- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Khi nào người mắc bệnh gan không còn cơ hội cứu chữa?
Gan là bộ phận nếu có tổn thương mãn tính và xơ gan phát triển, thì gần như hỏng gan và không có cơ hội chữa trị.
Gan là bộ phận nếu có tổn thương mãn tính và xơ gan phát triển, thì gần như hỏng gan và không có cơ hội chữa trị.
Theo Viện Tế bào gốc Harvard, tế bào gan trưởng thành có thể nhân đôi để đối phó với chấn thương và ngay cả khi đã phẫu thuật cắt bỏ 3/4 gan, cơ quan này vẫn có thể trở lại hoạt động với chức năng bình thường.
Đã từng có bằng chứng rằng phospholipid (chất bổ sung) có khả năng chữa tổn thương gan do rượu, chế độ ăn uống kém và các yếu tố khác.
Tuy nhiên, nếu tổn thương gan quá mức hoặc mãn tính, diễn ra suy giảm chức năng gan, thì chỉ còn cách duy nhất là ghép gan.
Suy gan là tình trạng nghiêm trọng, khi đó mất hoặc suy giảm chức năng gan xảy ra trong vòng vài tuần hoặc thậm chí vài ngày, thường là do ngộ độc.
Nguyên nhân gây tổn thương gan
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh gan, có thể là bẩm sinh (ví dụ như hẹp đường mật, haemochromatosis và bệnh Wilson) hoặc các bệnh gan mắc phải (ví dụ: bệnh gan do rượu, viêm gan siêu vi, bệnh gan nhiễm mỡ không cồn và viêm gan nhiễm mỡ không cồn).
Nhiều loại thuốc mua tự do, kê đơn và thuốc bất hợp pháp cũng có thể gây tổn thương gan. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương gan là liều cao acetaminophen (paracetamol). Đối với người lớn, không nên vượt quá liều tối đa hàng ngày được đề nghị là 4g. Điều này có nghĩa là tối đa 1g (hoặc hai viên) mỗi sáu giờ một lần.
Ngoài ra, tiếp xúc quá mức với steroid đồng hóa và các liệu pháp thảo dược, cũng như ăn các loại thực phẩm chưa được làm sạch đủ cũng có thể gây độc cho gan.
Khi gan liên tục bị tổn thương do bệnh tật, chất kích thích hoặc chất độc, gan cố gắng tự sửa chữa bằng cách hình thành mô sẹo, được gọi là xơ hóa. Khi mô sẹo này trở nên phổ biến, nó phá hủy cấu trúc bên trong của gan và khả năng hoạt động và tái tạo chính nó. Sẹo này được gọi là xơ gan.
Xơ gan là bệnh gây tử vong phổ biến thứ 7 trên thế giới.
Các giai đoạn xơ gan
Ở giai đoạn một, bệnh nhân gặp ít triệu chứng. Bệnh có thể tiến triển rất chậm và nếu được chẩn đoán ở giai đoạn này, có cơ hội chữa trị tốt. Các triệu chứng bao gồm vàng da, khô miệng, mệt mỏi và vùng bụng trên lớn hơn bình thường.
Trong giai đoạn hai, các mô bị tổn thương bắt đầu biến thành các dải cứng. Tình trạng viêm và xơ hóa sẽ làm chậm dòng chảy của máu qua gan.
Ở giai đoạn ba, dẫn đến rối loạn chức năng gan bình thường. Gan không thể lưu trữ chất dinh dưỡng. Xơ gan ở giai đoạn này dẫn đến các vấn đề về thận, lá lách và tim.
Ở giai đoạn bốn, bệnh nhân có rất ít cơ hội sống sót và sẽ cần phải lựa chọn ghép gan. Các triệu chứng tăng lên vì gan không thể giải độc máu, dẫn đến trình trạng nghiêm trọng và thậm chí hôn mê. Có thể có lách to, mất khối lượng xương, giảm mật độ xương và suy thận.
Theo Tiền Phong
- Đây là 3 cách kiểm tra cực nhanh giúp bạn biết được mình có nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu hay không?Sức khỏe6 phút trướcBài tập này rất đơn giản, bạn có thể dễ dàng thực hiện để biết mạch máu của mình có đang bị tắc nghẽn hay không.
- Sức khỏe34 phút trướcSau cơn ói và sốt nhẹ, bé gái bất ngờ mệt vật vã, ngất lịm và viêm cơ tim nguy kịch.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe5 giờ trướcBản tin sáng 12/4 của Bộ Y tế cho biết có thêm 3 ca mắc COVID-19 ghi nhận tại Hà Nội và Thái Nguyên. Đây là các ca bệnh nhập cảnh được cách ly ngay. Việt Nam hiện có 2.696 bệnh nhân. Đến sáng nay, thế giới đã có trên 136,6 triệu ca mắc COVID-19.
- Sức khỏe9 giờ trướcUng thư cổ tử cung là loại ung thư có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phái nữ, do đó cần chủ động phòng tránh bệnh ngay từ bây giờ.
- Sức khỏe19 giờ trướcBước quá dài, đặt mũi chân xuống trước, nhô vai lên cao... là những lỗi sai khi đi bộ.
- Sức khỏe22 giờ trướcĐược biết, bé gái 5 tuổi được thẩm mỹ viện tiến hành phun môi collagen. Chủ thẩm mỹ viện còn không ngần ngại nhắn nhủ lời lẽ đầy tính chất quảng cáo: "Mọi người chia sẻ lấy động lực cho mọi người phun môi nhé ạ".
- Sức khỏe1 ngày trướcCàng bận rộn với công việc, các cuộc vui… chúng ta lại càng quên đi trách nhiệm đối với cơ thể của mình. Chính vì lẽ đó, tấm màn chắn của cơ thể là gan lại đang phải gánh chịu rất nhiều hậu quả từ những thói quen xấu mỗi ngày.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcBản tin sáng ngày 11/4 của Bộ Y tế cho biết không có ca mắc COVID-19; hơn 37.900 người cách ly phòng chống dịch trên cả nước. Gần 58.300 người Việt Nam đã tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Sức khỏe1 ngày trướcMọi người thường dành thời gian nghỉ cuối tuần để ngủ nướng. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe.
- Sức khỏe1 ngày trướcĐể bảo quản thực phẩm, đặt chúng trong tủ lạnh có lẽ là biện pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, 3 loại củ quả này càng được để trong tủ lạnh thì càng nhanh hỏng.