Trời càng lúc càng lạnh, đây là 3 bài tập cần làm ngay nếu không muốn phổi tắc nghẽn, suy giảm chức năng hô hấp nghiêm trọng

Dành vài phút thực hiện các bài tập sau đây hàng ngày là bạn đã có thể bảo vệ cơ quan hô hấp của mình hiệu quả trong mùa lạnh rồi đó.

Ở miền Bắc những ngày vừa qua, nhiệt độ hạ sâu với khối không khí lạnh tràn về tại nhiều nơi. Ngay lúc này, việc cần làm nhất là chú ý mặc ấm để giữ gìn sức khỏe, phòng tránh nguy cơ viêm phổi, suy giảm hô hấp khi trời lạnh.

Phổi chịu trách nhiệm lớn trong việc trao đổi oxy và carbon dioxide để giữ cho não, tim và các bộ phận khác luôn ổn định. Tuy nhiên, việc sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, hít phải nhiều khói thuốc hay do tuổi tác và các yếu tố khác có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng phổi.

Chính vì vậy, bạn nên trang bị cho mình một số bài tập "tại gia" để thực hiện ngay trong mùa này sẽ giúp tăng cường chức năng phổi và sức đề kháng hiệu quả.

1. Thở bằng bụng

Cách thực hiện:

- Bạn có thể đặt tay hoặc một vật nhẹ nhàng lên trên bụng.

- Hít vào từ từ thông qua mũi của bạn và để cho bụng căng lên.

- Sau đó thở ra qua miệng, đồng thời làm bụng xẹp xuống.

- Hít vào qua mũi của bạn một lần nữa, lần này cố gắng để dạ dày của bạn căng lên nhiều hơn so với hơi thở trước đó.

- Cố gắng thở ra lâu hơn nhiều so với khi bạn hít vào, chẳng hạn như thời gian dài gấp 2-3 lần.

Tác dụng: Thở bụng là một bài tập tập trung vào việc nhắm mục tiêu và tăng cường cơ hoành, giúp một người có thể hít thở sâu. Bài tập này được Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ khuyến khích nên tập thường xuyên.

2. Thở mím môi

Cách thực hiện:

- Ngồi thẳng dậy. Một tư thế ngồi tốt có thể giúp thúc đẩy luồng khí qua phổi tốt hơn.

- Hít thở sâu bằng mũi của bạn một cách chậm chạp, có kiểm soát.

- Đôi môi mím hờ lại với nhau, giống như làm một nụ "hôn".

- Thở ra qua đôi môi mím, làm cho mục tiêu thở ra gấp hai lần khi hít vào. Một số người thường hẹn giờ khi thực hiện động tác này để đạt hiệu quả tốt, chẳng hạn như tập trung hít vào 5 giây và thở ra trong 10 giây.

Bài tập này có thể hữu ích cho cả những người lười hoạt động thể chất và những không sử dụng cơ thở của họ thường xuyên. Những người bị tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD) càng nên thực hiện bài tập này.


Trời càng lúc càng lạnh, đây là 3 bài tập cần làm ngay nếu không muốn phổi tắc nghẽn, suy giảm chức năng hô hấp nghiêm trọng-1

Tác dụng: Bài tập này có thể giúp cải thiện khả năng hoạt động của phổi. Thở mím môi là một bài tập có thể giúp giữ cho đường hô hấp mở ra lâu hơn để luồng không khí vào được nhiều hơn.

Bài tập này rất dễ thực hiện và mọi người có thể thực hiện nó ở hầu hết mọi nơi.

Một người có thể thực hành cả hai bài tập là thở bụng và hít thở môi trong khoảng 5-10 phút mỗi ngày để tăng cường chức năng phổi của mình.

3. Tập luyện ngắt quãng

Đối với những người có vấn đề với khó thở và thở ngắn trong khi tập thể dục, các bài tập luyện ngắt quãng có thể sẽ là một giải pháp tốt hơn so với tập các bài thể dục liên tục. Hình thức tập luyện này thường là xen kẽ các bài tập khó với bài tập dễ hơn, ví dụ như đi bộ với tốc độ rất nhanh trong 1 phút, sau đó đi bộ chậm hơn trong 2 phút.

Tương tự như vậy, một người có thể thực hiện hoạt động cử tạ trong 1 phút, sau đó bước sang một bên hoặc đi bộ với tốc độ nhẹ nhàng trong 2-3 phút. Khoảng thời gian ngắt quãng này cho phép cơ thể hồi phục trước khi thử lại các bài tập nặng nhọc hơn.

Bất cứ khi nào bạn tập luyện và trở nên hụt hơi, hãy giảm tốc độ trong vài phút và thực hiện cách thở mím môi để giữ sức lực. Bạn có thể tiếp tục thở mím môi cho đến khi cảm giác khó thở giảm xuống.

Trời càng lúc càng lạnh, đây là 3 bài tập cần làm ngay nếu không muốn phổi tắc nghẽn, suy giảm chức năng hô hấp nghiêm trọng-2

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/troi-cang-luc-cang-lanh-day-la-3-bai-tap-can-lam-ngay-neu-khong-muon-phoi-tac-nghen-suy-giam-chuc-nang-ho-hap-nghiem-trong-162213012090148515.htm

bài tập tốt cho sức khỏe


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.