Tcty Nhà nước làm ăn thua lỗ: Thừa ưu thế, thiếu nhạc trưởng

Ông nhận định thế nào về những nội dung liên quan đến các tổng công ty (TCT) Nhà nước mà Kiểm toán Nhà nước đã công bố?

Dù đã thực hiệnnhiều biện pháp cải cách, song năng lực khu vực doanh nghiệp Nhà nước so vớitrước đây ngày càng kém. Có rất nhiều điều kiện và ưu thế để phát triển,song hiệu quả mà khối doanh nghiệp này tạo ra lại thua xa các doanh nghiệpdân doanh hay FDI. Đây là nhận định của ông Trần Hữu Huỳnh, Phó tổng thư kýPhòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

- Ông nhận định thế nào về những nội dung liên quan đến các tổng công ty(TCT) Nhà nước mà Kiểm toán Nhà nước đã công bố?

- Qua kiểm toán 183 doanh nghiệp thuộc 20 TCT Nhà nướcthì có tới 88% doanh nghiệp làm ăn có lãi, số còn lại làm ăn thua lỗ. Vấn đềcần nhìn nhận ở đây là lãi của doanh nghiệp được tạo ra trong điều kiện nhưthế nào, chẳng hạn như đem bóc tách số lãi thực là bao nhiêu. Với số lãi nhưvậy, trong đó có tỷ lệ lãi là bao nhiêu từ vị trí, lợi thế, cơ hội đầu tư,ưu đãi vốn, đất đai cũng như thông tin, nhân lực…

Nếu so với các doanhnghiệp khác ra sao, chẳng hạn như hiệu quả lãi tương ứng so với khu dândoanh hay khu vực FDI như thế nào… Nếu đánh giá đầy đủ, tôi cho rằng rấtđáng lo ngại.

Tcty Nhà nước làm ăn thua lỗ: Thừa ưu thế, thiếu nhạc trưởng
Ông Trần Hữu Huỳnh

- Phải chăng vì hiệu quả, lợi nhuận ở nhiều TCT làrất không bền vững, nhất là với những TCT có hệ số nợ phải trả trên vốn chủsỡ hữu quá cao (trên 10 lần)?

- Trong điều kiện mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, xuhướng kinh doanh hiệu quả được tính theo chỉ số ICOR (tỷ lệ vốn trên sảnlượng tăng thêm - PV). Khi doanh nghiệp Nhà nước đặt trong tư thế cạnh tranhbình đẳng với các khu doanh nghiệp khác và đặc biệt doanh nghiệp nước ngoàithì tình trạng lợi nhuận không bền vững trên rất đáng lo ngại. Cần phải đặtra câu hỏi cải cách doanh nghiệp Nhà nước như thế nào mà lại đang có chiềuhướng kém đi so với trước đây.

Theo tôi, cải cách doanh nghiệp Nhà nước phải đạt đến tổchức mô hình quản trị khoa học hiện đại, đảm bảo quy trình chặt chẽ, minhbạch công khai.

Mặt khác cải cách mối quan hệ chủ sở hữu, sớm tách chức năngchủ sở hữu ra khỏi chức năng quản lý Nhà nước của bộ, ngành địa phương vàchỉ để một bộ phận chuyên trách kinh doanh nguồn vốn nhà nước. Điều này sẽtránh được sự lẫn lộn giữa vai trò quản lý Nhà nước (vốn là trọng tài vàđịnh hướng phát triển) lẫn vào vai trò kinh doanh, khiến quá trình pháttriển chính sách không minh bạch, chính sách bị lợi dụng làm sai lệch.

- Không chỉ làm ăn thua lỗ mà việc quản lý tài sản cốđịnh, xây dựng cơ bản, hoạt động đầu tư tài chính… ở nhiều TCT còn rất yếukém, để tồn lại các khoản nợ khó đòi. Hệ lụy của chúng sẽ như thế nào?

- Gây ra những khoản nợ tồn đọng dây dưa kéo dài, cần xemlại trách nhiệm của những người thực hiện và ký kết hợp đồng. Dường nhưchúng ta đang lặp lại bài toán cũ trước đây, khi đã có thời phải báo độngcác khoản nợ dây dưa trong xây dựng cơ bản.

Không chỉ riêng đối với doanhnghiệp Nhà nước mà nó còn tạo ra hiệu ứng nợ dây chuyền trong cơ chế khoánkiểu “vệ tinh”. Điều này gây khó khăn cho khối doanh nghiệp dân doanh, doanhnghiệp vừa và nhỏ vì họ không có nguồn nào ưu ái, không thể khoanh nợ, giảmnợ, không ai tiếp thêm vốn tín dụng cho họ.

Tcty Nhà nước làm ăn thua lỗ: Thừa ưu thế, thiếu nhạc trưởng

- Phải chăng những yếu kém trên có nguyên nhân chínhtừ việc chậm cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước?

- Sau một thời gian rất dài, quá trình cổ phần hóa doanhnghiệp Nhà nước vẫn chưa đạt yêu cầu, thậm chí hiện nay công việc này còngặp khó khăn hơn trước. Tổng tỷ lệ vốn Nhà nước thu hồi lại từ cổ phần hóađể thực hiện các chương trình phát triển xã hội là rất thấp và không đạtđược yêu cầu. Bên cạnh đó, phần vốn của Nhà nước để lại trong những công tyđã cổ phần hóa còn rất cao.

Rõ ràng, từ nghị quyết tới hành động còn thiếu một quyếttâm cao, vẫn có những câu chuyện ngập ngừng được che lấp dưới những lá chắnan toàn như “không để thất thoát vốn Nhà nước”, “khó khăn trong việc địnhgiá trị thương hiệu Nhà nước, giá trị đất đai”…, tất cả đều đang làm chậmquá trình cổ phần hóa. Bên cạnh đó, khi không thực hiện được lại không thấyviệc quy trách nhiệm rõ ràng cho ai, ai sẽ là nhạc trưởng trong quá trình cổphần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

- Cảm ơn ông!

Theo Tuyết Trịnh
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.