Dựng hàng rào bảo vệ người tiêu dùng

Đã đến lúc cần dựng các hàng rào kỹ thuật chothương mại để bảo vệ lợi ích quốc gia và quyền lợi của người tiêu dùng.

Theo TS. Hồ Tất Thắng, Phó Chủtịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam, hàng nội đang chịu sứcép rất lớn từ hàng nhập lậu. Đã đến lúc cần dựng các hàng rào kỹ thuật chothương mại để bảo vệ lợi ích quốc gia và quyền lợi của người tiêu dùng.

Dựng hàng rào bảo vệ người tiêu dùng

TS. Hồ Tất Thắng, Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam

TS. Hồ Tất Thắng, Phó Chủ tịchHội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) cho rằng cuộc vậnđộng "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" là cơ hội cho các doanh nghiệpphát triển thị trường nội địa.

Nhiều doanh nghiệp dệt may, thủysản, gốm sứ thủy tinh, thực phẩm đã thành công trong sự phát triển thị trườngnội địa thông qua chương trình này.

Hiện trên 70% người tiêu dùngnước ta ở nông thôn, miền núi. Đây cũng là nơi dễ thâm nhập của hàng giả, hàngnhái, hàng kém chất lượng, mất an toàn.

Việc các doanh nghiệp trực tiếpđưa hàng về nông thôn, tổ chức các phiên chợ quê, phiên chợ hàng Việt giúp cácdoanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng, hiểu rõ nguyện vọng và sởthích tiêu dùng của họ.

Tuy nhiên, theo đại diệnVinastas, để cuộc vận động thành công, các cơ quan quản lý Nhà nước cần phối hợphoạt động, hoàn thiện hệ thống kiểm soát, lập hàng rào kỹ thuật cho thương mạiđể bảo vệ lợi ích quốc gia và quyền lợi của người tiêu dùng. Hiện chúng ta quảnlý chưa tốt hàng nhập khẩu và chưa có biện pháp hữu hiệu kiểm soát hàng nhập lậuqua biên giới.

Cũng là hàng Trung Quốc nhưng vàothị trường châu Âu, Mỹ thì chất lượng hoàn toàn khác. Trong khi nhiều loại hàngcó xuất xứ từ Trung Quốc vào Việt Nam chất lượng thường không bảo đảm. Sự khácbiệt rõ ràng xuất phát từ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và cách thức kiểm soátchất lượng hàng hóa của nước nhập khẩu.

Ở một khía cạnh khác, các doanhnghiệp trong nước sản xuất luôn bị đe dọa bởi hàng của nước ngoài giá rẻ, chấtlượng thấp, mất an toàn, hàng ế thừa hay gần hết hạn sử dụng tràn vào chiếm lĩnhthị trường.

Có thực tế Việt Nam xuất khẩuhàng thủy sản sang Mỹ, châu Âu và luôn bị ràng buộc bởi một hệ thống các tiêuchuẩn rất khắt khe, từ nhãn mác, xuất xứ nguồn gốc. Trong khi đó, Luật An toànthực phẩm của Trung Quốc có hiệu lực thi hành từ 1-6-2009 sẽ là rào cản lớn chothực phẩm Việt Nam. Các nhà nhập khẩu đòi hỏi Việt Nam phải thông báo xuất xứcác loại hoa quả, thủy sản đông lạnh. Họ làm vậy đối với hàng Việt Nam, tại saochúng ta không làm điều ngược lại?

Dễ dãi với hàng nhập khẩu

Theo ông Thắng, chúng ta quá dễdãi với hàng nhập khẩu, nhiều mặt hàng vào Việt Nam việc xử lý thông tin chậm,hậu quả là người tiêu dùng lãnh đủ vì mua hàng kém chất lượng, không an toàn,điển hình là vụ sữa, sản phẩm từ sữa có chứa melamine và hàng dệt may, đồ chơitrẻ em chứa phormadehite.

Ở các nước khi có thông tin vềhàng kém chất lượng, không an toàn, các cơ quan chức năng vào cuộc rất nhanh vàthường thì họ đưa thông tin cảnh báo trước khi người dân phát hiện.

Có người lo ngại nếu xây dựnghàng rào kỹ thuật chính hàng hóa của Việt Nam sẽ chịu tác động đầu tiên chứkhông phải là hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, điều này chỉ đáng lo ngại với cơ sở làmăn chộp giật, chạy theo lợi nhuận, còn đối với doanh nghiệp làm ăn chân chính,sản xuất bền vững thì rất thuận lợi, tránh được sự cạnh tranh không lành mạnh từhàng kém chất lượng. Doanh nghiệp tạo được niềm tin cho người tiêu dùng với hàngtrong nước đó mới thực sự là kích cầu nội.

"Đã gần hai năm trôi qua nhưngchúng ta vẫn chưa có hàng rào chặt chẽ để bảo vệ hàng trong nước cũng như ngănhàng kém chất lượng vào Việt Nam. Việt Nam đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn trongvòng 40 năm qua và hiện tại chúng ta có khoảng 6.000- 7.000 tiêu chuẩn quốc gia,tuy nhiên cần hiểu rằng hệ thống tiêu chuẩn đó chỉ mang tính định hướng"- ÔngThắng nói.

Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết từ năm 2003 đến 2008, hội đã tiếp nhận 1.146 vụ khiếu nại về chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Đa số khiếu nại là của người tiêu dùng nội thành và hầu như không có khiếu nại từ người tiêu dùng ở địa bàn nông thôn.

Tuy nhiên, việc người tiêu dùng nông thôn không đi khiếu nại không có nghĩa chất lượng hàng hóa, dịch vụ ở khu vực ngoại thành, các vùng nông thôn tốt hơn khu vực nội thành, đô thị.

TheoPhạm Tuyên
Dựng hàng rào bảo vệ người tiêu dùng

 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.