Ngân hàng bỏ rơi doanh nghiệp

Ông Phạm Văn Công, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều VN, cho biết năng lực của các DN chế biến hạt điều xuất khẩu vào khoảng 650.000 tấnnăm, trong khi năm nay nguồn cung nguyên liệu trong nước bị mất mùa, sản lượng giảm 20% 30% so với mùa trước. Hiện tại, nguyên liệu tồn kho tại các nhà máy không còn nhiều, chỉ đủ sản xuất cầm chừng cho đến tháng 9 là hết hàng

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cho rằng họ rất cầnvốn để thu mua nguyên liệu nhưng rất khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng,nên mất cơ hội kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp (DN)xuất khẩu đang kêu rất khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng (NH) nên mất cơhội kinh doanh gây thiệt hại lớn cho DN. Trong đó, đáng chú ý  nhất là các DN xuất khẩu nông sản như điều, càphê..., họ cần vốn để thu mua nguyên liệu, thậm chí nhập khẩu nguyên liệu đểsản xuất nhưng không được đáp ứng.

Vay khó, lãi suất cao...

Ông Phạm Văn Công, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều VN, cho biết năng lực củacác DN chế biến hạt điều xuất khẩu vào khoảng 650.000 tấn/năm, trong khinăm nay nguồn cung nguyên liệu trong nước bị mất mùa, sản lượng giảm20%- 30% so với mùa trước. Hiện tại, nguyên liệu tồn kho tại các nhà máykhông còn nhiều, chỉ đủ sản xuất cầm chừng cho đến tháng 9 là hết hàng.Vì vậy, các DN ngành điều cần nhập khẩu khoảng 300.000 tấn điều thô.

Theo ông Công, ngành điều cần vay khoảng 7.000 tỉ đồng để mua nguyênliệu dự trữ nhưng cho dù mất rất nhiều thời gian liên hệ với các NH songkết quả vẫn không đi đến đâu. Nguyên nhân là do NH không mặn mà cho cácDN nông nghiệp vay bởi sợ rủi ro. Nhiều NH buộc DN phải thế chấp tài sảnvà chỉ cho vay dưới 50% trị giá tài sản, buộc DN phải có hợp đồng xuấtkhẩu mới chịu cho vay nhưng cũng chỉ cung cấp một phần vốn trên tỉ lệgiá trị hợp đồng...

Ngân hàng bỏ rơi doanh nghiệp
Các nhà máy chế biến hạt điều đang thiếu vốn để mua nguyên liệu (Ảnh: Hoàng Giang)

Tương tự, ông Trần Quốc Mạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ VN, cũng cho rằngnhiều DN ngành gỗ có đơn hàng xuất khẩu kéo dài đến 3- 4 năm nhưng họđang gặp rất nhiều khó khăn về nguyên liệu do không vay được vốn NH đểthu mua nguyên liệu dự trữ, nguy cơ bị hủy hợp đồng là khó tránh khỏi.

Trong khi đó, đang có hiện tượng giới kinh doanh mặt hàng gỗ ở nhiềunước trong khu vực đang tăng cường mua trữ nguyên liệu gỗ vì giá nguyênliệu gỗ đang tăng và dự báo từ tháng 10 tới sẽ còn tiếp tục tăng cao donguồn cung khan hiếm trầm trọng. Các DN ngành tiêu, trà xuất khẩu cũngđang gặp khó khăn về nguyên liệu do không vay được vốn để đầu tư thayđổi giống, đổi mới công nghệ sản xuất.

Ngân hàng bỏ rơi doanh nghiệp

Nhiều DN kêu họ đang bị NH bỏ rơi khi gặp khó khăn. Không chỉ khó vayvốn mà lãi suất cũng đang là một thách thức với các DN. Mức lãi suất12%/năm như hiện nay là quá cao đối với các DN chế biến nông sản xuấtkhẩu bởi lợi nhuận của lĩnh vực này thường thấp. Biết vậy nhưng DN vẫnphải vay để có vốn duy trì sản xuất cũng như giữ được khách hàng.

DN nước ngoài hưởng lợi

Nhiều người am hiểu lĩnh vực xuất khẩu nông sản nhận xét: Việc thu mua200.000 tấn cà phê tạm trữ mới đây theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủđược xem là thất bại nặng nề. Đây là chủ trương đúng nhưng khi triểnkhai thực hiện lại vướng quá nhiều thủ tục và không đồng bộ.

Theo Hiệphội Cà phê Ca cao VN, Chính phủ đã có Quyết định số 481/QĐ-TTg ký ngày13- 4- 2010 chỉ đạo thực hiện thu mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê nhưngmãi đến giữa tháng 6 vừa qua, các DN xuất khẩu mới tiếp cận được nguồnvốn NH bởi thủ tục quá nhiêu khê và cũng chẳng vay được bao nhiêu. Đếnkhi các DN có được một ít tiền và triển khai thu mua thì cà phê đã hết.

Ngành điều cần vay khoảng 7.000 tỉ đồng để mua nguyên liệu dự trữ nhưng cho dù mất rất nhiều thời gian liên hệ với các ngân hàng song kết quả vẫn không đi đến đâu.

Ông Nguyễn Công Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty XNK Cà phê VN, chobiết: NH đòi hỏi DN phải có tài sản thế chấp trị giá 30% mới cho vay màkhông hiểu rằng nếu DN có được nguồn vốn 30% để mua nguyên liệu tạm trữthì họ cũng không cần vay NH làm gì.

Chưa hết, NH còn đòi DN phải có hợpđồng xuất khẩu mới cho vay, điều này “ép” DN phải ký hợp đồng theo kiểubán trước khi có hàng và như vậy, rất dễ bị khách hàng ép giá. Do đó,trong đợt mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê theo chỉ đạo của Chính phủ, cácDN ngành cà phê trong nước chỉ mua được 7%- 8%.

Theo ông Hoàng, đợt nàyDN nước ngoài tại VN được hưởng lợi do họ hiểu rất rõ các DN trong nướckhó có thể vay vốn kịp thời nên đã ép giá xuống thấp tận đáy rồi tăngtốc thu gom hàng hết.

Ngân hàng  sợ rủi ro
Theo bà Trần Thị Hồng Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng NH Nhà nước, thời gian qua, không ít DN trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có một số DN chế biến cà phê, hoạt động chưa hiệu quả, thậm chí đã có một số trường hợp làm mất lòng tin đối với NH. Nhiều DN sắp xếp chưa hợp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phần lớn những đơn vị này đều hoạt động trên vốn vay là chủ yếu nên độ rủi ro rất lớn vì vậy, một số NH e ngại khi cho vay. Đối với những DN hoạt động tốt, NH sẵn sàng cho vay nhưng họ không dám vay vì cho rằng với lãi suất cao như hiện nay thì khó kham nổi.

Theo Nguyễn Hải
Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.