- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
6 thức uống là "thuốc hạ đường huyết tự nhiên", đều đặn uống bệnh tiểu đường sẽ tránh xa bạn
Hầu như chúng đều có nguyên liệu xuất phát từ tự nhiên nên hoàn toàn lành tính, người bệnh có thể yên tâm sử dụng.
Trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường, nước có vai trò rất quan trọng. Mỗi tế bào, cơ quan và mô của chúng ta đều cần có nước để duy trì các chức năng của cơ thể và giữ nhiệt độ ở mức bình thường.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Seema Bonney (người sáng lập và giám đốc y tế của Trung tâm Chống lão hóa & Tuổi thọ tại Philadelphia, Mỹ): Đối với người tiểu đường, nước lọc là thức uống lành mạnh số 1. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những thức uống khác có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, hoạt động giống "thuốc hạ đường huyết" tự nhiên. Hầu như chúng đều có nguyên liệu xuất phát từ tự nhiên nên hoàn toàn lành tính, người bệnh có thể yên tâm sử dụng.
6 thức uống là "thuốc hạ đường huyết tự nhiên"
1. Trà mướp đắng
Bạn có thể dễ dàng pha trà mướp đắng ngay tại nhà, bằng cách cho mướp đắng khô vào nước nóng để hãm thành trà hoặc là cho mướp đắng khô vào nồi nước và đun sôi. Nếu có thể, bạn nên uống trà mướp đắng không thêm đường để có lợi cho đường huyết.
Mướp đắng có chứa một hợp chất giống insulin gọi là Polypeptide-p hoặc p-insulin, được chứng minh là có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên.
Theo một nghiên cứu năm 2011, được công bố trên tạp chí Journal Ethnopharmacolgy cho thấy dùng thường xuyên 2.000mg mướp đắng sẽ làm giảm đáng kể lượng đường huyết ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Một báo cáo khác được phát hành trên Tạp chí Hóa học & Sinh học, đã đưa ra bằng chứng liên quan đến thực tế là mướp đắng làm tăng hấp thu glucose và cải thiện kiểm soát đường huyết.
Những người bị bệnh tiểu đường đang dùng thuốc hạ đường huyết nên hỏi ý kiến bác sĩ khi uống trà mướp đắng kẻo khiếp đường huyết xuống quá thấp.
2. Trà lúa mạch
Trà lúa mạch có nhiều chất xơ không hòa tan nên rất tốt cho việc ổn định đường huyết ở người tiểu đường. Ngoài ra các đặc tính chống oxy hóa của trà lúa mạch cũng giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật.
3. Trà hoa cúc
Chỉ với 1 nắm hoa cúc khô ngâm trong nước nóng, bạn sẽ có 1 cốc trà hoa cúc thơm ngon, giúp ổn định lượng đường trong máu.
Trong y học cổ truyền, hoa cúc khô có tác dụng xua tan phong nhiệt, làm dịu gan và cải thiện thị lực, thường được dùng để thanh nhiệt, trừ hỏa.
Trà hoa cúc cũng có thể làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu, và có chứa các chất đặc biệt có thể ức chế hoạt động của enzym trong các biến chứng của bệnh tiểu đường. Đặc biệt, trà hoa cúc không chứa calo có thể thúc đẩy giảm cân hiệu quả.
4. Kombucha
Kombucha là một loại đồ uống lên men thường được làm từ trà đen hoặc trà xanh. Đó là một nguồn probiotics tuyệt vời, là một loại vi khuẩn có lợi có thể cải thiện lượng đường trong máu cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Một nghiên cứu trên chuột bị bệnh tiểu đường cho thấy Kombucha làm chậm quá trình tiêu hoá carbonhydrate và làm giảm lượng đường trong máu, giúp kiểm soát tiểu đường rất tốt. Đồng thời cải thiện chức năng gan, thận.
