- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tái cơ cấu Vinashin: Cuộc thay đổi nào cũng kèm chấn động
Sau cuộc trao đổi lần trước, Tổng giám đốc điều hành Vinashin, ông Trần Quang Vũ, tiếp tục trả lời báo giới xung quanh vấn đề này.
Sau cuộctrao đổi lần trước, Tổng giám đốc điều hành Vinashin, ông Trần Quang Vũ,tiếp tục trả lời báo giới xung quanh vấn đề này.
Dư nợ không phải là lớn
Thông tin những con số đưara về dư nợ và nợ quá hạn của Vinashin là lớn, nhưng vì sao lại kéo dài mà khôngđược tỏ tường?
Thật ra, nợ của Vinashin không hẳn là lớn. Với số tiền 80-90 nghìn tỷ đồng,tương đương khoảng 4 tỷ USD, để phát triển một ngành công nghiệp tàu thủy nhưhiện nay, số tiền như thế vẫn có thể nói là khiêm tốn.
Muốn phát triển ngành đóng tàu đạt đến tầm Top 10 thế giới, kiểm soát hoàn toànvề mặt công nghệ, với khả năng nội địa hóa 60-70%, thì số tiền cần đầu tư lớnhơn rất nhiều, tất nhiên là việc giải ngân cần phải có lộ trình.
Đơn cử như một nhà máy đóng tàu lớn của Trung Quốc có thể tiêu tốn hết khoảng 3tỷ USD rồi, ở đây là cả một ngành đóng tàu mới phát triển của Việt Nam.
Ý tôi là nợ không phải là nhiều so với việc phát triển một ngành, vấn đề nằm ởchỗ là phải sử dụng đồng tiền như thế nào, lộ trình như thế nào cho hiệu quả thìlà cả một vấn đề cân nhắc xem xét.
Thông tin tổng tài sản củaVinashin là 90 ngàn tỷ, dư nợ là 80 ngàn tỷ đồng có chính xác không?
Con số về tổng tài sản 90 nghìn tỷ và dự nợ 80 nghìn tỷ của Vinashin chính xáckhoảng 99%. Năm 2006 chúng tôi đã vay về 750 triệu USD và sau đó là 600 triệuUSD, tổng cộng là hơn 20 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, ở thời điểm năm 2008, nợ tíndụng là hơn 20 nghìn tỷ đồng, nợ quá hạn hơn 3 nghìn tỷ đồng…
Vinashin tập trung huy động vốn vào những năm 2005, 2006, 2007, những năm 2008và 2009 hầu như không huy động, riêng năm 2009 chủ yếu xử lý nợ.
Ông giải thích thế nào khicon số dư nợ của Vinashin chỉ khoảng 19,9 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2008, domột số cơ quan có trách nhiệm công bố, mà nay lại tăng lên nhanh thế?
Ý kiến cho rằng trong thời gian ngắn như vậy, dù đã có cảnh báo, nhưng Vinashinvẫn vay nợ thêm là hiểu sai. Bởi nếu huy động được số vốn khổng lồ như vậy thìVinashin đã không gặp nhiều khó khăn về vốn như bây giờ.
Tôi mới lên nắm nhiệm vụ nên chưa tìm hiểu hết được, nhưng năm 2008 Vinashin đãbị “cắt cụt” tài chính. Nếu trong hai năm huy động được 60 ngàn tỷ thì quá tốt,vì số tiền huy động của Vinashin có thời hạn khoảng 10 đến 15 năm. Do đó, kháchắc chắn là trong hai năm 2008, 2009 Vinashin không huy động thêm vốn.
Cụ thể khi chuyển giao, tỷlệ nợ trên vốn chủ sở hữu và nợ quá hạn đến thời điểm này như thế nào?
Hiện nay, vốn chủ sở hữu theo quy định của Vinashin vào khoảng gần 14 nghìn tỷđồng, nhưng Chính phủ chưa cấp đủ, mới cấp khoảng 9 nghìn tỷ đồng. Như vậy, dưnợ gấp chưa đến 9 lần, và tỷ lệ này giảm đi so với năm 2008.
Nguyên nhân chủ yếu do các công ty trong quá trình hoạt động hình thành được tàisản, chúng tôi tiếp tục bổ sung theo hàng năm, theo kế hoạch. Ngoài ra, Nhà nướcxác định vốn chủ sở hữu của Vinashin là 14 nghìn tỷ đồng thì mỗi năm cấp mộtphần vốn cho đến khi đủ số tiền đó.
