- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
BS Bệnh viện Nhi đồng 1: Khi trẻ sốt cao co giật, cha mẹ tuyệt đối không mắc sai lầm này
Vắt chanh vào miệng trẻ, cho đầu đũa, đầu muỗng vào miệng trẻ là vô cùng nguy hiểm, vô tình làm tình trạng bệnh trở nặng hơn và nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Vắt chanh vào miệng trẻ, cho đầu đũa, đầu muỗng vào miệng trẻ là vô cùng nguy hiểm, vô tình làm tình trạng bệnh trở nặng hơn và nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Ngày 17/8, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết mỗi ngày nơi đây tiếp nhận khoảng 10 trẻ bị co giật, trong đó có 7 trường hợp sốt cao co giật lành tính. Đã có nhiều cha mẹ, cứ thấy con co giật là vắt chanh vào họng, cho trẻ ngậm đầu đũa, đầu thìa để con không cắn vào lưỡi, nhưng đã vô tình mang đến nguy hiểm cho con.
Đừng vắt chanh vào miệng, cho đầu đũa, đầu muỗng vào miệng trẻ
Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh Nhi đồng 1 nhận định rằng, hiện nay, có rất nhiều bậc cha mẹ chưa hiểu đúng về việc co giật ở trẻ và tự điều trị cho con sai cách.
Cách đây hai năm, Bệnh viên Nhi đồng 1 tiếp nhận một bệnh nhi sốt co giật dẫn đến viêm phổi cấp, toàn bộ cơ thể tím tái. Nguyên nhân, do người nhà thấy con bị sốt co giật đã vắt chanh vào miệng để giảm bệnh cho trẻ.
Một trường hợp khác, đứa trẻ bị tắc đường thở, viêm phổi cấp do nuốt phải chiếc răng bị gãy.
Để xảy ra điều nghiêm trọng thêm là vì người nhà thấy con sốt cao, co giật nên dùng đầu muỗng và đầu đũa cho vào miệng trẻ, để trẻ không bị nghiến rắng, cắn lưỡi. Nào ngờ, răng đứa trẻ bị gãy và mắc ở cuống họng làm nghẹt thở, viêm phổi cấp.
Bác sĩ cho biết, trẻ được tiếp nhận trong tình trạng cứng đờ, viêm phổi cấp, phải thở bằng máy.
Sau khi chụp CT các bác sĩ phát hiện chiếc răng đang mắc ở họng trẻ.
"Khi co giật, trẻ thường bị mất ý thức, phản xạ hầu, họng mất đi, biểu hiện là tình trạng hít sặc.
Di chứng cơ bản nhất là tình trạng thiếu oxy ở não. Phụ huynh cần tìm cách làm cho nhớt từ miệng chảy ra để không làm thiếu oxy, ngửa đầu trẻ ra để đường thở được thông.
Nếu trẻ lên cơn sốt phải tìm cách cho trẻ hạ sốt ngay bằng các phương pháp vật lý như lau nước ấm, đặt thuốc sốt ở hậu môn. Làm mọi cách để trẻ không bị tím, kê đầu cao, không để miệng trẻ bị ách tắc. Thông thường khi trẻ bị co giật lành tính thì sẽ tự hết.
Vắt chanh vào miệng trẻ, cho đầu đũa, đầu muỗng vào miệng trẻ là vô cùng nguy hiểm, vô tình làm tình trạng bệnh trở nặng hơn và nguy hiểm đến tính mạng trẻ", bác sĩ Phương khuyên cáo.
Phân biệt co giật do sốt cao và co giật động kinh
Bác sĩ Phương cho biết, co giật là tình trạng cấp cứu thường gặp ở trẻ nhỏ, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 300 ca nhập viện để điều trị. Thế nhưng, hầu hết đều là những ca sốt cao co giật lành tính.
Theo bác sĩ Phương, sốt cao co giật lành tính thường xảy ra ở trẻ từ 5 tháng đến 6 tuổi, khi trẻ sốt cao trên 39 độ C. Bệnh được gọi là lành tính vì trẻ chỉ co giật một lần, cơn co giật ngắn (1-2 phút), sau đó tự động hết, trẻ tỉnh táo sau khi co giật, không có biến chứng.
Còn co giật động kinh là những cơn co xảy ra khi trẻ không sốt hoặc sốt nhẹ, sau khi co giật trẻ bị liệt nửa người, ngưng thở, thở máy hoặc nặng hơn là hôn mê.
Bệnh rất nguy hiểm đến trẻ, vì đây là những bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương như: viêm não, viêm màng não, chấn thương sọ não, nhiễm khuẩn ở hệ thần kinh trung ương (viêm màng não do siêu vi), rối loạn điện giải do tiêu chảy, mất nước do hạ/tăng natri. Những trường hợp bệnh lý này chỉ chiếm khoảng 20% những ca nhập viện.
