"Ai nói Uyên Linh không xứng đáng, hãy xem lại mình"

Tùng Dương người vừa nhận giải Cống Hiến đã nói như vậy về "đối thủ" Uyên Linh. TIN LIÊN QUAN

Tùng Dương - người vừanhận giải Cống Hiến đã nói như vậy về "đối thủ" Uyên Linh.

Nhắc đến Tùng Dương là nhắcđến những trạng thái tình cảm phân cực rõ ràng từ phía khán giả: Yêu rấtnồng đậm, mà ghét thì đến mức xúc đất đổ đi. Giải thưởng Cống hiến mà anhvừa nhận "cú đúp" vừa qua cũng vậy. Người yêu nói anh quá xứng đáng, kẻ ghétthì phán anh là kẻ... "quái thai"... lắng nghe hết và cũng chỉ cười bỏ quabởi anh chàng ca sỹ này hiểu rõ con đường đang đi, lựa chọn được và mất.

Âm nhạc giải trí đơnthuần sẽ không đi được xa

Một câu hỏi đơn giản để bắt đầu nhé: Với anh, từ Cống hiến có nghĩa làgì?

Với tôi, đơn giản là sự ghi nhận lại tất cả sự sáng tạo trong âm nhạc vànghệ thuật mà người trong cuộc đã vượt qua, đã chiến thắng được chính bảnthân họ, điều mà trước đó chính những người trong cuộc cảm thấy không thể.Quan trọng hơn, sự cống hiến đó được nhà báo và khán giả ghi nhận như thếnào.

"Ai nói Uyên Linh không xứng đáng, hãy xem lại mình"

Ca sĩ Tùng Dương

Chiểu theo những gì anhnói thì Uyên Linh hoàn toàn không cống hiến gì hết: cô ấy xuất thân từ mộtcuộc thi hát, hát lại những ca khúc cũ và thời gian lại quá ngắn… Đó cũng làý kiến chung của mọi người, anh có nghe?

Uyên Linh đã được phát hiện ra để cống hiến cho khán giả, đó cũng là mộtđiều đáng ghi nhận đó chứ. Mỗi người có một sự cống hiến khác nhau và ai nóiUyên Linh không xứng đáng hãy xem lại bản thân mình. Trong đó có cả anh nữa,bởi tôi có cảm giác như anh không ưa cô ấy thì phải?

Ồ, không,tôi quý cô ấy ở góc độ một khán giả và tôi chỉ nêu lại ý kiến số đông cũngnhư “phản biện” anh từ chính lập luận của anh mà thôi. Vậy, anh đã “cốnghiến” gì cho bản thân mình?

Tôi chẳng bao giờ băn khoăn về điều đó bởi nếu lúc nào cũng nghĩ mình đã làmđược gì cho bản thân thì sẽ chẳng bao giờ tiến xa được, sẽ chẳng bao giờ cótâm trạng để sáng tạo, để phục vụ nghệ thuật lẫn khán giả.

Với một người nghệ sĩ có một “nhân diện” không lẫn vào đám đông như anh thìmỗi khi đứng trước một thử thách, một lựa chọn mới, anh nghĩ đến ai, hát choai? Chắc lại là “sáng tạo vì khán giả” đúng không?

Tôi đâu có vỗ ngực vậy đâu, tôi chỉ nói điều tôi nghĩ thôi mà. Một cách thậtlòng thì tôi hát vì tôi muốn, tôi cần được hát, vậy thôi. Tôi hát vì bản ngãcủa mình, hát những điều tôi muốn và nếu bắt tôi phải hát những thứ khôngthuộc đam mê thì tôi không hát và cũng chẳng có cảm xúc mà hát.

Nhìn từ hiện tượng Tùng Dương, tôi thấy có những khán giả thích “làmsang” họ bằng cách “cố” nghe nhạc của anh để rồi sau đó không hiểu/ cảm thìquay ra chửi rủa, gọi anh là “quái thai”. Nó giống như những người bụng yếunhưng vẫn cố ăn sushi cho “sang trọng” để rồi về đau bụng lại kêu lỗi tạithức ăn. Vậy lỗi đó thuộc về ai? Người ăn hay sushi?

