Đem nhan sắc “chín ép” đi thi…

Đã thành thông lệ, hằng năm Việt Nam đều cử đại diện đi tham dự những cuộc thi sắc đẹp mang tầm vóc quốc tế. Nhưng số lượng thí sinh giành được danh hiệu lớn trong các cuộc thi dường như vẫn còn là một giấc mơ xa xỉ…

Đã thành thông lệ, hằng năm ViệtNam đều cử đại diện đi tham dự những cuộc thi sắc đẹp mang tầm vóc quốc tế.Nhưng số lượng thí sinh giành được danh hiệu lớn trong các cuộc thi dường nhưvẫn còn là một giấc mơ xa xỉ…

Nước đếnchân mới nhảy???

Mỗi lần phía Việt Nam cử đại diện nhan sắc đithi thố trên đấu trường quốc tế, công chúng vừa mừng, lại vừa hồi hộp chờđợi, hi vọng những mong một ngày kia, trên bản đồ sắc đẹp thế giới, có mộtvị trí xứng đáng dành cho nhan sắc Việt. Nhưng điều đó vẫn là một khát vọngcòn quá xa vời.

Điều gì khiến nhan sắc Việt “lép vế” so với những người đẹp đến từ các quốcgia khác như Mexico, Venezuela, Mỹ, vv…? Trước tiên phải kể đến nhan sắc vàcông nghệ đào tạo Hoa hậu thế giới của Việt Nam còn thiếu và yếu. Thường thì“nước đến chân mới nhảy”, thậm chí thí sinh dự thi có khi chỉ biết trước vỏnvẹn có một tháng, thậm chí ngắn hơn? Trong khi ở những nước phát triển,những thí sinh có triển vọng đến các đấu trường sắc đẹp quốc tế, họ đã đượctôi luyện kĩ năng trình diễn, kĩ năng sân khấu, kĩ năm giao tiếp trước đámđông vv…
Đem nhan sắc “chín ép” đi thi…
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang nhưng vẫn chỉ lọt top 16 cuộc thi HHTG 2004???

Bắt đầu từ, khi lọt vào top 16 HHTG được tổ chức tại Trung Quốcnăm 2004. Cập rập tham gia cuộc thi, Nguyễn Thị Huyền dường như ngậm ngùi bỏnhững phần thi tranh giải phụ và những hoạt động bên lề. Chính vì thế có têntrong top 16 đã là một chiến tích bất ngờ đối với Huyền và nhan sắc Việt.

Một loạt những thísinh tiếp theo không giành giải thưởng gì hoặc chỉ cán đích của người đitrước càng khiến công chúng mất dần niềm tin và hi vọng vào sự tỏa sáng củanhan sắc Việt. Một câu hỏi đặt ra là điều gì đã “hạn chế” những vũ điệu nhansắc ấy được thăng hoa? Chiều cao? Trình độ giao tiếp ngoại ngữ? Nếu nói nhưvậy thì đã đáp ứng được hết những nhược điểm mà dư luận e ngại.

Vậyđiều gì khiến Thúy chỉ dừng lại ở top 17 HHTG năm 2006 và top 50 Mss GrandSlam. Điều ấy cũng dễ hiểu thôi, dù nổi bật chiều cao với áo dài màu đen đêmchung kết, nhưng thời điểm Thúy tham gia cuộc thi, cô mới 18 tuổi. Lúc ấyThúy còn quá ngây thơ, quá trẻ để đảm nhận một sứ mệnh lớn lao như thế.
 

Đem nhan sắc “chín ép” đi thi…
Còn quá trẻ nên Thúy chưa có kinh nghiệm và bản lĩnh  thi đấu trên đấu trường quốc tế???
Việc chọn lựa Kiều Khanh cho cuộc thi sắc đẹp mang tầm quốc tế này cũngkhiến công chúng “ngờ vực” về sự thành công của thí sinh này. Bởi dù đạtđược thành công ở cuộc thi HHTGNV năm nay nhưng đến thời điểm này, trên mạngbình chọn Global Beauties, cái tên Kiều Khanh vẫn chưa lọt được vào top 20để mà hi vọng…

Ai đến đấu trường sắc đẹp chả mang một nỗi niềm và được lí giải theo cáchkhiêm tốn là: Đem bản sắc văn hóa Việt giới thiệu trước công chúng và họchỏi vv…Nhưng chẳng lẽ đến với một cuộc thi sắc đẹp có tầm vóc như thế khôngcó nhan sắc nào có một tham vọng lớn hơn để giành danh hiệu cao quý hơn?

