“Lợi nhuận Vinalines có thể giảm 60% vì gánh nợ Vinashin”

Do vậy, sau khi Chính phủ tái cơ cấu Vinashin và chuyển giao một số dự án, đội tàu sang cho Vinalines thì đơn vị này đã phải thu xếp khoảng 500 tỷ đồng để xử lý những tồn tại ban đầu của các dự án, như chi tiền để xử lý các tranh chấp tàu của Vinashin bị bắt giữ trước đây, chi tiền nộp bảo hiểm đang neo đậu tại các vùng biển nước ngoài để lấy tàu về, tiền lương cho thuyền viên, nhiên liệu..

Trao đổi với báo giới bên lềcuộc họp báo Chính phủ chiều 4/8, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giámđốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) Dương Chí Dũng cho biết, trong số36 tàu của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) chuyển giao choVinalines thì có đến 2/3 là không hoạt động được do quá cũ, thiếu vốn, trục trặckỹ thuật...
“Lợi nhuận Vinalines có thể giảm 60% vì gánh nợ Vinashin”
Ông Dương Chí Dũng

Do vậy, sau khi Chính phủ tái cơ cấu Vinashin và chuyển giao một số dự án, độitàu sang cho Vinalines thì đơn vị này đã phải thu xếp khoảng 500 tỷ đồng để xửlý những tồn tại ban đầu của các dự án, như chi tiền để xử lý các tranh chấp tàucủa Vinashin bị bắt giữ trước đây, chi tiền nộp bảo hiểm đang neo đậu tại cácvùng biển nước ngoài để lấy tàu về, tiền lương cho thuyền viên, nhiên liệu...

Hiện chỉ còn lại 10 tàu đang nằm trong tình trạng chưa hoạt động. Có một số phảitính toán lại xem có hiệu quả hay không, trong đó có tàu Hoa Sen. Ngoài ra, tổngsố  vốn dự kiến chi cho công tác sửa chữa tàu sẽ khoảng 5 triệu USD.

Có thể sẽ bán tàu Hoa Sen

Vậy Vinalines sẽ xử lý nhưthế nào đối với các khoản nợ được chuyển từ Vinashin sang, thưa ông?

Theo quyết định của Chính phủ thì Vinashin sẽ chuyển nguyên trạng các dự án, tàisản sang cho Vinalinhes, trong đó có cả công nợ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng phảixem xét kỹ tình trạng các dự án. Chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ tạm thời trướcmắt chỉ tiếp nhận việc quản lý để hỗ trợ điều hành. Chính phủ cũng đã chấp nhậnđề nghị này.

Còn giá trị thực của công nợ thì phải được kiểm toán và đánh giá lại để chúngtôi có cơ sở đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ và thuận lợi trong quản lý sau này.

Điều đó cũng có nghĩa là con số mà Vinashin đưa ra là nguyên tắc của quyết địnhcủa Chính phủ, còn thực tế thì đã có sự điều chỉnh. Thủ tướng cũng đã đồng ý choVinalines chọn các đơn vị tư vấn, kiểm toán để đánh giá lại.

Nhưng trong số 20.000 tỷcông nợ chuyển từ Vinashin sang cho 2 doanh nghiệp (Petro Vietnam và Vinalines)thì Vinalines nhận bao nhiêu?

Nếu xét về phương diện nợ thì các khoản nợ của Vinashin chính là giá trị mà tậpđoàn này đã vay để mua các dự án, tàu chuyển sang cho Vinalines, trị giá khoảng14.200 tỷ đồng. Gần như 100% số này là vay ngân hàng.

Còn thực chất, vốn chủ sở hữu của Vinashin tại các doanh nghiệp chuyển sangchúng tôi rất thấp, chỉ hơn 200 tỷ đồng.

Theo sổ sách của Vinashin thì toàn bộ đội tàu chuyển giao có giá trị khoảng hiện tại khoảng 14.200 tỷ, thấp hơn số công nợ mà Vinashin bỏ ra vay mua tàu banđầu là 2.500 tỷ. 

Tuy nhiên, sau khi kiểm toán thì đó mới là số liệu bàn giao chính thức.

