Một dự án ở Thanh Hóa: 6 năm “tắc” vì thủ tục

Nhưng câu chuyện về Dự án “xây dựng cơ sở chế tạo thùng xe ôtô vận tải, chế tạo máy nông nghiệp, dạy nghề cơ khí và sửa chữa ôtô” của Cty TNHH ôtô Mạnh Hùng tại Quảng Thịnh, Quảng Xương, Thanh Hóa bị kéo dài tới 6 năm và đang có nguy cơ “chết yểu” đã khiến DN và dư luận địa phương không khỏi băn khoăn.

Cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) đang là một chủ trương được các bộ,ngành và địa phương đồng lòng hưởng ứng với những cam kết mạnh mẽ và quyếtliệt.

Nhưng câu chuyện về Dự án “xây dựng cơ sở chế tạo thùng xe ôtô vận tải,chế tạo máy nông nghiệp, dạy nghề cơ khí và sửa chữa ôtô” của Cty TNHH ôtôMạnh Hùng tại Quảng Thịnh, Quảng Xương, Thanh Hóa bị kéo dài tới 6 năm vàđang có nguy cơ “chết yểu” đã khiến DN và dư luận địa phương không khỏi bănkhoăn.

Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng và tay nghề cao, dự án dự kiến sẽdào tạo hàng trăm thợ cơ khí cho các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đặcbiệt khi đi vào hoạt động, dự án cũng tạo công ăn việc làm ổn định, có thu nhậpcao cho hơn 150 lao động trên địa bàn. Người dân xã Quảng Thịnh đang thấp thỏmmong đợi từng ngày dự án triển khai, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dânđịa phương.

Dân ủng hộ, Chinh phủ khuyến khích

Dự án đã được triển khai từ tháng 5/2004 với Quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóachấp thuận cho thuê hơn 17 nghìn m2 đất tại xã Quảng Thịnh, Quảng Xương, ThanhHóa. Nhưng cũng phải đến năm 2007, dự án mới chính thức được phê duyệt mặt bằngxây dựng.

Sau nhiều năm bị kéo dài thời gian với những lý do khác nhau, quý3/2009, Cty Mạnh Hùng tiếp tục có tờ trình xin nâng cấp, mở rộng dự án và tăngvốn đầu tư từ 15 tỷ đồng lên 295 tỷ đồng đổi tên thành “Khu liên hợp sản xuất vàdạy nghề cơ khí công nghệ cao”.

Xuất phát từ mục tiêu phát triển công nghiệp kết hợp với đào tạo nghề cơ khí vềvùng nông thôn nông nghiệp, dự án đã nhận được sự ủng hộ tích cực của nhiều cơquan tổ chức ở trung ương cũng như bà con nông dân tại địa phương. Đại diện chomột tổ chức có uy tín của Nhật Bản cũng đã sang tận nơi và đồng ý cung ứng thiếtbị và nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho dự án.

Trong khi Chính phủ phải chi gần 2 tỷ USD cho hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệpnông thôn, dự án được xem như một mô hình xã hội hóa đào tạo nghề hiệu quả tạiđây.

Một dự án ở Thanh Hóa: 6 năm “tắc” vì thủ tục
Khu đất của Dự án “xây dựng cơ sở chế tạo thùng xe ôtô vận tải, chế tạo máy nông nghiệp, dạy nghề cơ khí và sửa chữa ôtô” dù đã giải phóng mặt bằng nhưng vẫn chưa thể thực hiện

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - GĐ Cty TNHH ôtô Mạnh Hùng: sự ủng hộ nhiệt tìnhcủa bà con nông dân Quảng Thịnh thể hiện rõ qua việc bồi thường giải phóng mặtbằng dự án. Hiếm có dự án nào có thể hoàn tất bồi thường giải phóng mặt bằngtrong vòng chưa đầy 2 tháng. Kể từ khi Sỏ Xây dựng Thanh Hóa ra “tối hậu thư”đầu tháng 10/2009 yêu cầu DN phải hoàn tất thủ tục trước ngày 9/12/2009, DN đãhoàn tất thủ tục bồi thường và các thủ tục liên quan trước 10 ngày.

