- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tái cơ cấu nền kinh tế: Phải bắt đầu từ doanh nghiệp nhà nước
“Sự kiện Vinashin” mớiđây cho thấy, đã đến lúc phải ráo riết tái cơ cấu các tậpđoàn, TCty nhà nước.
Tại anh…
Cuộc đại phẫu Vinashin chắc chắn chưa thể dừng lại ở các quyết định của Thủtướng Chính phủ về việc điều chuyển một số dự án của Vinashin cho các chủđầu tư khác. Gánh nặng nợ nần của Vinashin, cho dù sẽ bớt đi chút ít khi cáchoạt động điều chuyển này được hoàn tất, song sẽ đặt các vị trí lãnh đạođiều hành của doanh nghiệp này lên “ghế nóng”.
Trong trao đổi với báo giới mới đây về các kế hoạch tiếp theo của Vinashin, Tổnggiám đốc điều hành mới, ông Trần Quang Vũ, tiết lộ, sẽ có thêm những đề xuất chủđộng tương tự từ phía Vinashin. Có nghĩa là sẽ có những dự án của Vinashin đượcrao bán. Mục tiêu mà vị Tổng giám đốc điều hành mới đặt ra cho quá trình tự cơcấu lại này là thu hồi vốn về, tập trung vào đóng tàu và chế tạo thiết bị, củngcố bộ máy cho phù hợp chiến lược phát triển mới.
Ông Vũ cũng cho biết, trongcuộc họp đầu tiên của ông trên cương vị mới, lệnh kiểm soát chặt chẽ và yêu cầumọi người từ lãnh đạo cao nhất trở xuống trong 3 tháng tới làm việc với cường độcao nhất để phục hồi sản xuất… đã được đưa ra.
Các động thái vào thời điểm này hoàn toàn ngược lại với sự “bành trướng” cả vềquy mô và ngành nghề kinh doanh của chính tập đoàn này vài năm về trước. Khi đó,những cảnh báo về rủi ro đối với các quyết định đầu tư ngoài ngành tràn lan củakhông chỉ Vinashin mà cả các tập đoàn nhà nước khác đã bị người ta bỏ ngoài taido sức hút của lợi nhuận và vòng xoáy của thị trường.
Vào thời điểm đó, trongkhá nhiều cuộc bàn thảo về trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước với vai trò chủđạo trong nền kinh tế, nhiều vị lãnh đạo các tập đoàn nhà nước tỏ thái độ rấtbức xúc với quan điểm cho rằng cần giới hạn việc đầu tư kinh doanh của doanhnghiệp nhà nước. Theo các vị lãnh đạo này, bản chất của doanh nghiệp là mở rộngthị trường, tìm kiếm lợi nhuận, và đương nhiên doanh nghiệp nhà nước cũng khôngthể nằm ngoài quy luật này.
… Tại ả
Điều đáng nói là, song hành với thực tế này, những lấn cấn trong tiêu chí hoạtđộng của doanh nghiệp nhà nước, cơ chế giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động củakhu vực doanh nghiệp này càng khiến hoạt động của họ trở nên phức tạp.
Cũng phảinói rõ là, dù mục tiêu của việc hình thành tập đoàn kinh tế nhà nước là khá rõràng, đó là nhằm đảm bảo các cân đối lớn, tạo động lực cho phát triển kinh tế,thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị gia tăng…, song các tập đoàn kinh tế nhànước trong suốt thời gian dài vẫn hoạt động theo mô hình thí điểm với khá nhiềuquyết định mang tính đặc thù.
Không quản lý chặt dòng tiền FDI sẽ khó điều hành chính sách tiền tệ |
Ngay cả các nỗ lực cải thiện quản trị doanh nghiệp,trong đó tách bạch triệt để giữa quản lý nhà nước và chủ sở hữu nhà nước cũngchỉ dừng lại trên các văn bản. Mô hình SCIC - được xây dựng để đóng vai trò đạidiện chủ sở hữu phần vốn nhà nước - không đủ tầm để bao quát tới các tập đoàn,tổng công ty lớn. Chính sự rối rắm trong vai trò sở hữu hay quản lý nhà nướcgiữa các bộ, ngành quản lý, khiến cơ chế giám sát, kiểm soát của chủ sở hữu vớidoanh nghiệp nhà nước trở nên không dễ thực hiện.
Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Vinashin rơi vào tình cảnhkhó khăn hiện nay.
Cho dù có quan điểm cho rằng, việc giải cứu Vinashin có thểsẽ đem lại những khó khăn cho các doanh nghiệp tiếp nhận các dự án được chuyểngiao từ phía Vinashin, song phải thừa nhận rằng, với vai trò chủ sở hữu, Nhànước - mà Chính phủ là người đại diện - đã chọn giải pháp phù hợp khi chia nhỏVinashin, dồn lực vào những Nam Triệu, Hạ Long, Phà Rừng… để vực dậy cả ngànhcông nghiệp đóng tàu Việt Nam vừa mới ghi tên mình vào bản đồ của ngành côngnghiệp đóng tàu thế giới.
Và cái khó của DN
|
Quan điểm lâu nay của một số chuyên gia kinh tế là nhà nước chỉ nên đầu tư vàonhững gì khu vực khác không đủ sức làm, hoặc không muốn làm. Ông Trần Du Lịch,chuyên gia kinh tế thậm chí cho rằng, doanh nghiệp nhà nước không nên chạy theocạnh tranh như hiện nay mà nên tham gia vào nhiệm vụ bổ khuyết cho thị trường,có nghĩa là cái gì thị trường làm tốt rồi thì nhà nước không nên tham gia.
Vớiquan điểm này, việc đánh giá hiệu quả dự án của khu vực nhà nước có lẽ sẽ khôngdừng lại ở hiệu quả tài chính mà phải là hiệu quả kinh tế. Như vậy, các quyếtđịnh lựa chọn dự án đầu tư của doanh nghiệp khu vực này sẽ phải thay đổi.
Điều này buộc tư duy chính sách đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng phảithay đổi tương ứng. Khi đó, các quyết định đầu tư, kinh doanh, lựa chọn ngànhnghề, lĩnh vực kinh doanh của khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ khó va chạm vớicác doanh nghiệp khác.
Câu chuyện các tập đoàn kinh tế than thở vì khó làm ăntrong cơ chế “một cổ nhiều tròng” trong khi các doanh nghiệp khu vực tư nhânluôn tị nạnh vì sự hơn phân của các doanh nghiệp nhà nước trong tiếp cận với cáccơ chế ưu đãi… sẽ không còn cơ sở.
|
Trong quyết định liên quan đến Vinashin của Thủ tướng Chính phủ, có thể thấy rõchủ sở hữu nhà nước đang sử dụng công cụ của mình là doanh nghiệp nhà nước đểđạt mục tiêu là phát triển ngành công nghiệp đóng tàu.
Tất nhiên, đi kèm vớiquyết định điều chuyển các dự án là những yêu cầu giám sát chặt chẽ tình hìnhtài chính, hoạt động của doanh nghiệp cũng như các vấn đề nhân sự của doanhnghiệp. Nhìn rộng ra, với các quyết định tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước kiểunày, hy vọng sẽ có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh của khu vực đang nắmtrong tay một nguồn lực lớn của quốc gia này.
Cũng phải thừa nhận rằng, khó khăncho bộ máy lãnh đạo mới của Vinashin trong thời gian tới đây là khi các cơ chếkiểm soát chặt chẽ hơn được thực thi, nếu như không có tiêu chí rõ ràng để đánhgiá hiệu quả của các vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp, cũng như vị trí đạidiện chủ sở hữu, kiểm soát viên trong doanh nghiệp, rất khó có động lực cho cáccá nhân này làm việc.
Hơn thế, ngay cả tiêu chí để đánh giá, so sánh các hoạtđộng giám sát của các bộ, ngành trong vai trò đại diện chủ sở hữu nhà nước trongdoanh nghiệp cũng chưa rõ ràng.