5. Trà xanh
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMC Pharmacology, trà xanh có thể cải thiện quá trình chuyển hóa glucose ở những người tham gia khỏe mạnh. Thức uống này cũng làm giảm mức đường huyết ở chuột mắc bệnh tiểu đường.
6. Nước râu ngô
Nhiều người tin rằng râu ngô là loại thuốc lợi tiểu, tiêu sưng mà không biết nó có còn là một phương thuốc tốt cho bệnh tiểu đường.
Râu ngô với thành phần chính là saponin có tác dụng hạ đường huyết, tăng đông máu và tăng cường chức năng của insulin.
Một nghiên cứu của Mỹ trên động vật cũng cho thấy râu ngô có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Tuy vậy, bạn chỉ nên uống nước râu ngô để trị bệnh liên tục trong khoảng 10 ngày, sau đó hãy ngưng khoảng một tuần rồi mới tiếp tục, tránh trường hợp bị rối loạn điện giải.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Sức khỏe37 phút trướcBộ Y tế cho hay nước ta đang tạm dừng sử dụng Evusheld, loại thuốc dự phòng và điều trị Covid-19, để tiếp tục theo dõi, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
-
Sức khỏe2 giờ trướcNhiều người bệnh phát hiện bệnh suy thận ở giai đoạn muộn, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
-
Sức khỏe2 giờ trướcVừa qua Giao thừa, sản phụ được gia đình đưa vào viện mổ đẻ trong tình trạng vỡ ối đã lâu, có dấu hiệu nhiễm trùng, sốt cao, đau đớn...
-
Sức khỏe5 giờ trướcCác nhà nghiên cứu cho biết máy sấy sử dụng tia cực tím (UV) để làm kho gel sơn móng tay có thể dẫn đến nguy hiểm, thậm chí cả nguy cơ ung thư.
-
Sức khỏe6 giờ trướcQuảng Ngãi - Dù gia đình biết con mình hóc hạt bí và khi vào viện đã nói với y bác sĩ, tuy nhiên các y bác sĩ đã không cứu được cháu bé.
-
Sức khỏe6 giờ trướcCó tiền sử khỏe mạnh nhưng sau đó anh H. xuất hiện ho khan và đau tức ngực trái. Lo lắng, anh đã vào viện thăm khám.
-
Sức khỏe6 giờ trước5 loại tác nhân virus gây bệnh mới nổi thật sự có khả năng liên quan đến biến đổi khí hậu ở nước ta và một số vùng trên thế giới.
-
Sức khỏe10 giờ trướcNgày Tết nhiều gia đình có thói quen tích trữ đồ ăn. Đặc biệt là không ít nhà gói nhiều bánh chưng, làm các loại mứt để ăn dần đến ra Giêng. Thực tế khi thời tiết nóng ẩm, hoặc đồ ăn để lâu ngày không bảo quản đúng cách dẫn đến nấm mốc, gây hại tới sức khỏe nếu ăn vào.
-
Sức khỏe10 giờ trướcMột số người nhận thấy họ đi vệ sinh nhiều hơn sau khi thưởng thức cà phê.
-
Sức khỏe11 giờ trướcSau tuổi 40, chị em nên tẩm bổ bằng 3 loại "thuốc bổ thượng hạng" này mỗi tuần.
-
Sức khỏe12 giờ trướcTôi chỉ uống 2 ly rượu nhỏ nhưng mặt đã đỏ phừng phừng. Đây có phải dấu hiệu nguy hiểm không thưa bác sĩ? (An An, 25 tuổi, Đồng Nai).
-
Sức khỏe12 giờ trướcGan nhiễm mỡ là tình trạng có quá nhiều chất béo tích tụ trong gan. Căn bệnh này có thể gây xơ gan hoặc sẹo gan, thậm chí suy gan và ung thư gan nếu chúng ta không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgày 26/1 (mùng 5 Tết), Việt Nam ghi nhận 17 ca mắc COVID-19, tăng gần gấp đôi so với hôm qua. Hiện còn 3 bệnh nhân nặng đang điều trị, giảm 1 ca sau 24 giờ.