Nợ quá hạn hiện nay chưa thống kê, do tôi mới điều hành ngày thứ hai, cần thờigian khoảng 1 tháng nữa mới có thể trả lời rõ ràng.
Tàu chở khách Hoa Sen được Vinashin đầu tư khoảng 60 triệu Euro (hơn 1.300 tỉ đồng Việt Nam), mua từ Ý đưa về Việt Nam vào cuối năm 2007, hiện đã ngừng hoạt động |
Petro Vietnam "tự tin",Vinalines gặp khó?
Trong các phát biểu trướcbáo giới gần đây, Petro Vietnam tỏ ra khá “tự tin” khi nhận những dự án chuyểngiao từ Vinashin, nhưng Vinalines có vẻ như đang gặp khó khăn?
Tập đoàn Dầu khí có tiềm lực và nhiều dự án phát triển ngành. Còn Vinalines chủyếu vận tải biển, trong khi đó hoạt động này đang khó khăn, không được như trướcnên nhận tàu về cũng có phần lo lắng. Tuy nhiên, nếu sau này thị trường đi lên,sôi động như 2006, 2007 thì họ có lợi.
Tất nhiên chúng tôi cùng chia sẻ Vinalines và có trách nhiệm đến cùng. Hoàn toànkhông phải chúng tôi mất cân đối tài chính và “xuất khẩu” nợ như mọi người nghĩ.Về nguyên tắc, những khoản đầu tư không có cơ hội đầu tư tiếp thì chuyển nguyêntrạng sang các đơn vị kia.
Khi chuyển nhà máy đóng tàuDung Quất cho Petro Vietnam, Vinashin có chuyển giao công nghệ hay không? Cógiúp Petro Vietnam điều hành một nhà máy đóng tàu hiệu quả không?
Chúng tôi có một nguyên tắc cao nhất là chuyển toàn bộ ban giám đốc, tất cả độingũ công nhân. Điều này đạt được hai mục tiêu, thứ nhất đội ngũ đó đã làm việctại đó, chịu trách nhiệm về công việc được giao và họ sẽ là "quân" của PetroVietnam và Vinalines, chúng tôi không giữ bất cứ một cán bộ nào lại cả.
Cái thứ hai, chúng tôi khẳng định một cam kết là khi cần đến lĩnh vực chuyên mônthì tập đoàn sẵn sàng hợp tác với các đơn vị. Đơn giản lúc này là tài sản quốcgia, là trách nhiệm của chúng tôi, và chúng tôi không nghĩ là của riêng ai, đơnvị nào.
Vậy ngược lại, nếu đã chuyểncả nhà máy, cả công nghệ thì các khách hàng này có còn đặt hàng Vinashin nữa haykhông?
Dung Quất vừa qua trong quá trình xây dựng, chưa ra một con tàu nào cả. Nhómkhách hàng cho Dung Quất chúng tôi chưa thiết lập nhưng định hướng là chủ yếutàu đóng cho dầu khi, nay thuộc về họ thì cảng thuận lợi cho các hoạt động đó.Petro Vietnam có thể hợp tác với chúng tôi hoặc có thể tự làm, nhưng sản lượngđó không nhiều.
Sức mạnh của Vinashin tập trung ở Nam Triệu, Hạ Long, Phà Rừng… những nhà máy đó,khách hàng của chúng tôi vẫn làm bình thường, không có ảnh hưởng gì cả. CònVinalines tất nhiên sẽ tiếp tục hợp tác với chúng tôi để đóng tiếp các con tàucủa họ.
Vinashin hướng tới thị trường thế giới chứ không chỉ là một, hai đơn vị trongnước. Qua các hợp đồng ký đến nay, thế giới chiếm 80%, trong nước chỉ có 20%, vàchúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện để hướng ra thế giới.
Trong việc tái cơ cấu này,các ngân hàng tham gia cho Vinashin vay vốn các dự án điều chuyển nhận đượcnhững gì? Một số ngân hàng vướng vào các dự án thất thoát vốn sẽ như thế nào?
Các ngân hàng sẽ giải quyết được nhiều vấn đề. Thứ nhất, chúng tôi giảm được nợquá hạn, các đơn vị kế tục đều có tiềm lực, cần đất cát của chúng tôi để tiếptục đầu tư thì họ sẽ trả nợ ngân hàng.
