Vì sao doanh nghiệp vay nợ nhiều?

Một quốc gia có thể liều mình giữ xếp hạng tín dụng để kéo chi phí lãi vay xuống thấp, nhưng doanh nghiêp thì không phải lúc nào cũng vậy. Xếp hạng tín dụng trung bình của các công ty được Standard & Poor’s đánh giá nay đã giảm từ mức A năm 1981 xuống mức BBB.

Bài viết này nằm trong Báo cáo đặc biệt về nợ nần của tờ TheEconomist. Loạt bài đề cập tới vấn đề nợ của người tiêu dùng,doanh nghiệp, chính phủ cũng như tác động to lớn của nó tới nềnkinh tế các quốc gia phát triển.

Một quốc gia có thể liều mình giữ xếp hạng tín dụng để kéo chiphí lãi vay xuống thấp, nhưng doanh nghiêp thì không phải lúc nàocũng vậy. Xếp hạng tín dụng trung bình của các công ty đượcStandard & Poor’s đánh giá nay đã giảm từ mức A năm 1981 xuống mứcBBB-.

Đó là mức xếp hạng thấp nhất trong “hạng đầu tư”, nói cách khác,chỉ xếp trên trái phiếu “rác” có một bậc (junk bond, trái phiếu hạngđầu cơ). Điều đó tự nó cho thấy quan niệm của cả chủ nợ lẫn con nợđều đã đổi thay. Trước kia các tổ chức nắm giữ trái phiếu doanhnghiệp không được phép mua bất kỳ chứng khoán nào không nằm trong hạngđầu tư.

Trái phiếu có thể bị đánh tụt xuống hạng đầu cơ vì tình hìnhtài chính công ty xấu đi chứ nó không thể bị xếp hạng đầu cơ ngay từkhi chào bán.

Tuy vậy, trong những năm 70 và 80, Michael Milken từ Công ty DrexelBurnham Lambert nhận ra rằng có một nhóm nhà đầu tư sẵn sàng chấpnhận rủi ro với một danh mục đa dạng các trái phiếu hạng đầu cơ dokhoản lợi suất “thặng dư” chúng mang lại.

Và thực tế, thời gian đã chứng minh lợi suất “thặng dư” từ nhữngtrái phiếu này còn vượt quá mức đủ để bù đắp cho nhà đầu tư rủi rovỡ nợ mà họ phải gánh chịu. Bài học của ông Milken vẫn còn cho đếnngày nay cho dù sau đó Drexel có sụp đổ.

Trong thập niên 1990 và đầu những năm 2000, ngày càng nhiều ngườimuốn giao dịch rủi ro hơn để đạt lợi nhuận lớn hơn vì thu nhập từtiền mặt và trái phiếu chính phủ giảm dần.

Các quỹ chuyên giao dịch “nợ xấu” nổi lên, họ tìm kiếm các tráiphiếu đang bị định giá thấp, phần nào đó cũng giống như các nhà đầutư giá trị lùng sục và mặc cả trên thị trường cổ phiếu.

Vì sao doanh nghiệp vay nợ nhiều?
(Ảnh minh họa)

Sau khi bong bóng dotcom vỡ, các chuyên gia thống kê khuyến khích quỹhưu trí đa dạng hóa rủi ro để cổ phiếu không còn đóng vai trò chủđạo trong danh mục đầu tư của họ nữa.

Một số đợt suy thoái nhẹ chen giữa giai đoạn lãi suất thấp kéodài khi ấy tạo điều kiện phát triển cho các quỹ đầu cơ và công tyvốn tư nhân vốn dựa vào tiền đi vay để tăng lợi nhuận.

Sự hình thành của một bộ phận nhà đầu tư mới này có thể lànguyên nhân cho những đợt biến động thất thường của chênh lệch lợisuất (lợi suất công ty trả thêm phản ánh rủi ro vỡ nợ của công ty đó).

Vào thời đinh cao bùng nổ tín dụng năm 2006, chênh lệch lợi suất đãgiảm tới mức thấp lịch sử. Jay Ritter từ ĐH Florida cho rằng đôi khi thịtrường đánh giá thấp rủi ro vỡ nợ của trái phiếu hạng đầu cơ.

Nhà đầu cơ có xu hướng dựa vào tỷ lệ vỡ nợ gần đây, một điều cóthể gây ra nhầm lẫn. Bùng nổ phát hành trái phiếu hạng đầu cơ khiếncông ty ngập trong tiền mặt. Phải mất vài năm họ mới tiêu hết số tiềnđó và cũng phải chừng ấy thời gian mặt trái mới lộ diện.

Đẩy chênh lệch lợi suất thấp xuống, nhà đầu tư cũng giảm luôn cảchi phí vốn vay và khuyến khích công ty vay nợ nhiều thêm. Cùng lúc đó,nhu cầu đạt điểm xếp hạng tín dụng cao đã không lui vào dĩ vãng.

Người ta nói với những ban quản trị đang tích trữ nhiều tiền mặtrằng nên hoàn trả lại chúng cho cổ đông để đầu tư vào nơi khác cònhơn là phung phí vào những vụ mua lại và sáp nhập.

Vì sao doanh nghiệp vay nợ nhiều?

Lý thuyết tài chính doanh nghiệp chuẩn lần đầu được FrancoModigliani và Merton Miller luận giải khẳng định rằng giá trị đối vớimột doanh nghiệp không có gì khác cho dù nó được tài trợ bởi vay nợhay vốn cổ phần.

Nhưng lý thuyết bỏ qua việc đánh thuế đối với hai loại hình tàitrợ này là khác nhau. Ở hầu hết các nước, chi phí lãi vay được khấutrừ khỏi thuế thu nhập còn tiền chi trả cổ tức thì không.

Có thể chính hệ thống thuế đã khuyến khích doanh nghiệp vay nợ,cho dù ông Ritter nói các nghiên cứu không tìm thấy mấy liên hệ giữavay nợ và tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Một động lực mạnh hơn của việc vay nợ có thể là thu nhập củagiới chức công ty. Thời ấy phần lớn tiền thưởng ở dưới dạng quyềnchọn cổ phiếu và giá cổ phiếu nếu có tăng sẽ nhanh chóng biến cáclãnh đạo doanh nghiệp thành siêu triệu phú.

Trong ngắn hạn, lực đẩy lớn nhất đối với giá cổ phiếu một công tylà khả năng đạt mục tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu theo quý. Dùngtiền mặt nhàn rỗi để mua lại cổ phiếu công ty thường là cách để tănglợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.

Đáng lẽ phải ngăn cản các cấp quản lý vay nợ quá nhiều vì càngdùng nhiều đòn bẩy càng rủi ro, nhưng điều đó có vẻ chẳng làm họ longại. CEO thời nay đến và đi chẳng khác nào huấn luyện viên bóng đá.Một chiến thuật rủi ro cao có thể đơm hoa kết trái ngay trong ngắn hạntrong khi tỷ số nợ cao chỉ có thể nhấn chìm công ty trong dài hạn màthôi.

Theo Minh Tuấn
Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.