Vậy, sắp tới tàu Hoa Sen màVinalines tiếp nhận sẽ được khai thác như thế nào, bởi khi Vinashin còn khaithác, mỗi ngày tàu này lỗ đến 1,5 tỷ đồng?

Chúng tôi đã xác định, trong số các tàu của Vinashin, có một số tàu nếu tiếp tụckhai thác theo cách của Vinashin thì sẽ không hiệu quả, trong đó có tàu Hoa Sen.Do đó, nếu tiếp tục khai thác vận tải hành khách chắc chắn sẽ khó thành công.Thay vì vận tải hành khách trên biển, có thể chúng tôi sẽ khai thác theo hướngphục vụ khách du lịch ven biển và du lịch hải đảo, phục vụ cho quốc phòng vàkhai thác các dịch vụ ăn, ở ngay trên tàu...

Tuy nhiên, nếu sau khi tính toán mọi phương án mà khó mang lại hiệu quả thìchúng tôi cũng sẽ tính đến chuyện kiến nghị Chính phủ bán tàu này, dù cho giátrị không còn nhiều.

Về khách quan, Vinalines cónhìn thấy cơ hội từ việc tiếp nhận các dự án của Vinashin?

Thực chất thì đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với chúng tôi. Cơ hội làngoài việc tăng trọng tải đội tàu lên thì còn khẳng định rằng, Chính phủ đã nhìnnhận và khẳng định vai trò chủ lực trong vận tải biển của Vinalines. 

Tuy nhiên, do những dự án, những con tàu chuyển giao đều có tình trạng cũ, kémhiệu quả và vốn đầu tư lại lớn nên chúng tôi sẽ mất khá nhiều vốn để sửa chữa,cải tạo.

Với kinh nghiệm vốn có, hy vọng chúng tôi sẽ khắc phục được những hạn chế trên.

Chắc chắn lợi nhuận năm naysẽ giảm

“Lợi nhuận Vinalines có thể giảm 60% vì gánh nợ Vinashin”

Sau khi tiếp nhận các dự ánđó, Vinalines có phản hồi gì với Chính phủ và liệu có ảnh hưởng đến hoạt độngcủa tổng công ty?

Chúng tôi đã có báo cáo với Chính phủ về tình trạng thực tế khi tiếp nhận. Cònviệc trả nợ dài hạn thì phải chờ sau khi kiểm toán, có thể sẽ phải yêu cầu Chínhphủ hỗ trợ.

Hiện tăng trưởng lợi nhuận trung bình hàng năm của chúng tôi khoảng từ 5 - 7%, với giá trị trên 1.000 tỷ đồng. Dự kiến năm nay là 1.200 tỷ đồng.

Tuy nhiên, với việc phải tiếp nhận một số dự án từ Vinashin thì chắc chắn lợinhuận năm nay sẽ giảm. Đặc biệt, với việc phải tiếp nhận khoản lỗ của hai doanhnghiệp vận tải từ Vinashin thì lợi nhuận của Vinalines có thể sẽ giảm khoảng 700tỷ đồng, nghĩa là giảm khoảng 60%.

Tổng số lao động chuyển từVinashin sang là bao nhiêu, và Vinalines đã và sẽ bố trị việc làm cho họ như thếnào? 

Tính đến nay, toàn bộ số lượng lao động chuyển từ Vinashin sang Vinalines là1.488 người. Chúng tôi đã bảo đảm phần lớn vẫn có công việc ổn định, trừ một sốthuyền viên tại 10 tàu chưa thể hoạt động. 

Nếu các tàu này được hoàn tất sửa chữa trong năm nay, số thuyền viên còn lạicũng sẽ có việc làm đầy đủ.

Riêng về tổ chức cán bộ, khi bàn, giao, chúng tôi đã sơ bộ đánh giá lại năng lựctổ chức tại các đơn vị. Những đơn vị nào vẫn đảm bảo duy trì được hoạt độngdoanh nghiệp, tổ chức ở đó sẽ được giữ nguyên. 

Tuy nhiên, trong trường hợp năng lực chuyên môn không đảm bảo, đặc biệt là nănglực quản lý tài chính, thì chúng tôi sẽ xây dựng phương án để cơ cấu lại các hộiđồng thành viên, đặc biệt là các vị trí lãnh đạo.

Theo Từ Nguyên
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.