Thứ hai, đối với các ngân hàng cho chúng tôi vay sẽ bắt đầu nhìn thấy Vinashincó tiềm lực, bắt đầu sản xuất lành mạnh trở lại thì rõ ràng sẽ tốt cho ngân hàngrất nhiều, đặc biệt là về niềm tin vào doanh nghiệp.
Cuộc thay đổi nào cũng kèmchấn động
|
Thông tin về tái cơ cấu vừaqua có ảnh hưởng đến các khách hàng quốc tế của Vinashin?
Đương nhiên, bất cứ một cuộc thay đổi nào cũng kèm chấn động cả, chúng tôi sẽ cógiải thích với khách hàng. Sắp tới, khi đã củng cố tinh thần đội ngũ cán bộtrong tập đoàn, giải thích rõ ràng, thì chúng tôi sẽ có giải thích với kháchhàng quốc tế.
Thực ra, khách hàng quốc tế họ đơn giản lắm, chỉ quan tâm đến nhà máy có hoạtđộng hay không, tài chính có ổn định không, lực lượng lao động có còn không, cótốt không thế là xong.
Hiện tại, chúng tôi chưa dành nhiều thời gian giải thích với khách hàng quốc tểbởi lý do là thị trường đang đi xuống, các tàu ký hiện nay hiệu quả chưa cao,trong khi chúng tôi phải củng cố, đánh giá lại, sửa chữa những vấn đề còn tồntại để chúng tôi thực sự lành mạnh và giải quyết các con tàu còn lại.
Điều này có ảnh hưởng gì đếngiá trái phiếu Vinashin huy động trên thị trường quốc tế do Chính phủ bảo lãnh?
Một số khoản có biến động. Chúng tôi thống nhất là sẽ thông báo lại cho các nhàđầu tư và tất nhiên khi tài sản đảm bảo thì các nhà đầu tư sẽ yên lòng.
Họ có nên lo cho khoản tiềnmà họ đã đầu tư, thưa ông?
Đầu tư vào một công ty nào đó, khi có biến động nhà đầu tư đều lo lắng. Nhưngchúng tôi khẳng định họ sẽ không bị mất tiền vì chúng tôi cân đối được giữa tiềnvà tài sản mà không phải đồng tiền mất đi.
Chúng tôi không bị động
Xin ông cho biết, việc táicơ cấu tập đoàn lần này là do chủ kiến của Vinashin hay các bộ, ngành chủ độngđề xuất lên Thủ tướng?
Thực ra về phía chúng tôi, Vinashin đã bắt đầu cuộc tự tái cơ cấu và khởi độngtừ đầu năm nay. Nhưng việc vừa qua là do các bộ ngành đề xuất và Chính phủ giảiquyết. Chúng tôi không hề bị động vì đã có kế hoạch này từ rất lâu rồi.
Quyết định của Thủ tướng và kế hoạch tái cơ cấu của Vinashin không có nhiều khácbiệt. Sau quyết định chuyển một số đơn vị vừa rồi, chúng tôi sẽ còn đề xuất thêmnữa, Thủ tướng có thể là can thiệp, hoặc chúng tôi sẽ tự giải quyết để thu hồivốn về cho Vinashin.
Vậy việc chuyển một số đơnvị thuộc ngành nghề kinh doanh chính của Vinashin như Công ty Công nghiệp tàuthủy Lai Vu, Nhà máy Đóng tàu Dung Quất… có phải là “đề xuất thêm” của Vinashinkhông?
Những dự án chuyển giao vừa qua chủ yếu là các dự án đất đai như khu công nghiệp,ví dụ Nhà máy Đóng tàu Nhơn Trạch, chưa xây dựng hoặc xây dựng ít. Nếu để đấymà không có tiền xây thì nhà nước thiệt hại, người cần xây phải đi lo dự án, thủtục đất đai cũng dở.
Hiện nay, chúng tôi chuyển chủ yếu các công ty trái ngành nghề như vận tải biển.Với trường hợp Công ty Công nghiệp tàu thủy Lai Vu, gọi tên là thế vì lúc đó cácdự án đều muốn đưa chữ tàu thủy vào, đơn giản là thương hiệu và gần gũi về mặtquan hệ công ty mẹ con.
Thực ra, đây là một công ty sản xuất cơ khí, một số sản phẩm dùng cho ngành đóngtàu nhưng cũng dùng cho công nghiệp ngoài ngành, việc đầu tư khu công nghiệpcũng chưa được nhiều, còn nhiều đất trống, Vinashin chưa đủ lực đầu tư tiếp.Phải xác định đây là tài sản quốc gia, đơn vị nhận chuyển giao tiến hành đầu tưtiếp sẽ được lợi ích chung.
