Vốn "voi", lợi nhuận "chuột"

Tính đến cuối tháng 7, trên website của Sở giao dịch chứng khoán TP HCM có 101 doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính quý II. Trong đó, doanh nghiệp thuộc các ngành hàng dệt may, cao su, thực phẩm chế biến… đang có kết quả kinh doanh sáng sủa hơn cả

Chạy đua tăng vốnđiều lệ lên hàng nghìn tỷ đồng nhưng nhiều doanh nghiệp niêm yết lại có kếtquả kinh doanh quý II âm hàng chục tỷ đồng, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu chỉvài trăm đồng, thậm chí lỗ.

Tính đến cuối tháng 7, trên website của Sởgiao dịch chứng khoán TP HCM có 101 doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính quýII. Trong đó, doanh nghiệp thuộc các ngành hàng dệt may, cao su, thực phẩmchế biến… đang có kết quả kinh doanh sáng sủa hơn cả.

Không xứng với kỳ vọng

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc môi giới Công ty chứng khoán An Thành, chorằng: “Bức tranh lợi nhuận quý II của các doanh nghiệp niêm yết hiện khôngđồng nhất, nhiều doanh nghiệp không đạt được lợi nhuận đột biến như kỳ vọngcủa nhà đầu tư cũng như tốc độ tăng trưởng không cao bằng năm 2009”.

Thủy sản là ngành tạo sóng sớm, trước thông tin báo cáo tài chính quý IIđược công bố, nhưng thực tế kết quả kinh doanh của ba doanh nghiệp ngành nàylà AGD, AGF và FMC lại không mấy tương xứng với niềm tin của nhà đầu tư.

Cụthể, Công ty CP thực phẩm Sao Ta (FMC) đạt 210,13 tỷ đồng doanh thu thuầntrong quý II nhưng lợi nhuận sau thuế lại âm 2,3 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng lợinhuận sau thuế chỉ là… 38 triệu đồng. Khả quan hơn, Công ty CP xuất nhậpkhẩu thủy sản An Giang (AGF) đạt doanh thu thuần quý II 414,56 tỷ đồng,nhưng lợi nhuận sau thuế lũy kế 6 tháng cũng chỉ có hơn 28,64 tỷ đồng, bằng35,8% kế hoạch năm.

Nếu loại trừ yếu tố mùa vụ, 6 tháng đầu năm, lợi nhuậnsau thuế của phần lớn các doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính quý IIđều chưa đạt 50% kế hoạch năm.

Vốn "voi", lợi nhuận "chuột"
Công ty chứng khoán Bảo Việt nằm trong số những doanh nghiệp có vốn lớn nhưng kết quả lợi nhuận sau thuế âm (Ảnh: Như Ý)

Thậm chí, hàng loạt doanh nghiệp vốn “con voi” hàng trăm, thậm chí hàngnghìn tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế lại chỉ bằng “con chuột” vài tỷ đồng,thậm chí thua lỗ. Điển hình như Công ty CK Kim Long (KLS), vốn điều lệ 2.025tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế quý II lỗ 22,3 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng lỗhơn 9,1 tỷ đồng. Tính ra, hiện lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) của KLSđang âm 1,73 đồng, lũy kế âm 7,6 đồng.

Tương tự, Bảo Việt có vốn 722,339 tỷđồng, nhưng lợi nhuận sau thuế lỗ hơn 1,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, kỷ lục về làmăn thua lỗ tính đến thời điểm hiện tại phải kể đến Công ty CP Vật tư kỹthuật nông nghiệp Cần Thơ (TSC) với mức lỗ quý II hơn 72,9 tỷ đồng. Thậm chí,có doanh nghiệp thua lỗ đến quý thứ 3 liên tiếp như TYA (lỗ hơn 11 tỷ đồng).

Sức ép nguồn cung cổ phiếu quá lớn

Theo lý giải của ông Nguyễn Thành Trung, Trưởng phòng môi giới chi nhánh HàNội, Công ty CK SBS, chi phí đầu vào (vốn, nguyên vật liệu…) đều tăng caokhiến tỷ suất lợi nhuận của hầu hết doanh nghiệp đều suy giảm so với năm2009. Tuy nhiên, theo ông Trung, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệpniêm yết hiện vẫn ở mức chấp nhận được khi so sánh tương quan với các DNtrong khu vực. Chính những điều này đã phản ánh trực tiếp vào giá chứngkhoán thời quan qua.

Vốn "voi", lợi nhuận "chuột"

Thực tế, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết công bố khá lạcquan nhưng thị trường vẫn lình xình suốt nhiều tháng, thanh khoản thấp, giaodịch ảm đạm. Có thông tin tích cực, nhưng theo ông Nguyễn Tuấn Anh, thịtrường vẫn không thể bứt phá vì  sức ép của nguồn cung cổ phiếu quá lớn.“Tốc độ tăng vốn đang lớn hơn tốc độ tăng trưởng của bản thân doanh nghiệpniêm yết đó, khiến nhà đầu tư ngày càng uể oải, mệt mỏi với hàng loạt đợtphát hành thêm, tăng vốn của doanh nghiệp”, ông Tuấn Anh, nói.

Theo nhận định của ông Tuấn Anh, lợi nhuận quý tới của các doanh nghiệp niêmyết sẽ cao hơn khi kinh tế thế giới đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất, nhucầu tiêu dùng hàng hoá sẽ tăng lên, tác động tích cực đến các nền kinh tếxuất khẩu là chủ lực như Việt Nam. Cao su, đường, dệt may, thủy sản, thựcphẩm chế biến là các ngành được kỳ vọng sẽ có kết quả kinh doanh đột biếnquý tới. Trước mắt, nhóm ngành thực phẩm, đồ uống được nhận định sẽ có thểtạo sóng sớm đón mùa trung thu.

Ở phía ngược lại, hai phiên tăng điểm liên tiếp gần đây của Dệt may Thành Công (TCM) có được nhờ lợi nhuận sau thuế 6 tháng tăng ấn tượng gấp ba lần cùng kỳ (53,53 tỷ đồng). Hàng loạt doanh nghiệp cũng công bố mức lợi nhuận khả quan như KSH lãi quý 2 tăng 178% so với quý trước (8,97 tỷ đồng), HRC 6 tháng đầu năm lãi ròng 44 tỷ đồng, tăng 95,9% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Long Hưng
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.