Tái cấu trúc kinh tế và chuyện “đòi nợ” tại nghị trường

Đó là phát biểu liên quan đến đề án tái cấu trúc nền kinh tế của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội, được truyền hình trực tiếp tới đông đảo công chúng chiều 275. Tái cấu trúc nền kinh tế là vấn đề được một số vị đại biểu Quốc hội đặt ra từ kỳ họp thứ tư, vào cuối năm 2008

Chính phủ đã thông qua, nhưng“Quốc hội không đặt vấn đề, nên chúng tôi cũng không báo cáo với Quốc hội”.

Đó là phát biểu liên quan đến đề án tái cấu trúc nền kinh tế của Bộ trưởng Bộ Kếhoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinhtế - xã hội, được truyền hình trực tiếp tới đông đảo công chúng chiều 27/5.

Tái cấu trúc nền kinh tế là vấn đề được một số vị đại biểu Quốc hội đặt ra từ kỳhọp thứ tư, vào cuối năm 2008. Và, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam gặp nhiều khókhăn, vấn đề này càng được đặc biệt quan tâm tại kỳ họp thứ sáu, diễn ra cuốinăm ngoái.

Trước khi diễn ra kỳ họp thứ sáu, ngày 8/10/2009, Thủ tướng Chính phủ cũng đãphân công Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị trình Quốc hội đề án tái cấutrúc nền kinh tế theo hướng cạnh tranh trong giai đoạn hậu suy giảm kinh tế,ngay tại kỳ họp này.

Theo lời giới thiệu tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ, thì đề án này "sẽ tậptrung đánh giá tác động của khủng hoảng và dự báo những biến đổi của kinh tếtoàn cầu, mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường để qua đó xác định mô hìnhphát triển và các nội dung tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam".

Kỳ họp Quốc hội thứ sáu được khai mạc vào ngày 20/10/2009, hai ngày sau bắt đầucác phiên thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế, xã hội. Nhiều đại biểu đã đềnghị cần bắt tay tái cấu trúc nền kinh tế ngay trong năm 2010 và tỏ ra sốt ruộtkhi chưa có trong tay đề án về vấn đề này của Chính phủ.

Và đến ngày 27/10/2009, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tạihội trường của Quốc hội (được truyền hình trực tiếp), có vị đại biểu đã nêu vấnđề: đề án tái cấu trúc nền kinh tế đang ở đâu, và cần được gửi sớm để đại biểucó đủ cơ sở, xem xét, góp ý cho kế hoạch năm 2010.

Tái cấu trúc kinh tế và chuyện “đòi nợ” tại nghị trường

Tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho biết: Sẽ trình Quốc hội đề án tái cấu trúc nền kinh tế, sau khi Chính phủ thông qua

Câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc vào đầu phiên thảoluận hôm sau là: “Đây là vấn đề lớn nên Chính phủ cần có thời gian xem xét thêm,tháng 11, 12 sẽ trình Chính phủ thông qua, sau đó mới trình Quốc hội”.

Theo giải thích của Bộ trưởng thì “vấn đề này thực ra vẫn đang được thực hiệnnhưng mức độ thế nào, cách thức ra sao thì cần hệ thống lại toàn bộ tại đề ánnày. Hiện đề án đang được hoàn tất, đang lấy ý kiến các nhà quản lý, nhà khoahọc để trình ra Chính phủ”.

Tuy nhiên, ngay trong thời gian diễn ra kỳ họp thứ sáu, các vị đại biểu Quốc hộicũng đã nhận được bản đề án sơ thảo với yêu cầu không đăng báo, không đưa lênmạng. Và vì vậy, nội dung của tài liệu này cũng chưa được thông tin rộng rãi.

Gần 6 tháng trôi qua, kỳ họp Quốc hội thứ bảy đã đến, trong lúc nền kinh tế vẫncòn đó những bất ổn tiềm ẩn. Thảo luận tổ về tình hình kinh tế xã hội, không ítđại biểu nóng lòng. Rằng, lúc khó khăn thì “nóng” lên việc tái cơ cấu nền kinhtế, Chính phủ cũng giao làm cả một đề án, nhưng nay thì có vẻ đã rơi vào quênlãng.

