Quản lý Quỹ đầu tư tại Việt Nam: Không dễ thành công

Sự việc hai quỹ VEIL vàVDF của Dragon Capital bị gây sức ép thoái vốn mặc dù đãđược giải quyết ổn thỏa, nhưng cũng để lại những dư âm đáng quan tâm vềhoạtđộng quản lý quỹ đầu tư tại VN.

Sự việc hai quỹ VEIL và VDF của Dragon Capital bị gây sức ép thoái vốn mặc dù đãđược giải quyết ổn thỏa, nhưng cũng để lại những dư âm đáng quan tâm về hoạtđộng quản lý quỹ đầu tư tại VN. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông NguyễnViệt Đức - Phó Giám đốc phân tích Cty CP quản lý Quỹ đầu tư Sài Gòn - Hà Nộixung quanh vấn đề này.
Quản lý Quỹ đầu tư tại Việt Nam: Không dễ thành công

Ông Nguyễn Việt Đức - Phó Giám đốc phân tích Cty CP quản lý Quỹ đầu tư Sài Gòn - Hà Nội

- Ông đánh giá thế nào về vụ việc 2 quỹ trực thuộc Dragon Capital bị cổ đông gâysức ép thoái vốn ? Sự kiện này nói lên gì về tình trạng chung của các Cty quảnlý quỹ hiện nay?

Việc hai quỹ VEIL và VDF của Dragon Capital bị gây sức ép thoái vốn minh chứngcho những khó khăn quỹ đầu tư ở thị trường VN đang gặp phải do giá chứng chỉ quỹtrên thị trường thấp hơn nhiều so với giá trị ròng (NAV) của chứng chỉ quỹ.

Theobáo cáo của Rothchild, các quỹ ở VN có mức chiết khấu lớn so với NAV và so vớimức chiết khấu trung bình ở các thị trường khác: chiết khấu là 29% đối với 21chứng chỉ quỹ nước ngoài, 39,8% đối với 4 chứng chỉ quỹ trong nước, 40% đối với4 chứng chỉ quỹ đầu tư tư nhân và 47,9% đối với 5 quỹ bất động sản.

Quy mô thị trường nhỏ, sản phẩm quỹ đơn giản và ít thanh khoản, loại hìnhchủ yếu là quỹ đóng... là nguyên nhân của mức chiết khấu cao khiến cho cácquỹ là mục tiêu tấn công hấp dẫn cho các quỹ đầu cơ. Một số quỹ trong lúcthị trường lên cao (2006-2007) đã liên tục huy động thêm vốn và thưởng hậuhĩnh cho những nhà quản lý quỹ trong khi kết quả sau đó lại kém nên khiếncác quỹ này bị đặt câu hỏi về tính minh bạch quản trị.

Các quỹ đầu cơ do đócó thể tấn công theo điều khoản “trust-busting”, yêu cầu giải tán quỹ khi họchứng minh được rằng các nhà quản lý quỹ đã không làm tròn nhiệm vụ của mìnhvà hưởng lợi cá nhân trong khi gây thiệt hại cho cổ đông.

- Liệu các quỹ trong nước hiện có chịu sức ép như vậy không ?

Cho tới nay thì cũng chưa có trường hợp quỹ trong nước nào bị tấn công, khôngphải vì các quỹ trong nước hoạt động hiệu quả hơn quỹ nước ngoài mà do các quỹnày được bảo vệ tốt hơn bởi hệ thống luật pháp và điều lệ quỹ. Tuy nhiên, khicác quỹ bảo vệ mình quá cao thì nhà đầu tư cũng không mặn mà với việc góp vốn.

- Đánh giá khách quan, thế mạnh và điểm yếu của các quỹ trong nước so với quỹnước ngoài là gì, thưa ông ?

So với các quỹ ngoại, lợi thế của các quỹ trong nước là sự thông hiểu tập quánkinh doanh, các mối quan hệ tốt và sự nhanh nhạy trước các cơ hội kinh doanh.Tuy nhiên, điểm yếu của quỹ nội trong cạnh tranh cũng không ít.

Thứ nhất, do cònnon trẻ và bản thân thị trường có tính minh bạch kém nên phần lớn các quỹ trongnước chưa tạo dựng được uy tín trong việc huy động vốn dài hạn từ nước ngoài.Thứ hai, kinh nghiệm đầu tư và sự chuyên nghiệp còn yếu. Thứ ba, phần lớn cácquỹ nội không thể đóng góp tăng chất lượng kinh doanh và quản lý để trực tiếpnâng cao giá trị DN mà có lẽ chỉ giúp cổ phiếu DN giao dịch tốt hơn và sát vớigiá trị hợp lý hơn.

Quản lý Quỹ đầu tư tại Việt Nam: Không dễ thành công
Biểu đồ so sánh chiết khấu và hiệu quả hoạt động (NAV) của VN so với một nước trong khu vực

- Nói như vậy thì phải có một lối đi để có thể phát triển hoạt động quản lý quỹtrong tương lai, thưa ông ?

