Được rót vốn, nhà ở xã hội sẽ khởi sắc?

Đây được coi là tin vui với thị trường nhà ở xã hội. Song một số chuyên gia và nhà đầu tư vẫn tỏ ra e ngại về tính khả thi của chính sách ưu đãi này.

Bộ Tài chính vừatrình Chính phủ dự thảo nghị định về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu.Theo đó, với dự án nhà ở xã hội, nhà đầu tư có thể vay tới 70% tổng vốn đầutư dự án trong thời hạn 12 năm.

Đây được coi là tin vui với thị trường nhà ở xã hội. Songmột số chuyên gia và nhà đầu tư vẫn tỏ ra e ngại về tính khả thi của chínhsách ưu đãi này.

Giá nào cho người thu nhập thấp?

UBND thành phố Đà Nẵng và Công ty đầu tư tài chính và bất động sản Vinconthuộc lớp tiên phong trong xây dựng nhà ở xã hội. Công ty Vincon đang xâydựng ba khu nhà ở xã hội A, B, C với 805 căn. Trong đó, khu A và B với diệntích hơn 16.700 m², hoàn thành tầng 6 - 7, khu C với diện tích 3.900 m², hoàn thành tầng 4. Diện tích mỗi căn hộ là52 m² và 65 m².
 
Ông Phạm Hữu Phùng, Phó tổng giám đốc phụ trách miền Trung, Công ty Vinconcho biết, theo phương án đầu tư của Vincon thì nhà đầu tư chịu trách nhiệm30% vốn, số còn lại là vay ưu đãi và huy động từ người mua.

Thế nhưng, dùcông trình đã hoàn thành khoảng 55 - 60% và nhận được khoảng 600 hồ sơ muanhà, nhưng nhà đầu tư vẫn chưa thể ký hợp đồng bán bất kỳ căn hộ nào chongười dân thật sự có nhu cầu. Về giá bán, thời điểm tháng 9.2009, Vincon cóvăn bản đề xuất giá bán nhà ở xã hội là 4,2 triệu đồng mộtm² nhưng do trượtgiá, Vincon vừa đề xuất lại giá bán là 5,2 triệu đồng.

Được rót vốn, nhà ở xã hội sẽ khởi sắc?
Dự án nhà ở xã hội của Công ty Vincon sắp hoàn thành nhưng vẫn chưa thể bán cho dân (Ảnh: Hoàng Táo)

Ông Phùng cho biết, hai khâu vướng mắc là chốt danh sáchđối tượng mua nhà và giá bán. Theo quy định, đối tượng và giá do UBND thànhphố Đà Nẵng phê duyệt. Đối tượng ưu tiên mua nhà ở xã hội là lực lượng vũtrang và cán bộ công nhân viên thành phố Đà Nẵng (chưa có nhà ở hoặc diệntích nhà ở dưới 5m²).

Đến nay, thành phố Đà Nẵng vẫn chưa phê duyệt xong đốitượng mua nhà. Hàng loạt nhà đầu tư ở các địa phương khác cũng triển khaixây dựng nhà ở xã hội, và hiện cũng đang vấp phải khó khăn như của Vincon.

Theo thống kê, hiện nước ta còn khoảng hơn 3 triệu người sống ở nhà tạm bợ.Tại Hà Nội, theo ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, đếnnăm 2015 dự kiến, thành phố cần khoảng 15.500 căn hộ bình quân70 m² vớitổng mức đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng. Ngoài ra, đến năm 2015 cũng cần 75.000căn hộ cho sinh viên và 28.750 căn hộ cho công nhân trên địa bàn thành phố.

Được vay 50 - 70%

Từ thực trạng trên, theo ông Tuấn, nếu triển khai vốn vay ưu đãi với lượnglớn đối với dự án nhà ở xã hội sẽ giải quyết được vấn đề khó khăn nhất mànhà đầu tư đang mắc phải đó là tình trạng khát vốn. Về vấn đề này, theo dựthảo nghị định, những dự án được vay vốn ưu đãi là dự án xây dựng nhà ở chosinh viên thuê, dự án nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp thuê, dựán nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

Được rót vốn, nhà ở xã hội sẽ khởi sắc?

Mức vốn mà chủ đầutư được xem xét vay đối với dự án nhóm A được tối đa bằng 50% tổng mức vốnđầu tư; bằng 60% tổng mức vốn đầu tư đối với dự án nhóm B và tới 70% đối vớidự án nhóm C. Đặc biệt, thời hạn cho vay của dự án nhà ở xã hội được xácđịnh theo khả năng thu hồi vốn của dự án, khả năng trả nợ của chủ đầu tưnhưng có thể kéo dài tới 12 năm.

Ông Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho rằng, đâylà chính sách rất tiến bộ và nhân văn giúp kích thích đầu tư vào thị trườngnhà ở xã hội vốn bấy lâu bị thờ ơ. Tuy nhiên, ông Võ cũng cảnh báo, cần đềphòng tiêu cực nảy sinh khi doanh nghiệp lách luật bằng cách dựng lên dự án“treo” để vay vốn rồi lại đầu tư vào lĩnh vực khác.

Còn ông Lương Trí Thìn,Tổng giám đốc Công ty địa ốc Đất Xanh thì cho rằng, quan trọng hơn là nhữngchính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi về quỹ đất sạch, giao cho cơ quan chứcnăng hạn định cấp phép xây dựng rõ ràng và nhanh gọn đối với các dự án nhà ởxã hội…

Theo T.Tuyết - H.Táo
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.