Theo BS Nguyễn Kiến Minh, Phó Trưởng khoa Thần kinh BV Nhi Đồng 1, nguyên nhân của co giật động kinh là do trẻ bị sang chấn trên não, sinh ngạt, sinh non tháng, viêm màng não, viêm não, u não hay do một số một số bệnh lý chuyển hóa… Tính đến nay, ở nước ta có khoảng 0,5% trẻ bị co giật động kinh.
BS Minh cho biết, khi khám cho trẻ bị co giật, các bác sĩ sẽ dựa vào lâm sàng và bệnh sử từ người nhà kể lại, khi bé co giật, bác sĩ tiến hành đo điện não, nặng hơn có thể chụp MRI não để tìm hiểu chính xác cơn co xuất phát từ vấn đề gì.
"Khi con bị co giật, cha mẹ nên xem con giật như thế nào, co cứng toàn thân hay giật tay chân, khi giật đầu mặt có quay bên nào hay không, bé có bị mất ý thức hay không để xác định có nguyên nhân cụ thể", bác sĩ Minh nói.
Sau khi xác định đứa trẻ bị co giật động kinh, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng thuốc một cách nghiêm ngặt. Cha mẹ cũng phải chăm sóc con theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, như cho uống thuốc đúng giờ, đúng liều, bởi nếu quên một lần thuốc có thể điều trị lại từ đầu. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, nếu trẻ chậm nói, chậm đi có thể phối hợp với vật lý trị liệu.
"Động kinh là bệnh mãn tính nên khi chuẩn đoán phải rất kỹ lưỡng. Sau khi điều trị khoảng 2 năm, nếu bé phát triển bình thường sẽ dừng lại. Thế nhưng, đến nay, vẫn chưa có phương tiện kỹ thuật để phẫu thuật cho trẻ bị động kinh. Vì thế chỉ có cách duy nhất là điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu", bác sĩ Minh nói.
Theo bác sĩ Nguyễn Quang Vinh, chuyên khoa Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, nếu bị sốt co giật do bệnh lý, trẻ có thể diễn tiến đến viêm não, với mức độ tử vong lên đến 30%.
"Có nhiều cha mẹ, con bị co giật, đưa đi khám được bác sĩ chuẩn đoán viêm màng não thì bức xúc và hỏi bác sĩ, sao chỉ sốt cao mà lại bị viêm màng não. Thế nhưng, trẻ đã bị viêm màng não trước đó mà không được chuẩn đoán đúng và kịp thời.
Vì thế, các bậc cha mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân khi trẻ co giật để điều trị đúng cách, sớm đưa đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán nguyên nhân co giật", bác sĩ Vinh khuyên.
Ngày 17/8, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết mỗi ngày nơi đây tiếp nhận khoảng 10 trẻ bị co giật, trong đó có 7 trường hợp sốt cao co giật lành tính. Đã có nhiều cha mẹ, cứ thấy con co giật là vắt chanh vào họng, cho trẻ ngậm đầu đũa, đầu thìa để con không cắn vào lưỡi, nhưng đã vô tình mang đến nguy hiểm cho con.
Đừng vắt chanh vào miệng, cho đầu đũa, đầu muỗng vào miệng trẻ
Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh Nhi đồng 1 nhận định rằng, hiện nay, có rất nhiều bậc cha mẹ chưa hiểu đúng về việc co giật ở trẻ và tự điều trị cho con sai cách.
Cách đây hai năm, Bệnh viên Nhi đồng 1 tiếp nhận một bệnh nhi sốt co giật dẫn đến viêm phổi cấp, toàn bộ cơ thể tím tái. Nguyên nhân, do người nhà thấy con bị sốt co giật đã vắt chanh vào miệng để giảm bệnh cho trẻ.
Một trường hợp khác, đứa trẻ bị tắc đường thở, viêm phổi cấp do nuốt phải chiếc răng bị gãy.
Để xảy ra điều nghiêm trọng thêm là vì người nhà thấy con sốt cao, co giật nên dùng đầu muỗng và đầu đũa cho vào miệng trẻ, để trẻ không bị nghiến rắng, cắn lưỡi. Nào ngờ, răng đứa trẻ bị gãy và mắc ở cuống họng làm nghẹt thở, viêm phổi cấp.
Bác sĩ cho biết, trẻ được tiếp nhận trong tình trạng cứng đờ, viêm phổi cấp, phải thở bằng máy.
Sau khi chụp CT các bác sĩ phát hiện chiếc răng đang mắc ở họng trẻ.
"Khi co giật, trẻ thường bị mất ý thức, phản xạ hầu, họng mất đi, biểu hiện là tình trạng hít sặc.
Di chứng cơ bản nhất là tình trạng thiếu oxy ở não. Phụ huynh cần tìm cách làm cho nhớt từ miệng chảy ra để không làm thiếu oxy, ngửa đầu trẻ ra để đường thở được thông.