Còn Nhà máy Đóng tàu Dung Quất đúng là ngành nghề kinh doanh chính của Vinashin,nhưng hiện nay mới đầu tư khoảng hơn 5 nghìn tỷ đồng, muốn hoạt động hiệu quảphải đầu tư thêm 6 nghìn tỷ đồng nữa, trong đó phần vốn cho xây lắp chiếm khoảng3-4 nghìn tỷ đồng, còn lại là vốn lưu động.
Đồng thời, Dung Quất phải tổ chức một lực lượng lao động khoảng hơn 8 nghìn côngnhân để một năm có thể làm ra được tối thiểu 4 tàu 300 nghìn tấn thì Dung Quấtmới đạt hiệu quả. Vinashin không đủ khả năng lo số tiền lớn như vậy trong thờiđiểm hiện nay.
Tập đoàn Dầu khí hiện tại là tập đoàn có tiềm lực và có nhiều chương trình phụcvụ dầu khí như kho nổi dàn khoan, có điều kiện tài chính hoàn tất dự án, với mụcđích xét về lợi ích quốc gia có lợi cho các bên.
Vấn đề không phải ở Vinashin mà quan trọng là ngành đóng tàu mạnh. Nếu Tập đoànDầu khí tiếp quản và có sự đầu tư kịp thời sẽ thành công, góp phần xây dựng mộtngành đóng tàu mạnh. Chỉ là tái cơ cấu Vinashin, dù là chuyển đơn vị nào thì đócũng là ngành đóng tàu của Việt Nam. Ngành đóng tàu chúng ta vẫn phát triển dùrời khỏi Vinashin.
Việc xử lý của Chính phủ như vậy đạt lợi ích quốc gia, đạt lợi ích các bên, cảbên giao và bên nhận.
Vậy sau khi chuyển đi trên10 doanh nghiệp, “cơ ngơi” còn lại của Vinashin có hình thành ngành đóng tàuhoàn chỉnh?
Các nhà máy chủ lực sản xuất của Vinashin vẫn còn nguyên vẹn, Nam Triệu, BạchĐằng, Hạ Long, Phà Rừng bao nhiêu năm nay hạ thủy tàu chủ yếu ở đó vẫn còn hoạtđộng. Những cơ sở sản xuất nội địa hóa như cần cẩu, thép, máy ép, máy lốc vẫncòn nguyên ở lại Vinashin và sức mạnh Vinashin không giảm sút. Theo thống kêhiện nay còn trên 100 công ty.
Đơn giản là một cuộc chuyểnnhượng tài sản
Quá trình tái cơ cấu thựcchất là chuyển phần vốn nhà nước tại Vinashin cho các đơn vị khác quản lý, hayPetro Vietnam và Vinalines phải trả tiền cho Vinashin?
Về nguyên tắc là chuyển nguyên hiện trạng, các doanh nghiệp nhận phải kế thừa cảnhững cái có hoặc không có lợi. Vinashin cũng vậy, cái nào có lợi hay không cólợi cũng phải chuyển.
Ví dụ, đa số các dự án không vấn đề gì, chủ yếu là đất. Chúng tôi cũng có thiệtthòi vì giá đất rõ ràng cao lên nhiều, thời gian thủ tục rất lâu, tuy nhiên, bêncạnh đó một số đơn vị làm ăn không hiệu quả. Cho nên, nhìn chung là cân bằng.
Nguyên tắc tối cao thì bỏ ra cái gì, chúng tôi lấy lại cái đó. Ví dụ chúng tôibỏ 10 đồng xây dựng nhà máy Dung Quất thì chỉ lấy lại 10 đồng. Xin nói lại, đâykhông phải là chuyển nợ mà đơn giản là một cuộc chuyển nhượng tài sản.
Tức là cũng tương tự nhưchuyển nhượng cổ phần của Vinashin tại Bảo Việt cho SCIC?
Trường hợp cổ phần Bảo Việt, do vấn đề thị trường, dư luận báo chí cho rằng khichuyển sang thì Vinashin có lợi. Thật ra, đây lại không phải mua bán, chỉchuyển chủ sở hữu. Bảo Việt và Vinashin đều là tập đoàn nhà nước và đây đơn giảnlà việc chuyển chủ sở hữu người đại diện chứ không phải là một cuộc mua bán.