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số tiền Cty Mạnh Hùng đã đầu tư vào dự ánkhoảng trên 5 tỷ đồng. Cty đã hoàn thành toàn bộ các yêu cầu của các sở banngánh Thanh Hóa như: giấy phép đầu tư, thủ tục về phòng cháy, chữa cháy, giấyxác nhận môi trường và hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng cho gần 40 hộ dân,các hồ sơ chuyển nhượng đất, nộp thuế trước bạ, thuế thu nhập cá nhân để đượclàm thủ tục thuê đất... 

“Tắc” ở địa phương

Tuy nhiên, sự nỗ lực hoàn thành dự án của Cty đã hoàn toàn trở nên vô nghĩa khicác cơ quan chức năng không có thiện chí. Theo phản ánh của ông Nguyễn Mạnh Hùng,Sở Xây dựng liên tiếp ra nhiều công văn, bắt bẻ những chi tiết nhỏ đề đình chỉdự án như: Tên công trình không phù hợp với nội dụng được duyệt tại mặt bằng quyhoạch; nội dung thiết kế cơ sở công trình chưa đúng với quy định; chưa xác địnhcụ thể các chức danh tư vấn kèm...

Một dự án ở Thanh Hóa: 6 năm “tắc” vì thủ tục

Thực tế để bắt lỗi từ những chi tiết nhỏ không quan trọng của hồ sơ thì cũngchẳng khác nào... cái mẹo hành DN. Theo Luật sư Lê Quốc Hiền- Trưởng văn phòngluật Quốc Tín: “Với lý do tên công trình không phù hợp mặt bằng quy hoạch, cụthể là tên của dự án mới được Cty Mạnh Hùng nâng cấp, mở rộng có nội dung dạynghề nhưng mặt bằng quy hoạch lại không có nội dung này nên Sở Xây dựng khôngchấp nhận.

Đây là lỗi của Sở Xây dựng, bởi vì nội dung dạy nghề của dự án đã cótrong văn bản chấp thuân địa điểm của tỉnh năm 2004. Đến tháng 9/2009, Cty MạnhHùng có tờ trình xin nâng cấp, mở rộng dự án “Khu liên hợp SX và dạy nghề cơ khícông nghệ cao” là có cơ sở đã được Sở KH &ĐT trả lời tại Công văn số 2373 ngày22/12/2009 là phù hợp với chính sách của Nhà nước.

Tại biên bản hội nghị ngày9/4/2010, Sở Xây dựng thừa nhận thiếu sót của mình vì đã không hướng dẫn DN bổsung cụm từ “dạy nghề”. Vậy cơ quan quản lý phải hướng dẫn DN hoàn thiện hồ sơđể dự án nhanh chóng được triển khai, chứ sao lại chỉ vì những chi tiết nhỏ củathủ tục mà hủy bỏ cả dự án ?

Tuy nhiên, Sở Xây dựng vẫn tham mưu cho UBND tỉnh ra Công văn 334 ngày1/1/2010 tạm dừng dự án khiến dự án có nguy cơ “chết yểu”, DN thì đứng bênbờ “phá sản”. Tính đến nay gần 7 tháng, việc khiếu nại của Cty Mạnh Hùng vẫnchưa được giải quyết dứt điểm.

Trao đổi vớichúng tôi, ông Hùng than thở: “tâmhuyết bao năm đầu tư về quê nhà của tôi có nguy cơ tan thành mây khói. Mộtsố người bạn chủ DN của tôi biết chuyện đều cảm thấy nản lòng. Có người cònnói, đừng dại mà đầu tư vào Thanh Hóa”.

Theo Khắc Lãng - Bá Tú
Diễn đàn doanh nghiệp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.