Bản tập hợp nội dung  thảo luận tại cũng nêu rõ ý kiến của các vị đại biểu Quốchội về nội dung này. Rất nhiều thành viên Chính phủ cũng đã tham dự thảo luậntại các tổ, đã đọc bản tập hợp ý kiến này. Nhưng bản đề án mà đại biểu quan tâmđang ở đâu thì vẫn chỉ là câu hỏi.

Vì vậy, dù đã phát biểu ở tổ, song đến chiều 27/5/2010, khi thảo luận tại hộitrường, đại biểu Trần Du Lịch vẫn tiếp tục nhắc: “Nhiều lần Quốc hội đã đề cậpvấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, nhất là giai đoạn hậu khủng hoảng. Kỳ họp thứsáu vừa qua Chính phủ cũng đưa ra một dự thảo cho Quốc hội xem nhưng tới kỳ nàythì không thấy đề án đâu nữa, tôi nghĩ Chính phủ vẫn nợ Quốc hội”.

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc trả lời: “Trong phiên họp tháng 3, Chính phủ đã thảo luậnvà cho ý kiến về vấn đề này. Trong kỳ họp này, Quốc hội không đặt vấn đề, nênchúng tôi cũng không báo cáo với Quốc hội về báo cáo chính thức mà Chính phủ đãthông qua”.

Cũng theo Bộ trưởng Phúc thì vừa rồi Thủ tướng Chính phủ đã kết luận vấn đề táicấu trúc nền kinh tế là một quá trình, cho nên những vấn đề đặt ra trong báo cáotái cấu trúc nền kinh tế sẽ được thể hiện trong chiến lược phát triển kinh tế xãhội 10 năm và trong kế hoạch 5 năm, thể hiện ở trong ba đột phá của chiến lược.Đó là phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng và thứ ba là vấn đềthể chế.

“Nếu Quốc hội đặt vấn đề, chúng tôi sẵn sàng gửi báo cáo mà đã được Chính phủthông qua tới các vị đại biểu Quốc hội”, Bộ trưởng Phúc nói. Song theo ông, “cólẽ hiệu quả nhất” là do sau này Quốc hội còn thảo luận về kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội 5 năm mà chắc chắn kỳ họp tới đây Chính phủ sẽ trình Quốc hộithông qua, nên nội dung mà tái cấu trúc nền kinh tế sẽ lồng ghép và thể hiện ởtrong đó.

Bộ trưởng Phúc kết thúc phần phát biểu của thì thời gian của một ngày thảo luậncũng đã hết, dù còn tới 23 vị đại biểu đã đăng ký nhưng chưa được thể hiện chínhkiến. Và vì thế, cũng không có vị đại biểu nào có cơ hội trao đổi lại ngay nhữngvấn đề ông đã đề cập như với một số vị bộ trưởng khác.

Song, những ghi nhận sau đó cho thấy không ít băn khoăn của đại biểu và của cảcử tri từ câu trả lời của Bộ trưởng. Vì như đã nói, tại kỳ họp thứ sáu, chính Bộtrưởng Phúc đã khẳng định “sẽ chờ Chính phủ thông qua sau đó sẽ trình Quốc hội”.

Như vậy, theo thông tin từ Bộ trưởng Phúc, bản đề án chính thức mà Quốc hội mongchờ đã được Chính phủ thông qua hai tháng trước khi kỳ họp thứ bảy diễn ra. Nóinhư nhiều đại biểu thì Chính phủ còn đang “nợ” Quốc hội đề án này. Vậy nhưng khiđại biểu hơn một lần “đòi nợ” thì Bộ trưởng nêu lý do “Quốc hội không đặt vấn đề”.

Tuy nhiên, có thể hiểu sự sốt ruột “đòi nợ” của nhiều vị đại biểu Quốc hội thựcra cũng không hẳn xuất phát từ lời hứa của người đứng đầu cơ quan được Thủ tướnggiao chuẩn bị đề án trình Quốc hội.

Mà chính là vì, tái cấu trúc nền kinh tế “là vấn đề quan trọng, cấp thiết từthực tiễn nền kinh tế nước ta trong giai đoạn khắc phục hậu quả của khủng hoảngkinh tế hiện nay”, như bản tập hợp ý kiến thảo luận tổ mà đoàn thư ký kỳ họp gửiđến tận tay từng vị đại biểu Quốc hội đã nhấn mạnh.

Theo Minh Thúy
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.