Trong việc tái cơ cấu lần này cũng vậy, mặc thù đất rất đắt nhưng không được lấyhơn, lấy theo giá đền bù cách đây 3-4 năm, chứ không phải tính giá đất tại thờiđiểm hiện tại.
Chúng tôi đã thống nhất với các bên bàn giao là mời kiểm toán độc lập và đề nghịcác bên chọn kiểm toán cho khách quan để khẳng định rằng chúng tôi không có gìkhông minh bạch trong chuyển giao mà là hết sự rõ ràng.
Khoản nợ quá hạn chuyển đilà bao nhiêu trong tổng số 20 nghìn tỷ đồng dư nợ đã được xác định trong các dựán, nhà máy của Vinashin sang Petro Vietnam và Vinalines?
Chúng tôi đang cho rà soát và thống kê cụ thể. Sau này chúng tôi sẽ công khaihết, không ngại ngần gì cả.
Theo ông, các đơn vị sẽ phảichuyển trả cho Vinashin bao nhiêu khi nhận các dự án lần này? Và tình hình tàichính của Vinashin có được cải thiện hơn không? Các dự án còn lại có nhận đượcthêm vốn để hoàn thành?
Các bộ phận đang thống kê, chưa có số liệu chính thức, nhưng theo tinh thần làcác khoản chuyển đi khoảng hơn 20 nghìn tỷ đồng. Chúng tôi sẽ thu lại được mộtphần tiền Vinashin bỏ ra, còn lại tiền vay ngân hàng, các đơn vị nhận tài sảnthì có trách nhiệm trả nợ số tiền hình thành nên tài sản đó.
Chắc chắn tình hình sẽ được cải thiện rõ ràng, khi chúng tôi không phải gánh cácdự án trả lãi suất ngân hàng mà chưa sinh lãi, sẽ giảm chi phí rất nhiều choVinashin thời gian tới. Ngoài ra, Vinashin sẽ có thêm một nguồn tiền thu về đểtập trung hoàn thiện các nhà máy chủ lực và có thêm vốn lưu động tập trung vàosản xuất.
Tin vào cơ hội tương lai
Sau tái cơ cấu, ngành đóngtàu chia nhỏ cho một số tập đoàn, tổng công ty tham gia và Vinashin mất vị thếhàng đầu?
Ngành công nghiệp tàu thủy không hề chia theo cái nghĩa đó, chỉ có một nhà máyDung Quất. Nên hiểu là chia Vinashin, nhưng ngành đóng tàu Việt Nam thì cònnguyên vẹn và chắc chắn sau cuộc tái cơ cấu lần này nó sẽ tốt hơn chứ không giảmsức mạnh đi. Xét về ngành đóng tàu Việt Nam, xét về phía Vinashin đều có cái lợi,chúng tôi cũng được đi lên.
Điều này không có gì đặc biệt cả. Những năm khủng hoảng, Chính phủ một số nướccũng can thiệp làm nhỏ các doanh nghiệp lớn. Còn khi nó đã mạnh lên thì tự khắclại tập hợp lại.
Các tập đoàn khác trên thế giới cũng thế, phải điều chỉnh theo thị trường, theotình hình. Nếu tình hình tốt, cần khống chế thị trường, đảm bảo hiệu quả thì nósẽ sáp nhập lại. Ngược lại, khi gặp khủng hoảng thì nó chia nhỏ ra để tồn tại.Đây là chuyện hết sức bình thường trong quan hệ kinh tế thế giới.
Dư luận cho rằng tập đoànđang rất khó khăn, khác với quan điểm của Vinashin. Có thể giải thích thế nào?
Chúng tôi hoàn toàn lạc quan, trong vài năm tới thị trường đóng tàu sẽ khởi sắcvà chúng ta hoàn toàn cạnh tranh được.
Chúng tôi luôn nói, trong tương lai Vinashin sẽ đi về đâu? Một doanh nghiệp muốnhoạt động được phải đạt được hai mục tiêu, thứ nhất là mục tiêu về xã hội, giảiquyết được những vấn đề bức thiết đặt ra; thứ hai là theo cơ chế thị trường vàcó thể cạnh tranh được.
Xét về chiến lược biển, rõ ràng chúng ta chưa làm chủ được biển vì đơn giảnchúng ta lạc hậu về công nghệ. Cho nên, ngành đóng tàu là cần thiết.
