Mạnh tay với lãnh đạo DN Nhà nước vi phạm tài chính

Bộ Tài chính đã hoàn thành dự thảo quy chế tăng cường các chế tài xử lý cụ thể đối với ban lãnh đạo doanh nghiệp, chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước khi vi phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ giám sát tài chính.

Bộ Tài chính đã hoàn thành dựthảo quy chế tăng cường các chế tài xử lý cụ thể đối với ban lãnh đạo doanhnghiệp, chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước khi vi phạm hoặc không hoànthành nhiệm vụ giám sát tài chính.


Ngày 15/2, Văn phòng Chính phủ và Ngân hàng Thế giới(WB), nhà đầu tư đa phương lớn nhất cho Việt Nam đã cùng phối hợp tổ chứcphiên hội thảo quốc tế về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).

Tại hội thảo, báo cáo giám sát tài chính của Cục Tàichính doanh nghiệp nêu rõ, qua thực tiễn cho thấy, các quy định hiện hành vềgiám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN còn bất cập, chưa thực sự tạocơ chế hiệu quả để kịp thời phát hiện và cảnh báo cho chủ sở hữu doanhnghiệp về những nguy cơ, dấu hiệu rủi ro về tài chính.

Mạnh tay với lãnh đạo DN Nhà nước vi phạm tài chính
Rất ít DNNN công bố báo cáo tài chính (ảnh minh họa).

Theo đó, “thực tiễn trong thời gian vừa qua, một sốdoanh nghiệp có vốn nhà nước bị lâm vào tình trạng mất cân đối tài chínhnghiêm trọng, mặc dù đã có cảnh báo từ các cơ quan quản lý nhà nước songdo việc phân công trách nhiệm giám sát của các cơ quan đại diện chủ sởhữu chưa rõ ràng, chế tài xử lý chưa cụ thể và chưa đủ mạnh nên việckhắc phục tình hình tài chính tại các doanh nghiệp này chậm hoặc thậmchí xấu đi, doanh nghiệp thua lỗ nặng lâm vào tình trạng phá sản”.

Cục này đề nghị cần có một quy chế giám sát mới mà tạiđó, phân định rõ quyền, trách nhiệm chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước,chủ sở hữu và ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Hiện, Bộ Tài chính đã tổng hợp và hoàn thiện dự thảo “Quychế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệpdo nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước” trình Thủ tướngphê duyệt ban hành.

Trong dự thảo này, Quy chế mới sẽ tăng cường các chế tàixử lý cụ thể đối với ban lãnh đạo doanh nghiệp, chủ sở hữu và cơ quan quảnlý nhà nước khi vi phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ giám sát tài chínhdoanh nghiệp.

Cụ thể, đưa ra các chế tài xử lý cụ thể khi người quản lýdoanh nghiệp (người đại diện), chủ sở hữu (Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh,thành phố, Bộ Tài chính) và cơ quan quản lý nhà nước về tài chính doanhnghiệp chưa làm tròn trách nhiệm về giám sát tài chính theo quy định.

Hệ thống chế tài được thiết kế cụ thể, đủ mạnh và rõ ràngđối với các trường hợp vi phạm, đồng thời gắn với quyền và tránh nhiệm củatừng chủ thể giám sát: doanh nghiệp, chủ sở hữu và cơ quan quản lý về tàichính doanh nghiệp để đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể.

Hàng loạt lãnh đạo bị “trảm”

Những vấn đề về DNNN thời gian gần đây được đề cập mạnhmẽ trong bối cảnh hệ thống công ty, tập đoàn nhà nước buộc phải cải tổ toànbộ. Đây cũng là năm bản lề thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế.

Hàng loạt lãnh đạo đã bị rơi vào vòng lao lý do khôngtuân thủ các quy định nhà nước về quản lý doanh nghiệp. Riêng vụ sai phạmtại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã phải huy động cơquan công an 7 tỉnh tham gia điều tra. 11 bị can bị truy tố về tội “cố ý làmtrái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiệm trọng”.Trong vụ việc này, hiện 2 bị can vẫn đang bỏ trốn và bị truy nã quốc tế.

Trong một trường hợp khác với mức độ nhẹ hơn, mới đây,Thủ tướng đã ký quyết định thôi chức chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam(EVN) đối với ông Đào Văn Hưng do công tác điều hành yếu, khiến hoạt độngcủa EVN trong nhiều lĩnh vực chưa thực sự hiệu quả, chẳng hạn như trường hợpsản xuất – kinh doanh yếu kém tại EVN Telecom.

Kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính năm 2010 của Tậpđoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Kiểm toán Nhà nước xác định lỗ trong sản xuấtkinh doanh của EVN lên đến trên 8.400 tỉ đồng. Cộng với khoản lỗ do chênhlệch tỉ giá hơn 17.000 tỷ đồng, tính đến hết năm 2010, EVN lỗ trên 25.000 tỷđồng.

Tính đến thời điểm 31/12/2011, nợ phải trả của EVN lênđến gần 240.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ phải trả cao gấp 4,22 lần vốn chủ sở hữu,vượt quá mức giới hạn theo quy định của Chính phủ là không quá 3 lần.

Và với những chế tài xử phạt chặt chẽ hơn, nghiêm khắchơn trong thời gian tới, nếu các DNNN vẫn còn hoạt động kém hiệu quả nhưhiện nay và vẫn vi phạm về đầu tư – tài chính thì sẽ còn nhiều vị lãnh đạokhác phải “đứng mũi chịu sào”.

Theo Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.