Nó là sự cực đoan không cần thiết, khán giả cũng là người thưởng thức. Thịtrường âm nhạc vẫn phát triển và phát triển nhiều hơn và ngày càng có nhiềusự lựa chọn. Không thể trách khán giả không nghe được nhạc của tôi hay bởivì tôi làm quá cao siêu. Công chúng luôn có sự lựa chọn phù hợp với gu thẩmmỹ của họ. Đó là chuyện hết sức bình thường, không thích có thể tắt đài haytivi. Tôi vẫn sẽ làm những điều mình muốn làm.

Ở nước ngoài tính đương đạitrong nghệ thuật họ tiến xa lắm rồi. Đó có thể là những điều họ không thểhiện được bằng lời thì họ kể bằng âm nhạc. Tất nhiên để làm được điều đóphải phụ thuộc vào nền tảng triết học của từng cá nhân và đó là giá trị đíchthực của Triết học trong cuộc sống. Tương tự như vậy là trong hội họa, nếukhông có tư tưởng chẳng ai đánh giá cao cả. Âm nhạc nếu chỉ mang tính giảitrí đơn thuần sẽ không đi được xa mặc dù nó vẫn tồn tại. Tôi đề cao tính tưtưởng và xác định rằng nhạc của Tùng Dương không phải thể loại lúc nào cũngcó thể nghe được, không phải vui hay buồn đều mang những ca khúc của tôi ranghe, phải có bối cảnh và không gian, cảm xúc phù hợp.

"Ai nói Uyên Linh không xứng đáng, hãy xem lại mình"
"Uyên Linh đã được phát hiện ra để cống hiến cho khán giả, đó cũng là một điều đáng ghi nhận đó chứ".

Tôi không cực đoankhi nói mình cô độc

Tôi thấy khán giả đón nhận Tùng Dương cũng giống như với Phan Đăng Di vậy.Lúc chưa có thì háo hức, lúc có rồi thì quay ra rủa xả với đủ những câu chữhàm hồ. Tìm được đồng minh như Phan Đăng Di, anh có thấy mình bớt lẻ loi vàđược an ủi?


Tôi chưa xem Bi, Đừng Sợ nên sẽ không dám nhận xét. Chỉ xin trích lời của HàTrần sau khi nghe xong Liti của tôi đã nói “Dương sẽ là người cô độc ở ViệtNam và cần thời gian để khán giả thẩm thấu”. Giá trị của một sản phẩm khôngphải là những cái vỗ ngực tự sướng thật to mà là điều khán giả cảm nhận vàđánh giá.

Tôi không cực đoan khi nóimình cô độc bởi nói gì thì nói, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả thế giới,tính đương đại cũng bị công chúng đón nhận dè dặt hơn thói quen thôngthường. Người nghệ sĩ buộc phải đối đầu với sự cô đơn, không chỉ trong âmnhạc mà trong nghệ thuật nói chung. Nhưng điều đáng nói là nếu như đó khôngthuộc gu thẩm mỹ của bạn thì cũng đừng vì thế mà không công nhận hoặc phủnhận tài năng của những người nghệ sĩ như vậy.

Có vẻ anh thất vọng vềthẩm mỹ của đám đông nhiều lắm?

Không hề có chuyện đó. Thông qua một vài tiếp xúc từ trực tiếp tới qua mạnginternet, tôi thấy đại bộ phận giới trẻ giờ có gu nghe nhạc lắm. Những gì họchia sẻ chứng tỏ họ ham học hỏi, chịu tiếp nhận, khách quan và khả quan hơn.Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn bị xáo trộn và chưa thực sự đồng đều. Thời gian sẽsắp xếp lại trật tự.

Ngay đến như phim đoạt giảiOscar đâu phải ai cũng xem được nhưng đã được công chiếu nhiều người rạp tạiViệt Nam cũng là một tín hiệu đáng mừng đó chứ. Tôi chỉ trách những người líthuyết đầy mình nhưng thiếu đi thực tế giao tiếp. Có những bạn trẻ ít đọcsách nhưng họ chịu khó đi, chịu khó tìm tòi. Sự va đập, kinh nghiệm thực tếsau những chuyến đi bổ ích hơn rất nhiều chuyện ngồi nhà đọc sách, bởi điềuđó “con mọt sách” làm tốt hơn một con người.

"Ai nói Uyên Linh không xứng đáng, hãy xem lại mình"
Tùng Dương biểu diễn tại đêm trao giải Cống hiến. Ảnh: A.K.



