Đây là loại đồ uống có thể chữa 8 bệnh mà bất kì ai cũng dễ mắc phải

Dưới đây là công thức, cách làm loại đồ uống giúp bạn chữa được 8 bệnh thường gặp trong cuộc sống.

Dưới đây là công thức, cách làm loại đồ uống giúp bạn chữa được 8 bệnh thường gặp trong cuộc sống.

>>6 lợi ích diệu kỳ của chanh dây

Công thức tạo đồ uống chữa 8 bệnh có ngay trong bếp nhà bạn

Chúng ta đã từng nghe nói về các loại phép thuật trong tiểu thuyết có thể chữa khỏi những bệnh nguy hiểm nhất chỉ trong phút chốc. Mặc dù trong thực tế cuộc sống, những điều ấy chẳng thể nào xảy ra nhưng luôn có những cách để làm giảm các triệu chứng, rối loạn bệnh tật mà bạn không phải chờ đợi quá lâu.

Một số người dễ bị mắc một số bệnh nhưng lại không dám uống kháng sinh vì sợ các tác dụng phụ đi kèm? Nếu bạn rơi vào nhóm người này thì những công thức từ tự nhiên để chữa bệnh chắc chắn vô cùng có ý nghĩa. Dưới đây là công thức, cách làm loại đồ uống giúp bạn chữa được 8 bệnh thường gặp trong cuộc sống được Boldsky đưa ra:

cong thuc chua benh1

Công thức

- Một nửa thìa cà phê gừng.

- 1 thìa cà phê nghệ.

- 1 thìa cà phê quế.

- Một nửa cốc sữa.

- 1 muỗng cà phê mật ong.

Cách làm

- Trộn những nguyên liệu trên trong một máy xay sinh tố.

- Đổ hỗn hợp vào một chiếc chảo nóng.

- Đun sôi hỗn hợp.

- Đổ hỗn hợp được đun sôi vào một chiếc cốc. Thức uống giờ đã sẵn sàng để sử dụng.

Thức uống này đem lại rất có lợi cho sức khỏe của mỗi chúng ta vì giúp chữa nhiều bệnh và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Hỗn hợp gừng, nghệ, quế, mật ong, sữa có tác dụng chữa 8 bệnh phiền toái:

Ngăn chặn béo phì: Gừng và nghệ làm tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng đốt cháy chất béo, do đó giúp giảm cân hiệu quả.

Chữa đầy hơi: Khi uống hỗn hợp này sẽ giúp bạn giảm khí, đầy hơi trong dạ dày bằng cách trung hòa các axit, giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày.

Điều trị hệ miễn dịch yếu: Nghệ và gừng có thể làm tăng khả năng chống lại các loại bệnh tật, tăng cường hệ thống miễn dịch.

Điều trị đau nhức khớp: Là thức uống có đặc tính chống viêm, do đó chúng sẽ hoạt động trên các khớp và cơ bắp, giúp giảm viêm, sưng, giảm đau hiệu quả.

 cong thuc do uong chua benh

Chữa bệnh cảm cúm: Nghệ và gừng có tính chất kháng khuẩn, có thể giết chết các vi khuẩn, virus gây bệnh, do đó sẽ giảm bớt khả năng bị cúm cũng như các triêu chứng sốt, ho, cảm lạnh…

Chữa đau họng: Loại thuốc tự chế này có thể giúp giảm đau cổ họng bằng cách giảm kích ứng, ho, loại bỏ tắc nghẽn trong cổ họng.

Giúp da sáng đẹp hơn, điều trị da xỉn màu: Đồ uống từ nghệ và gừng nuôi dưỡng làn da ngay từ bên trong, đồng thời cải thiện độ đàn hồi của da, đem lại cho bạn một làn da rạng rỡ.

Phòng chống loãng xương: Khi sữa được bổ sung vào thức uống này sẽ đem đến cho bạn lượng canxi và vitamin dồi dào, giúp tăng cường sức khỏe của xương, do đó làm giảm sự xuất hiện của các triệu chứng đau khớp, loãng xương…

cong thuc chua benh2

Chuyên gia Đông y nói gì về cách chữa bệnh này?

Lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y, Ba Đình, Hà Nội) khẳng định, hỗn hợp những chất trên có thể trị được nhiều bệnh, đồng thời làm đẹp da.

Theo lương y, quế có hai loại là quế nhục (quế vỏ thân to, dày) và quế chi (quế thu được từ những cành của cây quế). Trong Đông y, quế có vị ngọt, tính nóng, cay, hơi có độc, tác dụng vào 3 kinh gan, thận, lá lách giúp bổ mệnh môn, trữ lạnh, thông huyết mạch.

Quế giúp chữa mệnh môn rối hỏa như chân tay lạnh buốt, lạnh lưng, đau đầu gối, mạch nhỏ, đau bụng, nôn mửa, kinh bể, tiểu tiện khó khăn. Thông thường người dùng 1 – 5g/ ngày. “Nếu chân tay tê nhức, tê bì thì dùng cành quế tức quế chi. Nguyên tắc là quế nhục thu khí nóng vào cơ thể, quế chi lại dẫn khí nóng ở cơ thể ra. Do đó, tùy từng loại bệnh mà thầy thuốc sẽ căn cứ để bốc đúng loại quế cho bệnh nhân”, lương y Bùi Hồng Minh nói.