Đem nhan sắc “chín ép” đi thi???
 
Đem nhan sắc “chín ép” đi thi…
Công chúng “ngờ vực” về sự thành công của Kiều Khanh tại Miss World

Có mộtthông lệ buồn cười đến kinh ngạc là mỗi bận cuộc thi HH mang tầm vóc quốc tếsắp diễn ra, một số nhan sắc Việt hồi hộp, không biết mình có vinh hạnh đấykhông? Nếu chuẩn bị chu đáo quá rồi mà không được chọn thì lại… Thế là họđành sống trong tâm trạng: “Tình trong như đã mặt ngoài còn e…” để đợi mộtcái tên được phía đại diện Việt Nam thông báo một cách danh chính ngôn thuậnthì cũng cận ngày lên đường.

Cũng chính vì cái tình huống “cười ra nước mắt” này mà nhiều nhan sắc Việtkhi được chọn đi thi, thì “lo nhiều hơn mừng” bởi họ chẳng có thời gianchuẩn bị gì cho mình ngoài mấy trang phục của nhà thiết kế trong nước và thuxếp hành lý, visa.

Nói ra như vậy để thấy rằng,có thành tích như diễn ra ở Nam Phi để lấy làmmừng. Mặc dù chỉ được thứ hạng 16 chung cuộc nhưng Hương Giang đã giànhđược rất nhiều giải phụ từ trang web sắc đẹp uy tín Global Beauties nhưtop 3 Mỹ nhân đương đại 2009, top 10 Gương mặt đẹp nhất năm 2009, Hoa hậuđẹp nhất châu Á năm 2009…

Nhưng
thậthiếm nhan sắc Việt có thể vượt qua cái bóng của Hương Giang. Thế nên khôngcó gì ngạc nhiên khi hàng loạt những nhan sắc Việt đã được đặt chân đến đấutrường sắc đẹp quốc tế như: Á hậu 2 cuộc thi HHTGNV 2007 Minh Thu, Á hậu 2HHHV Việt Nam Dương Trương Thiên Lý, Vũ Hương Giang vv… đều không đạt đượcthành tích gì lớn để nhan sắc Việt sớm thăng tiến trên bản đồ sắc đẹp thếgiới.

Đem nhan sắc “chín ép” đi thi…
Hương Giang - 1 trong 20 người đẹp nhất thế giới

Không phải cứ cuộc thi HHTG là phải có nhan sắc Việt tham dựtheo kiểu xã giao, sự chuẩn bị tâm lý, tập luyện kĩ năng, phải có trình độngoại ngữ, vốn kiến thức xã hội dày dặn để bước chân vào cuộc thi là điềurất quan trọng. Nhưng không biết đến bao giờ, những thí sinh hoa hậu “bấtđắc dĩ” của Việt Nam mới thôi “giật mình” mỗi khi nghe tên mình được “xướnglên”??? Và cũng không biết đến bao giờ, phía đại diện của Việt Nam mới chọnđược một thí sinh mà để cho hàng triệu người yêu cái đẹp được căng thẳng chờđợi kịch tính của cuộc thi nhan sắc quốc tế với niềm tin rằng thí sinh củaViệt Nam sẽ vào top 3?

Nhan sắc Việt sở dĩ chưa toả sángvà có thứ hạng trên đấu trường sắc đẹp có tầm vĩ mô vì cách lựa chọn thí sinh dựthi còn mang tính tự phát. Ở Việt Nam mới có công ty đào tạo người mẫu, còn chưaai dám mở lò luyện Hoa hậu. Chính vì thế, những thí sinh sau đêm đăng quang, từ"thường dân" vụt sáng trở thành "người nổi tiếng" và "vụt sáng" tiếp lần nữa là"đem chuông đi đánh xứ người"...có lẽ, sự vụt sáng nhanh quá khiến nhiều nhansắc ngộ nhận và khiến họ quên mất vị trí nhan sắc thực sự của họ đang ở đâu???Phải chăng vì thế nên phía đại diện sắc đẹp Việt nam mới dễ dàng tuyển nhữngnhan sắc "chín ép" đi dự thi???

 

Theo bạn, Kiều Khanh sẽ lọt vào top nào Miss World 2010?

1. Hoa hậu Thế giới 2010

2. Top 5

3. Top 10

4. Top 15

5. Không lọt vào top nào

Theo Trần Phát
Pháp luật Xã hội



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.