Diva và Divo cũng chỉ là danh hiệu

Với cá nhân Tùng Dương, “danh” có vẻ như không song hành cùng “lợi”?

Tôi coi đó là số phận của mình. Tôi không quá bi quan bởi vì mỗi nghề manglại một cái mà mình muốn. Ai chẳng muốn danh, lợi, tài chính mạnh, tiềnnhiều. Đôi khi nó không song hành, đó cũng là một sự hi sinh cho nghệ thuật.Bạn có niềm tin để làm nghề, điều đó sẽ được đánh giá cao hơn. Sự nhất thờiluôn mang lại cho những thứ khiến bạn bị ngợp mà cuộc sống thì còn rất dài.Nếu bạn coi trọng sự nghiệp, từng sản phẩm làm ra đều có tư tưởng rõ ràngthì “Danh” đó vẫn còn tồn tại trong lòng công chúng và đó mới thực sự là“Lợi”.

Ai cũng có một con đường vàlựa chọn. Tất nhiên là nếu không có tài chính thì không làm được, do đó tôivẫn phải hát những cái gần với số đông công chúng để kiếm tiền. Như liveshowYêu hát với Thanh Lam chẳng hạn. Đó là show diễn hát lại những ca khúc đã đitheo năm tháng nhưng với cách hát mới của một thế hệ mới, đương đại hơn vàcũng phá cách hơn. Tôi gọi đó là sự sáng tạo trong những giá trị cũ.

Vậy mà tôicứ đinh ninh anh không chịu thỏa hiệp cơ đấy?

Không hoàn toàn là thỏa hiệp. Hát cái gì gần với số đông công chúng nhưngvẫn phải nâng cao nó hơn. Cách hát với cách biểu đạt riêng, sự làm mới củachính những thế hệ đương đại. Tôi lấy ví dụ ca khúc Kiếp Nào Có Yêu Nhau đãqua bao nhiêu danh ca thể hiện nhưng tôi vẫn hát lại với một hương sắc mớiqua bản phối dữ dội có âm điệu của Rock ballard. Nghe rất là dữ dội, manghơi thở thời đại hơn rất nhiều.

Tình yêu giờkhác nhau, hối hả và thiết thực. Âm nhạc phải có cảm hứng. Người trướctruyền cho người sau, và biết đâu Tùng Dương lại truyền cho người sau nữa.Đừng nói âm nhạc của tôi không đến được với số đông khán giả nhé! Tôi thấyCon Cò, Ôi Quê Tôi, Quê Nhà, Trăng Khát, Cỏ Và Mưa vẫn hát đầy rẫy trong cáccuộc thi đấy thôi.

Đức Tuấn đã tự phong mình là Divo, vậy bao giờ thì đến lượt Tùng Dương?


Tôi muốn mình được ghi nhận như một nghệ sĩ đương đại hơn là một Divo. Nộiđiều đó đã là một cái gì xa tầm với rồi. Với một nghệ sĩ đương đại thì trọngtrách lớn và sự sáng tạo luôn luôn mới, cả đời là thử nghiệm. Diva và Divocũng chỉ là danh hiệu. Chẳng phải Hà Trần cũng từng tâm sự rằng Diva là dokhán giả đặt chị ngồi và chị phải cố ngồi cho vừa chứ chưa từng cố gắng vìđiều đó.
 

"Ai nói Uyên Linh không xứng đáng, hãy xem lại mình"
Tùng Dương và đàn chị Thanh Lam

Anh nhắcnhiều đến Hà Trần trong câu chuyện, vậy đó có phải người nghệ sĩ ảnh hưởngnhiều nhất đến anh?

Không, hoàn toàn không. Hà Trần với tôi là một người bạn thân. Chị cũng làngười đi trước và hai chị em có hai con đường đi giống nhau, dù không hoàntoàn, Hà lạnh còn Dương nóng, vậy nên tôi học hỏi ở đàn chị là đương nhiên.Tôi không chịu ảnh hưởng của ai cả, chỉ là lấy cảm hứng để học hỏi như từBjork, Thanh Lam, Hà Trần… Con đường mỗi người lựa chọn để đi là hoàn toànkhác nhau.

Xin cảm ơn anh!


Theo Nguyễn Hà
Sành điệu



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.