- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đắp kem trộn để làm đẹp da, sau một tuần, bệnh nhân nữ bị tổn thương giống bạch biến
Hiện nay làm đẹp nhu cầu của nhiều chị em, tuy nhiên để có làn da trắng đã bất chấp dùng các loại kem trộn mà thực chất chỉ là hỗn hợp các loại hóa chất dẫn đến hậu quả nguy hiểm.
Bác sĩ Hoàng Văn Tâm -Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết mới tiếp nhận và điều trị một bệnh nhân bị tổn thương giống bạch biến sau khi đắp kem trộn để làm đẹp da.
Người phụ nữ làn da giống như bị bạch biến
Theo chia sẻ, bệnh nhân muốn làm đẹp có làn da trắng nên đã nghe lời vài người bạn đắp kem trộn để làm da mặt sáng da. Những người bán kem trộn tư vấn rằng sau khi dùng khoảng một tuần cho đến một tháng là da đẹp và trắng. Nhưng sau khi bôi một tuần, bệnh nhân thấy da có biểu hiện giảm sắc tố.
Sau gần 1 tháng, làn da của bệnh nhân có sáng hơn nhưng đó là những mảng da như bạch biến. Ngoài tổn thương ở mặt, vùng da ở cánh tay cũng bị giảm sắc tố do bệnh nhân tets thử sản phẩm. Theo các bác sĩ, nhìn đặc điểm tổn thương rất giống bạch biến nhưng không phải bạch biến mà là mất sắc tố do dùng kem trộn không rõ nguồn gốc. Suốt 5 năm qua, bệnh nhân theo đuổi nhiều phương pháp để khắc phục hậu quả nhưng không thành công.
Để điều trị cho người bệnh bác sĩ Tâm dùng kỹ thuật ghép tế bào thượng bì tự thân không qua nuôi cấy. Với đặc điểm tổn thương này bác sĩ dùng mảng da nhỏ vùng kín, tách tế bào ghép vào vùng da tổn thương và để băng vào vùng tổn thương trong vòng một tuần. Sau đó tháo ra để 3,4 tháng làn da sẽ tự phục hồi.
Trước đó, bác sĩ Tâm có tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ trẻ tuổi khác tới khám vì mụn trứng cá. Qua khai thác, bệnh nhân được điều trị ở 1 cơ sở với phác đồ: nặn mụn + thuốc bôi có tem chống hàng giả. Tất nhiên là quá trình điều trị không hiệu quả mà bệnh nhân xuất hiện thêm giãn mạch (da bị đỏ).
Làn da cô gái khi nặn mụn và dùng thuốc bôi có tem chống hàng giả
Qua tổn thương trên, bác sĩ Tâm có thể sơ bộ ghi nhận thuốc bôi trên là 1 dạng thuốc trộn không rõ nguồn gốc (vì không có điền bất kì thông tin về thuốc nào trên đó). Và nghi ngờ thuốc trộn trong đó có corticoid (vì thuốc này gây hiện tượng giãn mạch).
Theo bác sĩ Tâm, nhiều cơ sở vẫn trộn corticoid vào thuốc bôi để điều trị bệnh rám má, trứng cá... mà không biết hậu quả khôn lường của nó nếu không biết dùng đúng cách! Vì vậy khi quyết định bôi gì ở trên mặt mọi người phải biết chắc chắn mình bôi cái gì. Không phải cái gì cũng bôi trên mặt được.
Theo BSCK I Đinh Doãn Thạch - Phụ trách khoa Điều trị nội trú (BV Da liễu Hà Nội), ông từng gặp rất nhiều bệnh nhân đến khám vì da mặt đỏ, mụn mọc nhiều, da nhờn hơn, mọc lông trên da, viêm da do dùng các loại kem trắng da cấp tốc. Các loại kem làm trắng da cấp tốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ bày bán trên thị trường hiện nay đều chứa hydroquinone, axit, corticoid với nồng độ cao.
Chúng có thể ngấm qua da gây bong tróc, dị ứng. Khi sử dụng các loại kem làm trắng da cấp tốc này có thể giúp làm đẹp da tức thời. Tuy nhiên, một thời gian sau sẽ có hiện tượng đỏ da, ngứa ngáy, nổi mụn li ti. Thậm chí nguy hiểm hơn có thể gây teo da, giãn mạch máu, nhiễm trùng da, tạo điều kiện cho nám mọc nhiều hơn.
"Làm trắng da là quá trình lâu dài, sinh ra và hủy tế bào da phải có thời gian, không phải trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc làm trắng da cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Bởi không phải loại da nào cũng có thể làm trắng được", bác sĩ Thạch chia sẻ.
Theo Pháp luật và bạn đọc
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 giờ trướcBản tin 18h ngày 28/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 16 ca mắc mới, trong đó 12 ca ghi nhận trong nước tại Hải Dương, 4 ca nhập cảnh tại Tây Ninh (3 ca) và Đồng Tháp (1 ca).
- Sức khỏe4 giờ trướcDưới đây là một số băn khoăn của người dân trong tiêm phòng vắc-xin Covid-19 được CDC Hoa Kỳ giải thích rõ ràng.
- Sức khỏe8 giờ trướcĐây là một người đàn ông từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu làm việc ngày 27/2.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe10 giờ trướcNgày 21/2, bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên tại tỉnh Gia Lai được xuất viện sau khi có kết quả xét nghiệm 5 lần âm tính liên tục, đến nay lại tái dương tính.
- Sức khỏe11 giờ trướcĐược biết, trong khi gia đình vẩy nhiệt kế để đo thân nhiệt, chiếc nhiệt kế đâm thẳng vào bàn tay trái của cháu bé.
- Sức khỏe13 giờ trướcBản tin 6h ngày 28/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc COVID-19. Việt Nam vẫn đang có 2.432 bệnh nhân. Đến thời điểm này đã có 1.844 bệnh nhân được chữa khỏi. Hơn 63.000 người đang cách ly chống dịch.
- Sức khỏe23 giờ trướcViện Y tế Đại học Italy công bố kết quả nghiên cứu cho thấy lần đầu tiên, biến chủng của SARS-CoV-2 đã được tìm thấy trong hệ thống nước thải đô thị tại nước này.
- Sức khỏe1 ngày trướcCác ca vừa được công bố ghi nhận tại huyện Kim Thành, Kinh Môn và thành phố Hải Dương.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcTS Dương Hữu Thái cho biết kháng thể vaccine Covivac chống được biến chủng virus SARS-CoV-2 từ Anh và Nam Phi
- Sức khỏe1 ngày trướcTheo bản tin lúc 6h sáng ngày 27/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe2 ngày trướcBản tin 18h ngày 26/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 5 ca mắc mới COVID-19, trong đó 4 ca ghi nhận tại Hải Dương; 01 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Đồng Tháp