Khó ổn định lãi suất tiết kiệm

Lãi suất thực tế cao hơn mức lãi suất được thể hiệntrên sổ tiết kiệm. Ngân hàng sẽ phải lách luật để hợp thức hóa phần chênh lệch.

Lãi suất thực tế cao hơnmức lãi suất được thể hiện trên sổ tiết kiệm. Ngân hàng sẽ phải lách luật đểhợp thức hóa phần chênh lệch.

Tuy tín dụng tăng trưởngkhông đáng kể nhưng hiện không ít ngân hàng (NH) vẫn tiếp tục cuộc đua huyđộng vốn khiến lãi suất tiết kiệm rất khó ổn định.

Các ngân hàng “so găng”

Do trần lãi suất đầu vào bịkhống chế 10,5%/năm nên các NH lách quy định tiền gửi, đua nhau tặng vàng,tiền cho khách hàng.

Tuy nhiên, đối tượng “so găng”trên “võ đài” huy động vốn chủ yếu là các NH nhỏ. Người dân chỉ cần thôngbáo số tiền gửi 500 triệu đồng, lập tức nhân viên NH đến tận nhà mở sổ tiếtkiệm, lãi suất 13,5%/năm nhưng chứng từ chỉ thể hiện lãi suất 10,49%/năm;phần chênh lệch 3,01% lãi suất được NH chi trả ngay cho người gửi. Như vậy,lãi suất thực tế cao hơn mức lãi suất được thể hiện trên sổ tiết kiệm. NH sẽphải lách luật để hợp thức hóa phần lãi suất chênh lệch.

Để tạo sự khác biệt và thuhút người dân, một số NH huy động vốn có khuyến mãi bằng vàng, thậm chí cóNH đã mạnh tay tặng ngay 3 chỉ vàng (tương đương 8 triệu đồng) cho người gửitiết kiệm 1 tỉ đồng, kỳ hạn gửi 6 tháng trở lên.

Khó ổn định lãi suất tiết kiệm

Theo các chuyên gia, không nên duy trì quá lâu trần lãi suất tiết kiệm (Ảnh: H.Thúy)

Nhiều NH còn tung ra các loại hình tiết kiệm cókhuyến mãi bằng tiền, kỳ hạn gửi do NH ấn định,lãi suất 10,499%/năm và sẽ thay đổi theo định kỳ1 tháng, 3 tháng, 6 tháng... (nếu mặt bằng lãisuất tăng, NH sẽ tăng lãi suất cho người gửi vàngược lại) nhưng không tư vấn cho khách hàng mặtbằng lãi suất được xác định trên cơ sở nào.
 
Một số NH cũng khuyến khích người gửi tiết kiệmkỳ hạn dài bằng cách trả lãi ngay thời điểm gửitiền, đồng thời cho phép chọn định kỳ rút tiềntrước hạn. Do đó, khi NH điều chỉnh lãi suấttheo hướng giảm hoặc thay đổi điều kiện rút tiềntrước hạn rất dễ phát sinh mâu thuẫn hai bên.

Biến tướng nguồn vốn?

Trước thực trạng trên, một sốchuyên gia kinh tế cho rằng lãi suất trần tiết kiệm nên dỡ bỏ. Khi đó, cácNH thương mại sẽ chấm dứt tình trạng lách luật huy động vốn. Cơ quan quản lýsẽ giám sát, nắm bắt thông tin thị trường chính xác. Mặt khác, việc bỏ trầnlãi suất tiết kiệm còn tạo ra tính minh bạch trong huy động vốn và cho vay.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lạikhông tán thành việc dỡ bỏ trần lãi suất huy động vào thời điểm này vì cácNH sẽ đẩy lãi suất tiết kiệm lên cao hơn nữa (hiện lãi suất thực tế là12%-13,5%/năm). Thị trường tiền tệ có thể hỗn loạn theo hướng tiền từ NH nàychuyển dịch đến NH khác, buộc NH có mức lãi suất tiết kiệm thấp sẽ tăng lãisuất, mặt bằng lãi suất đầu vào có thể lên tới 14%-15%/năm, khiến mặt bằnglãi suất cho vay cán mức 19%-20%/năm, bất lợi cho nền kinh tế.

Trong khi đó, một số ngườitrong cuộc cho biết đang có hiện tượng một số NH nhỏ lách luật bằng cáchbiến số vốn đã huy động được thành vốn điều lệ, bởi theo quy định, cuối năm2010, mỗi NH phải có vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỉ đồng hoặc nguồn vốn ravào của NH đó đang gặp khó khăn phải “xé rào” huy động tiết kiệm từ dân cưđể trả nợ vay NH bạn. Chính vì thế, NH Nhà nước đã tuyên bố tiến hành thanhtra toàn diện các NH có tỉ lệ vốn vay NH bạn lớn hơn 20% số vốn huy động từdân cư và doanh nghiệp.

Trần lãi suất đầu vào nên nới rộng

Thực tế cho thấy thị trường chỉ thực sự khát vốn lãi suất thấp vì với lãi suất cho vay 17%-18%/năm, bên vay cần bao nhiêu vốn, NH cũng sẵn sàng đáp ứng. Do đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng việc nới rộng trần lãi suất đầu vào phải được tính đến, mức lãi suất hợp lý là 12%/năm. Các NH cho vay với lãi suất 15%- 16%/năm vẫn có lãi. Doanh nghiệp cũng có thể chấp nhận được. Khi đó, thị trường lãi suất sẽ ổn định bởi lợi ích giữa người gửi tiền, người vay tiền và NH đã được dung hòa. Điều mà cơ quan quản lý cần lưu ý là trần lãi suất tiết kiệm không nên duy trì quá lâu và phải được dỡ bỏ khi các NH thương mại có dấu hiệu hoạt động lành mạnh, cạnh tranh công bằng theo đúng luật định.

Theo Thy Thơ
Khó ổn định lãi suất tiết kiệm



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.