Nhân đây có lẽ cũng cần có tầm nhìn dài hạn hơn cho tập đoàn này khi ông Vũ chobiết Vinashin vẫn sẽ kinh doanh đa ngành đa nghề, với lý do đây là quy luật pháttriển. Tất nhiên, ông Vũ cho biết, tập đoàn ông chỉ đầu tư ra ngoài ngành kinhdoanh chính bằng phần lãi làm ra chứ không phải bằng vốn vay. Trước mắt,Vinashin hiện đang dựa trên nền tảng hoạt động từ vốn vay nên chỉ tập trung vàođóng tàu, sửa chữa tàu và chế tạo thiết bị cho tàu thủy.
Có lẽ sẽ còn phải bàn nhiều về chiến lược phát triển của các tập đoàn, doanhnghiệp mà nhà nước nắm giữ 100% vốn trong giai đoạn tới đây, song rõ ràng, nếukhông xác định rõ mục tiêu hoạt động, trách nhiệm của khu vực doanh nghiệp nàyvới mục tiêu phát triển quốc gia thì việc kiểm soát hoạt động của họ khó có thểđạt hiệu quả như mong muốn, đặc biệt là kể từ sau ngày 1/7, khi mà toàn bộ cáctập đoàn, TCT nhà nước phải chuyển đổi sang loại hình công ty TNHH một thànhviên.
Bởi, lúc đó quyền tự quyết của lãnh đạo các doanh nghiệp này là lớn hơnnhiều so với hiện nay.
Doanh nhân
-
Mua sắm5 giờ trướcGiá căn hộ cao cấp, hạng sang ở TP.HCM đã lên mức cao kỷ lục, dao động từ 120 triệu đến khoảng 600 triệu đồng/m2 khiến người có thu nhập cao cũng khó mua được.
-
Mua sắm7 giờ trướcTừng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
-
Mua sắm11 giờ trướcGiá dưa hấu rớt thê thảm, khiến mỗi hộ nông dân thua lỗ hàng trăm triệu đồng... Nhiều quả dưa to đẹp bị vứt đầy đồng.
-
Mua sắm11 giờ trướcNhững bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới.
-
Mua sắm15 giờ trướcSáng nay (22/11), giá vàng tiếp tục tăng mạnh nửa triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn trên mốc 85 triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm15 giờ trướcBlack Friday được coi là dịp giảm giá mạnh nhất năm. Vậy Black Friday 2024 là ngày nào để giúp mọi người có thể mua được những món đồ yêu thích với mức giá hấp dẫn?
-
Mua sắm18 giờ trướcDự kiến, từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, từ đó tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.
-
Mua sắm19 giờ trướcNghe ngóng giá vàng giảm, nhiều khách hàng vội mang vàng đi bán. Mấy ngày sau, giá vàng lại đảo chiều đi lên khiến không ít người chịu thiệt hại hàng chục triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm1 ngày trướcDám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
-
Mua sắm1 ngày trướcTừ 15h hôm nay (21/11), giá xăng giảm nhẹ, trong khi giá các loại dầu tăng giảm trái chiều nhưng cũng không đáng kể.
-
Mua sắm1 ngày trướcSáng 21/11, Quốc hội thảo luận về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
-
Mua sắm1 ngày trướcChỉ vì không để ý thông báo từ ngân hàng về việc thay đổi chính sách thu phí dịch vụ SMS Banking, không ít khách hàng phải “ngậm đắng nuốt cay” trả một khoản tiền lớn.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá vàng miếng SJC lên cao nhất trong 3 tuần qua, bỏ xa mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn 99,99 cũng nhảy vọt.
-
Mua sắm1 ngày trướcTừ đầu năm đến nay, Trung Quốc giảm ăn hàng Thái Lan nhưng lại tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng Việt Nam. Chỉ trong một tháng, quốc gia tỷ dân này đã vung hơn 16.000 tỷ đồng mua “vua trái cây Việt”.