- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
3 biểu hiện bất thường ở thân dưới cho thấy ung thư buồng trứng có thể đang rình rập bạn
Do có vị trí đặc biệt nên buồng trứng khi bị ung thư sẽ rất khó để phát hiện từ sớm. Tuy nhiên, nếu bạn có 3 biểu hiện bất thường này ở phần thân dưới thì hãy cẩn trọng với căn bệnh nguy hiểm này.
Buồng trứng là một cơ quan sinh sản quan trọng chỉ có ở phụ nữ, nó nằm ở cả hai bên của khoang bụng dưới và tử cung của phụ nữ! Nó có hai chức năng chính là sản xuất, rụng trứng; và bài tiết hormone sinh dục. Trong trường hợp bình thường, sau khi người phụ nữ bước vào tuổi dậy thì, buồng trứng sẽ bắt đầu phát triển và sau đó dần trưởng thành.
Những năm gần đây, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như biến đổi khí hậu, thói quen sinh hoạt (đặc biệt là các quan niệm cởi mở hơn về tình dục và thói quen ăn uống) kém lành mạnh... nên tỷ lệ mắc các bệnh về buồng trứng tăng dần qua từng năm, đặc biệt là số lượng bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng có một xu hướng gia tăng đáng kể.
Chỉ tính riêng tại Trung Quốc, năm 2020, số phụ nữ được chẩn đoán mắc mới bệnh ung thư buồng trứng đã đạt khoảng 60.000 người, và số phụ nữ chết vì nó lên tới 40.000 người!
Nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong do ung thư buồng trứng cao là do các triệu chứng ở giai đoạn đầu của bệnh không dễ nhận ra. Hơn nữa, do vị trí rất đặc biệt của buồng trứng nên việc khám phụ khoa thông thường cũng khó phát hiện được bệnh. Thực tế, trong số 60.000 người mắc mới ung thư buồng trứng tại Trung Quốc, chỉ có khoảng 30% phát hiện được bệnh ở giai đoạn đầu và giữa!
Để phát hiện ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm, bạn có thể chú ý quan sát xem mình có 3 biểu hiện bất thường ở phần thân dưới này hay không, nếu không có cái nào thì xin chúc mừng.
1. Khó chịu vùng bụng dưới
Buồng trứng là cơ quan sinh sản của nữ giới, nằm trong khoang bụng dưới. Cũng giống như các bệnh ung thư nội tạng khác, những cơn đau bụng dữ dội không xảy ra ở giai đoạn đầu của ung thư buồng trứng, người bệnh thường cảm thấy khó chịu nhẹ và sưng tấy vùng bụng dưới.
Một khi ung thư buồng trứng có các biến chứng như xoắn cuống, vỡ ung thư, chèn ép các mô xung quanh hoặc nhiễm trùng, bệnh nhân có thể bị đau bụng dưới. Đặc biệt nếu xoắn cuống xảy ra trong thời gian ngắn, bệnh nhân có thể bị đau bụng dữ dội.
2. Kinh nguyệt bất thường
Sự dày lên và rụng của nội mạc tử cung đều dựa vào quá trình rụng trứng và tiết hormone của buồng trứng. Thông thường ở giai đoạn đầu của ung thư buồng trứng, các tế bào ung thư không gây tổn thương đến chức năng buồng trứng.
Tuy nhiên, với sự phát triển của ung thư buồng trứng, đặc biệt là sau khi chức năng buồng trứng 2 bên bị tác động, bệnh nhân ung thư có những biểu hiện bất thường về kinh nguyệt ở các mức độ khác nhau, chẳng hạn như mãn kinh, lượng kinh quá ít, rối loạn kinh nguyệt…
3. Phù nề âm hộ và chi dưới
So với các cơ quan sinh sản khác, buồng trứng có nguồn cung cấp máu dồi dào nhất, xung quanh buồng trứng có một số lượng lớn các tĩnh mạch.