Mật ong chứa 60-70% là glucose, ngoài ra còn có sacharose, muối vô cơ, axit hữu cơ, men tiêu hóa, chất béo… Mật ong vị ngọt, tính bình, vào 5 kinh: tâm, tì, phế, vị, đại tràng. Lượng khuyến cáo mỗi ngày là 10-20g/ ngày.

chữa bệnh đông y
Lương y Bùi Hồng Minh (phải) đang đo huyết áp cho bệnh nhân. (Ảnh: TN)

Đây là một loại thuốc bổ, giảm mật độ axit của dịch vị, làm axit dạ dày hoạt động bình thường. “Nó có thể chữa được nhiều bệnh như viêm loét dạ dày, hành tá tràng, viêm gan, viêm túi mật, diệt vi trùng”, lương y Bùi Hồng Minh nói.

Tuy nhiên, mật ong có tính chất phụ thuộc vào vùng nguyên liệu ong lấy mật. Ông Minh lưu ý là nếu khu vực mật ong có hoa độc thì mật ong có độc là chuyện rất bình thường, điều này không phải do ong tự bài tiết ra. Ngoài ra, kết hợp ăn mật ong với hạt chuối sẽ gây nguy hiểm tính mạng, tuy nhiên đắp bên ngoài thì không sao.

Sữa là một loại thuốc bổ, bồi dưỡng cơ thể nhờ những hoạt chất có lợi cho cơ thể. Do đó, việc thêm sữa vào hỗn hợp trên để chữa bệnh, theo lương y, sẽ giúp tăng cường năng lượng và trao đổi chất.

Riêng với nghệ, lương y đặc biệt nhấn mạnh đây là loại củ được dùng ở nhiều dạng khác nhau có tác dụng phòng chống, chữa trị nhiều bệnh. Theo Đông y, uất kim (những củ nghệ mọc ra xung quanh 1 củ chính) có vị cay, đắng, hơi ngọt, tính mát, trong khi khương hoàng (củ nghệ to) có vị cay, đắng, hơi ngọt nhưng tính nóng. Uất kim vào gan, kinh tâm, kinh phế có tác dụng hành khí, giải uất; trong khi khương hoàng hành phế, phá huyết, thông kinh.

“Cụ thể, khi khí huyết uất trệ, bụng sườn đau, chảy máu cam, đái ra máu, hôn mê thì ta dùng uất kim. Có thể giã đắp vết thương nếu vết thương chậm, lâu lành. Khương hoàng chữa huyết ứ, bụng đầy, khó thở, cánh tay tê đau, phụ nữ bế kinh, có hòn cục trong bụng (bệnh bôn đồn), sau khi sinh huyết xấu, vết thương do vấp, ngã”, lương y cho biết.

Liều dùng để chữa bệnh: uất kim 2-10g/ ngày ở dạng bột hoặc thuốc sắc uống. Khương hoàng 4-6g/ ngày. Tuy nhiên, vị lương y này cảnh báo, phụ nữ có thai, trẻ em, khí trệ trong người không nên sử dụng.

Gừng cũng là một vị thuốc rẻ tiền ngay trong nhà bạn. Gừng còn có tên gọi khác là sinh khương, can khương, bạch khương, hắc khương – tùy theo dạng khô hay tươi, màu trắng hay đen. Tùy từng loại gừng sẽ có tính chất khác nhau một chút. Gừng tươi có vị cay, tính ấm, thơm, gừng khô có vị cay, tính nóng, thơm hắc.

Gừng tươi có thể chữa cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc từ cua cá, chim thú nếu có độc, các loại thịt (trừ thịt lợn vì gừng kỵ thịt lợn) khi ăn vào cơ thể. Dùng 4-8g sắc nước uống.Gừng khô chữa đau bụng do lạnh, chướng bụng đầy hơi, thổ tả, chân tay lạnh, ho có đờm… Gừng đen (xao cháy gừng) chữa đau bụng lạnh, chân tay nhức mỏi, băng huyết. Tuy nhiên, phụ nữ có thai nên thận trọng khi sử dụng gừng. Tốt nhất là nên thảm khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng hay không.

Từ việc phân tích từng loại nguyên liệu như trên, lương y Bùi Hồng Minh cho rằng, sử dụng bài thuốc mật ong + quế+ nghệ + gừng + sữa để chữa bệnh, giữ gìn sức khỏe, làm đẹp da xỉn màu là điều hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, những người máu tính hàn thì nên dùng thân củ nghệ, người có máu tính nóng thì nên dùng những nhánh nghệ mọc ra từ củ chính.

“Nói chung đây là những vị thuốc được sử dụng để chữa bệnh như đau đầu, bổ huyết, cảm mạo, phụ nữ bế kinh. Đồng thời đây cũng là công thức giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng”, ông Minh nói.

Theo Trí Thức Trẻ


bài thuốc hay

bài thuốc chữa bệnh

những bệnh thường gặp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.