Nếu trẻ lên cơn sốt phải tìm cách cho trẻ hạ sốt ngay bằng các phương pháp vật lý như lau nước ấm, đặt thuốc sốt ở hậu môn. Làm mọi cách để trẻ không bị tím, kê đầu cao, không để miệng trẻ bị ách tắc. Thông thường khi trẻ bị co giật lành tính thì sẽ tự hết.
Vắt chanh vào miệng trẻ, cho đầu đũa, đầu muỗng vào miệng trẻ là vô cùng nguy hiểm, vô tình làm tình trạng bệnh trở nặng hơn và nguy hiểm đến tính mạng trẻ", bác sĩ Phương khuyên cáo.
Phân biệt co giật do sốt cao và co giật động kinh
Bác sĩ Phương cho biết, co giật là tình trạng cấp cứu thường gặp ở trẻ nhỏ, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 300 ca nhập viện để điều trị. Thế nhưng, hầu hết đều là những ca sốt cao co giật lành tính.
Theo bác sĩ Phương, sốt cao co giật lành tính thường xảy ra ở trẻ từ 5 tháng đến 6 tuổi, khi trẻ sốt cao trên 39 độ C. Bệnh được gọi là lành tính vì trẻ chỉ co giật một lần, cơn co giật ngắn (1-2 phút), sau đó tự động hết, trẻ tỉnh táo sau khi co giật, không có biến chứng.
Còn co giật động kinh là những cơn co xảy ra khi trẻ không sốt hoặc sốt nhẹ, sau khi co giật trẻ bị liệt nửa người, ngưng thở, thở máy hoặc nặng hơn là hôn mê.
Bệnh rất nguy hiểm đến trẻ, vì đây là những bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương như: viêm não, viêm màng não, chấn thương sọ não, nhiễm khuẩn ở hệ thần kinh trung ương (viêm màng não do siêu vi), rối loạn điện giải do tiêu chảy, mất nước do hạ/tăng natri. Những trường hợp bệnh lý này chỉ chiếm khoảng 20% những ca nhập viện.
Theo BS Nguyễn Kiến Minh, Phó Trưởng khoa Thần kinh BV Nhi Đồng 1, nguyên nhân của co giật động kinh là do trẻ bị sang chấn trên não, sinh ngạt, sinh non tháng, viêm màng não, viêm não, u não hay do một số một số bệnh lý chuyển hóa… Tính đến nay, ở nước ta có khoảng 0,5% trẻ bị co giật động kinh.
Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh Nhi đồng 1 đang khám cho bệnh nhi.
BS Minh cho biết, khi khám cho trẻ bị co giật, các bác sĩ sẽ dựa vào lâm sàng và bệnh sử từ người nhà kể lại, khi bé co giật, bác sĩ tiến hành đo điện não, nặng hơn có thể chụp MRI não để tìm hiểu chính xác cơn co xuất phát từ vấn đề gì.
"Khi con bị co giật, cha mẹ nên xem con giật như thế nào, co cứng toàn thân hay giật tay chân, khi giật đầu mặt có quay bên nào hay không, bé có bị mất ý thức hay không để xác định có nguyên nhân cụ thể", bác sĩ Minh nói.
Sau khi xác định đứa trẻ bị co giật động kinh, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng thuốc một cách nghiêm ngặt. Cha mẹ cũng phải chăm sóc con theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, như cho uống thuốc đúng giờ, đúng liều, bởi nếu quên một lần thuốc có thể điều trị lại từ đầu. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, nếu trẻ chậm nói, chậm đi có thể phối hợp với vật lý trị liệu.
"Động kinh là bệnh mãn tính nên khi chuẩn đoán phải rất kỹ lưỡng. Sau khi điều trị khoảng 2 năm, nếu bé phát triển bình thường sẽ dừng lại. Thế nhưng, đến nay, vẫn chưa có phương tiện kỹ thuật để phẫu thuật cho trẻ bị động kinh. Vì thế chỉ có cách duy nhất là điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu", bác sĩ Minh nói.
Bác sĩ Nguyễn Quang Vinh, chuyên khoa Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1
Theo bác sĩ Nguyễn Quang Vinh, chuyên khoa Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, nếu bị sốt co giật do bệnh lý, trẻ có thể diễn tiến đến viêm não, với mức độ tử vong lên đến 30%.
"Có nhiều cha mẹ, con bị co giật, đưa đi khám được bác sĩ chuẩn đoán viêm màng não thì bức xúc và hỏi bác sĩ, sao chỉ sốt cao mà lại bị viêm màng não. Thế nhưng, trẻ đã bị viêm màng não trước đó mà không được chuẩn đoán đúng và kịp thời.
Vì thế, các bậc cha mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân khi trẻ co giật để điều trị đúng cách, sớm đưa đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán nguyên nhân co giật", bác sĩ Vinh khuyên.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Sức khỏe4 giờ trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe9 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe9 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe13 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe14 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe16 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe17 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.