịch để khai thác hết tiềm năng của các làng nghề khác.

Chưa xừng tiềm năng

Bà Bùi Thị Hồng Hà, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL An Giang cho biết: Mặc dù đã cóthành công ban đầu nhưng việc liên kết giữa du lịch và làng nghề vẫn chưa hiệuquả và xứng với tiềm năng. Điển hình như ở An Giang, số lượng làng nghề độc đáorất nhiều nhưng quá ít làng nghề được kết nối với du lịch.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến du lịch làng nghề gặp trở ngại, trong đó nhữngyếu kém nội tại của các làng nghề là rào cản chính. "Các làng nghề hầu hết đềucó cơ sở hạ tầng khó khăn, sản xuất theo thời vụ và quy mô nhỏ lẻ nên rất khókhai thác du lịch. Đặc biệt là nhân lực làng nghề hầu như không biết gì về dulịch và tiếp thị sản phẩm theo kênh này" - bà Hà phân tích.

Đơn cử như lụa TânChâu, một sản phẩm nghề nổi tiếng ở An Giang được nhiều khách du lịch hỏi muanhưng không tiếp thị ở các nhà hàng, khách sạn và các tour du lịch.

Du lịch để phát triển làng nghề

Bà Vũ Kim Anh, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL TPHCM chia sẻ: "Ở một thành phố lớn nhưTPHCM, có rất nhiều doanh nghiệp lữ hành và các loại hình phong phú nhưng việckết nối khai thác các làng nghề lâu nay chưa làm được". TPHCM có những làng nghềđộc đáo và lâu đời như làng hoa Gò Vấp, bánh tráng Củ Chi, da giày ở quận 4…chưa thể làm du lịch. Ngoài những yếu kém của làng nghề, hạ tầng giao thông ởcác làng nghề chưa hoàn thiện cũng gây không ít trở ngại.

Để phát triển du lịch làng nghề, theo ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty dulịch Lửa Việt, cần phải có sự đầu tư và chuyên nghiệp. "Ở nhiều nước, làng nghềdu lịch chịu sự quản lý trực tiếp của ngành du lịch, hoạt động chuyên nghiệp.Còn ở nước ta, có sự chồng chéo trong quản lý nên rất khó làm chuyên nghiệp được" -ông Mỹ nói.

Muốn phát triển du lịch làng nghề, trước tiên cần phải đầu tư hạ tầng giao thôngvà tính chuyên nghiệp ở các làng nghề. "Du lịch làng nghề không lo không cókhách, chỉ lo tiếp khách không nổi. Du lịch làng nghề là một xu hướng mới và cầnđến những con người tâm huyết để đầu tư khai thác" - ông Mỹ nói.

Theo Kiến Giang
Tiền phong



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.