Thành lập Ban Chỉ đạo xử lý và “vực dậy” Vinashin

Riêng trong thời kỳ từ năm 1996 2006 (là Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam), đạt tốc độ tăng trưởng khá cao (bình quân từ 35 40%năm), kinh doanh có lãi; tăng được vốn chủ sở hữu và giá trị tài sản của doanh nghiệp.

“Thành lập Ban Chỉ đạo do ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, PhóThủ tướng thường trực Chính phủ làm Trưởng ban nhằm xử lý những tồn tại đểsớm ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh của Vinashin”.

Đây là một trong những nội dung chính Bộ Chính trị đã thảo luận và kếtluận tại phiên họp ngày 31/7.

Sau khi nghe Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo về tình hình Tập đoànCông nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), ý kiến của Văn phòng Trungương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, BộCông an và một số bộ, ngành Trung ương; Bộ Chính trị cho rằng, từ khiđược thành lập vào năm 1996 đến nay, Tập đoàn Vinashin đã có bước pháttriển nhanh trên nhiều mặt.

Vinashin đã xây dựng được đội ngũ trên 70.000 cán bộ, công nhân kỹ thuật,trong đó nhiều người có tay nghề khá, có khả năng đóng được nhiều loạitàu phục vụ cho nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của nền kinh tế, quốcphòng, an ninh và cho xuất khẩu, kể cả tàu trọng tải trên 100.000 DWT.

Riêng trong thời kỳ từ năm 1996 - 2006 (là Tổng Công ty Công nghiệp Tàuthủy Việt Nam), đạt tốc độ tăng trưởng khá cao (bình quân từ 35 - 40%/năm),kinh doanh có lãi; tăng được vốn chủ sở hữu và giá trị tài sản của doanhnghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay, Vinashin đang gặp nhiều khó khăn rất lớn, bộc lộnhiều yếu kém, sai phạm nghiêm trọng: đầu tư mở rộng quá nhanh, một sốdự án trái với quy hoạch được phê duyệt, có lĩnh vực không liên quan đếncông nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển khiến nhiều công ty, dự án thua lỗnặng nề.

Thành lập Ban Chỉ đạo xử lý và “vực dậy” Vinashin
Vinashin đã từng đóng những con tàu trọng tải trên 100.000 DWT

Theo số liệu ban đầu, ước tính dư nợ Vinashin hiện đang rất lớn, lên tớikhoảng 86.000 tỉ đồng; nợ đến hạn phải trả khoảng trên 14.000 tỉ đồng;tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu gấp gần 11 lần, khó có khả năng tựcân đối dòng tiền trong khi sản xuất, kinh doanh hiện đang bị đình trệ.

Tình hình nội bộ diễn biến phức tạp: hơn 70.000 cán bộ, công nhân viênlo lắng do việc làm và thu nhập giảm; hiện đã có khoảng 17.000 công nhânchuyển việc hoặc bỏ việc; 5.000 công nhân bị mất việc làm; nhiều côngnhân bị chậm trả lương trong nhiều tháng...

Mặc dù vẫn trong tầm kiểm soát và có thể khắc phục được, nhưng nếu khôngcó các chính sách, biện pháp đúng đắn, kịp thời, tình hình của Vinashincó thể ảnh hưởng xấu đến các tổ chức tín dụng, các đơn vị được nhậnchuyển giao… ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với chủ trương củaĐảng và Nhà nước.

Những hạn chế, yếu kém nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quanvà khách quan, song nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, trước hết thuộcvề trách nhiệm trực tiếp của Hội đồng Quản trị và Ban Lãnh đạo Tập đoàn,trong đó có cá nhân Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn và trách nhiệmcủa một số cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan ở Trung ương và địaphương.

Để khắc phục có hiệu quả những sai phạm trên của Vinashin, Bộ Chính trịgiao: Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì chỉ đạo tiếp tục khẳng định côngnghiệp cơ khí chế tạo là ngành trọng điểm trong chiến lược công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước; ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biểnlà ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế hàng hải.

Thành lập Ban Chỉ đạo xử lý và “vực dậy” Vinashin

Từ đó khẩn trương cơ cấu lại Tập đoàn Vinashin theo đúng tinh thần Nghịquyết Trung ương 3 (khóa IX) và Kết luận số 45-KL/TW của Bộ Chính trịchỉ tập trung vào 3 lĩnh vực chính là công nghiệp đóng và sửa chữa tàubiển; phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu biển; đào tạo, nângcao tay nghề cho đội ngũ cán bộ, công nhân tàu biển.

Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Chỉ đạo do ông Nguyễn Sinh Hùng,Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ làm Trưởng banvới thành phần gồm đại diện các bộ, ban, ngành có liên quan thuộc Chínhphủ, một số cơ quan đảng gồm Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáoTrung ương, Đảng Ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.

Ban Chỉ đạo này có đầy đủ thẩm quyền và trách nhiệm theo quy định củapháp luật trong việc nghiên cứu, đề xuất, triển khai thực hiện các chínhsách, biện pháp xử lý để sớm ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanhcủa Tập đoàn.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì phối hợp với Ban cán sự đảng Chínhphủ giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo kiểm điểm những tổ chức và cánhân có liên quan ở Trung ương và địa phương có thiếu sót, khuyết điểmtrong việc quản lý Nhà nước đối với Tập đoàn Vinashin.

Theo PV
Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.