Hiện nay vai trò của các Cty quản lý quỹ còn nhỏ do các Cty quản lý quỹ yếu thếhơn trong cạnh tranh so với các Cty chứng khoán. So với phần lớn các Cty quản lýquỹ, Cty chứng khoán có vốn tự có không thua kém đồng thời có vay vốn với tưcách một Cty, sức ép từ cổ đông ít hơn do sự phân tán của cổ đông và sự tậptrung cổ phiếu trong tay cổ đông sáng lập.

Cty chứng khoán cũng có nghiệp vụ tựdoanh, trong khi bản thân họ lại được tiếp cận các nguồn Cty sắp niêm yết vàniêm yết thuận lợi hơn do Cty chứng khoán còn có chức năng tư vấn niêm yết.

Để tạo một sân chơi công bằng hơn cho các Cty quản lý quỹ, việc cần thiết làtăng tính thanh khoản và sự đa dạng cho các sản phẩm quỹ. Việc cho phép thànhlập quỹ mở sắp tới là một bước tiến quan trọng giúp cho giá chứng chỉ quỹ giaodịch sát với giá trị tài sản ròng.

Việc cho phép áp dụng trong chừng mực hợp lýcác sản phẩm đầu tư (bán khống, sản phẩm phái sinh...) là cần thiết vì phần lớnlợi nhuận của các quỹ đầu tư quốc tế không phải đến từ việc chạy theo thị trường(đoán đáy, đoán đỉnh) mà từ khả năng dùng chất xám để mang lại lợi nhuận cho nhàđầu tư trong mọi bối cảnh thị trường.

Mức tăng trưởng NAV của các quỹ VN hiệnthấp hơn chỉ số chuẩn (Index), trong khi đó ở nước ngoài các quỹ tính trung bìnhhoạt động tốt hơn. Điều này không hẳn do trình độ của các quỹ tại VN là kém màdo có quá ít các sản phẩm đầu tư để các quỹ có thể “chiến thắng” thị trường. Khikhông thể chiến thắng thị trường thì quỹ cũng không thể huy động vốn đầu tưthành công.

Ngược với quỹ ở các nước trong khu vực, quỹ đầu tư tại VN kém hiệu quả hơn sovới chỉ số Index và có mức chiết khấu lớn so với NAV.

Quản lý Quỹ đầu tư tại Việt Nam: Không dễ thành công

- Một định hướng phát triển mới của các quỹ có thể giúp ích gì cho thị trườngnói chung và nhà đầu tư cá nhân nói riêng ?

Nhà đầu tư cá nhân hiện vẫn ưa chuộng hình thái lướt sóng nhưng gần đây, khôngnhiều nhà lướt sóng thu được lợi nhuận do thị trường ở trạng thái lình xình, ítbiến động. Theo quan điểm của tôi thì thị trường chỉ tăng mạnh trong năm đầutiên sau khủng hoảng (2009) và từ năm 2010 trở đi, thị trường sẽ tăng chậm và cósự phân hóa lớn giữa các Cty khác nhau.

Đây là thời điểm mà chiến thuật đầu tưcơ bản sẽ lên ngôi, trong đó đáng chú ý là các Cty chưa niêm yết với mặt bằnggiá cổ phiếu thấp hơn và một số các công ty niêm yết có quy mô nhỏ có tiềm năngtăng trưởng tốt. Đây là mảng thị trường mà nhà đầu tư tổ chức có lợi thế hơn vềthời gian, kinh nghiệm và nguồn vốn so với nhà đầu tư cá nhân.

Sự hình thành các quỹ mở, quỹ chỉ số... trong tương lai gần sẽ giúp thu hútlượng tiền nhàn rỗi từ những nhà đầu tư chưa tham gia thị trường. Mặc dù vốn hóathị trường hiện đã đạt tới 45% GDP thì giao dịch thị trường mới ở mức trung bình3.000 tỷ đồng/ngày hay 0,3% tổng vốn hóa.

Vấn đề của thị trường VN không phải làthiếu hàng mà là thiếu luồng tiền mới tham gia. Một bộ phận thiểu số những ngườicó thời gian, có trình độ có thể đầu tư cá nhân thì đã tham gia thị trường. Đasố hoặc chưa có sự tin tưởng vào thị trường hoặc chưa tìm được các sản phẩm đầutư thích hợp để tham gia.

Sự phát triển của các quỹ đầu tư, hiện mới chỉ chiếmkhoảng 20% vốn hóa thị trường so với mức trung bình khoảng 80% ở các nước pháttriển, là thước đo khách quan về lực cầu chứng khoán của đại bộ phận dân cư vàchất lượng phát triển TTCK.

- Xin cảm ơn ông!

Theo Mai Hương
Diễn đàn doanh nghiệp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.