Cái thứ hai, xét về mặt kinh doanh, chúng tôi cho rằng ngành đóng tàu chúng tahoàn toàn có thể cạnh tranh được vì hiện nay, các nước trên thế giới, châu Âulương rất cao, khoảng 2 nghìn Euro/tháng. Nhật Bản và Hàn Quốc lương cũng rấtcao, khoảng 2 nghìn USD/tháng. Trung Quốc là nước trả lương thấp như chúng ta,khoảng 3-4 nghìn Nhân dân tệ. Nhưng tôi tin rằng trong tương lai, Nhân dân tệ sẽcòn lên giá.
Như vậy, trong 10 năm nữa, khi đóng tàu khởi sắc thì mặt bằng lương chúng ta,tôi cho rằng khoảng 3-4 trăm USD. Mà ngành đóng tàu cần nhiều lao động, như vậyhoàn toàn là về mặt giá thành chúng tôi cạnh tranh được.
Thứ hai, về mặt công nghệ, quá trình những năm vừa rồi, nhưng cái chúng tôi đạtđược cũng rất to lớn, bên cạnh những cái không được thì đội ngũ chúng tôi cótrình độ tuyệt vời. Như tôi đã nói, trình độ đóng tàu của chúng ta không thuakém bất cứ một quốc gia nào cả.
Hơn nữa, trong lưu thông hàng hóa, vận tải biển vẫn là hình thái quan trọng bậcnhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tàu khác với các loại hình vận tải khác là thờigian già đi nhanh chóng, nên yêu cầu đổi mới cao. Hơn nữa, các công ước đi biểnmới ra đời với yêu cầu ngặt nghèo hơn về an toàn, về môi trường, cho nên hàngloạt các thiết kế cũ sẽ đều phải thay đổi.
Thị trường thế giới thì đang hồi phục. Chúng tôi cho rằng đến năm 2012-2014 sẽhồi trở lại và nhu cầu vận tải biển sẽ rất lớn. Chính vì thế, chúng tôi hoàntoàn tin tưởng trong tương lai sẽ có thị trường và đó là cơ hội của chúng tôi.
Theo Anh Quân
VnEconomy
-
Mua sắm5 giờ trướcGiá căn hộ cao cấp, hạng sang ở TP.HCM đã lên mức cao kỷ lục, dao động từ 120 triệu đến khoảng 600 triệu đồng/m2 khiến người có thu nhập cao cũng khó mua được.
-
Mua sắm7 giờ trướcTừng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
-
Mua sắm11 giờ trướcGiá dưa hấu rớt thê thảm, khiến mỗi hộ nông dân thua lỗ hàng trăm triệu đồng... Nhiều quả dưa to đẹp bị vứt đầy đồng.
-
Mua sắm12 giờ trướcNhững bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới.
-
Mua sắm15 giờ trướcSáng nay (22/11), giá vàng tiếp tục tăng mạnh nửa triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn trên mốc 85 triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm15 giờ trướcBlack Friday được coi là dịp giảm giá mạnh nhất năm. Vậy Black Friday 2024 là ngày nào để giúp mọi người có thể mua được những món đồ yêu thích với mức giá hấp dẫn?
-
Mua sắm19 giờ trướcDự kiến, từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, từ đó tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.
-
Mua sắm19 giờ trướcNghe ngóng giá vàng giảm, nhiều khách hàng vội mang vàng đi bán. Mấy ngày sau, giá vàng lại đảo chiều đi lên khiến không ít người chịu thiệt hại hàng chục triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm1 ngày trướcDám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
-
Mua sắm1 ngày trướcTừ 15h hôm nay (21/11), giá xăng giảm nhẹ, trong khi giá các loại dầu tăng giảm trái chiều nhưng cũng không đáng kể.
-
Mua sắm1 ngày trướcSáng 21/11, Quốc hội thảo luận về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
-
Mua sắm1 ngày trướcChỉ vì không để ý thông báo từ ngân hàng về việc thay đổi chính sách thu phí dịch vụ SMS Banking, không ít khách hàng phải “ngậm đắng nuốt cay” trả một khoản tiền lớn.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá vàng miếng SJC lên cao nhất trong 3 tuần qua, bỏ xa mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn 99,99 cũng nhảy vọt.
-
Mua sắm1 ngày trướcTừ đầu năm đến nay, Trung Quốc giảm ăn hàng Thái Lan nhưng lại tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng Việt Nam. Chỉ trong một tháng, quốc gia tỷ dân này đã vung hơn 16.000 tỷ đồng mua “vua trái cây Việt”.