Khi ung thư phát triển đến một mức độ nhất định, các tế bào ung thư không chỉ xâm nhập vào màng nhện của khoang bụng mà còn chèn ép các tĩnh mạch gần khoang chậu khiến máu không thể lưu thông bình thường. Điều này dẫn đến áp suất thẩm thấu huyết tương tăng dần, dịch mô thấm vào vùng khác sẽ tạo thành phù sinh dục, phù chi dưới và các vấn đề khác.
Ngoài 3 biểu hiện điển hình trên, ung thư buồng trứng còn có nhiều dấu hiệu nhận biết khác như sau khi khối u chèn ép vào xương chậu, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, táo bón. Nếu khối u khổng lồ chèn ép cơ hoành hoặc kết hợp với tràn dịch ổ bụng, bệnh nhân sẽ khó thở và tim đập nhanh.
Ngoài ra, ung thư buồng trứng giai đoạn cuối còn có các triệu chứng suy mòn điển hình như mệt mỏi, sụt cân và thiếu máu.
Theo Tổ quốc
-
Sức khỏe2 giờ trướcCô gái bang Mississippi, Mỹ, 24 tuổi, đã lấy chồng 85 tuổi, hơn cô 61 tuổi. Cô mong muốn sinh cho chồng 2 đứa con và đã đăng ký đi thụ tinh nhân tạo.
-
Sức khỏe6 giờ trướcStephen bị liệt nửa người, phải tập đi sau khi cơn đau đầu dữ dội chuyển thành đột quỵ.
-
Sức khỏe6 giờ trướcChế độ ăn hoàn toàn có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về thận, đặc biệt nếu bổ sung thêm loại thực phẩm này.
-
Sức khỏe11 giờ trướcTrẻ mắc sốt rét có thể bị ớn lạnh, sốt cao, đổ mồ hôi, đau đầu, buồn nôn. Nếu bệnh ảnh hưởng não, trẻ có nguy cơ bị co giật hoặc bất tỉnh.
-
Sức khỏe14 giờ trướcNguyên nhân nào khiến một số viên thuốc có nửa vàng nửa đỏ và một số khác có màu xanh dương hoặc xanh lá cây?
-
Sức khỏe1 ngày trướcThalassemia là một bệnh di truyền phổ biến. Vì thế có rất nhiều cha mẹ lo lắng rằng, khi bố hoặc mẹ mắc căn bệnh này, con sinh ra cũng sẽ bị ảnh hưởng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThịt lợn là thực phẩm vô cùng quen thuộc với mọi gia đình. Tuy nhiên, có thể bạn đang ăn thịt lợn sai cách, dẫn đến tự rước bệnh vào người mà không hề hay biết.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBệnh nhân nhập viện với triệu chứng đái ra máu kéo dài, đau vùng thắt lưng, kết quả thăm khám phát hiện u thận với kích thước lớn
-
Sức khỏe1 ngày trướcTục ngữ Trung Quốc có câu 'Dưỡng thận trước dưỡng thân', ý muốn nói chỉ khi đảm bảo sức khỏe của thận thì cơ thể chúng ta mới khỏe mạnh, các bệnh mãn tính sẽ không tự dưng xuất hiện.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThịt lợn là thực phẩm vô cùng quen thuộc với mọi gia đình. Tuy nhiên, có thể bạn đang ăn thịt lợn sai cách, dẫn đến tự rước bệnh vào người mà không hề hay biết.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùng 6 Tết, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP. Hồ Chí Minh) tiếp nhận một bệnh nhi (26 tháng tuổi, trú tại Đồng Tháp) trong tình trạng bứt rứt, khó chịu, đau bụng, ói.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người có thói quen lấy ráy tai thường xuyên nhưng phương pháp không đúng cách có thể gây hại cho tai lúc nào không hay, thậm chí là dẫn đến ung thư.
-
Sức khỏe2 ngày trướcTheo các bác sĩ, trẻ thiếu máu nhưng thừa sắt có thể do Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Bệnh này có chi phí chữa trị tốn kém và cần phải phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
-
Sức khỏe2 ngày trướcBệnh nhân vào viện trong tình trạng nôn ra máu đỏ tươi, tiếp xúc chậm, da xanh tái, niêm mạc nhợt, thể trạng gầy.