Những ai không nên ăn rau mồng tơi?

Mồng tơi là loại rau tốt cho sức khoẻ được nhiều người yêu thích, vậy nhưng không phải ai cũng có thể ăn được loại rau này.

Tác dụng của rau mồng tơi với sức khoẻ

Mồng tơi là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Báo Vietnamnet dẫn lời bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Giảng viên khoa Y học cổ truyền, trường Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết rau mồng tơi nhiều chất nhờn, lá mọc xen kẽ.

Rau mồng tơi cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như natri, lipid, kali, chất xơ, carbohydrate, protein, canxi, sắt. Nhiều vitamin trong lá mồng tơi như vitamin A, B6, B12, C, D.

Bên cạnh đó, thành phần beta sitosterol trong rau mồng tơi tác dụng kháng ung thư, ngăn ngừa quá trình oxy hóa. Vì vậy, ăn rau mồng tơi thường xuyên giúp phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa. Một ngày, bạn chỉ cần ăn 1 bát nhỏ rau mồng tơi nấu chín đã cung cấp hàm lượng vitamin A và sắt đủ cho nhu cầu của cơ thể.

Còn trong Đông y, rau mồng tơi tính hàn, vị chua, không độc, tác dụng vào kinh tâm, tì, can, đại tràng, tá tràng, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt.

Người Việt dùng rau mồng tơi nấu canh, ít dùng làm thuốc. Tuy nhiên, tại Indonexia, Ấn Độ, Bangladesh, người dân lấy rau mồng tơi chữa táo bón, trị chứng thiếu máu, chống viêm, bệnh đường ruột. Quả mồng tơi chín được sử dụng làm màu thực phẩm.

Bạn có thể sử dụng loại rau này trong các trường hợp cần làm lành vết thương, tốt cho xương khớp, nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò giúp trị đau nhức xương khớp.

Những ai không nên ăn rau mồng tơi?-1Rau mồng tơi tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được

Những ai không nên ăn rau mồng tơi?

Rau mồng tơi tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BS. Nguyễn Hoài Thu - Chuyên khoa dinh dưỡng khuyên những nhóm người dưới đây nên hạn chế ăn rau mồng tơi:

Người đau dạ dày không nên ăn nhiều rau mồng tơi bởi hàm lượng chất xơ lớn trong rau mồng tơi có thể khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều.

Người đang bị tiêu chảy không nên ăn mặc dù mồng tơi có thể giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón nhưng nếu ăn quá nhiều mồng tơi có thể ẫn dtới tiêu chảy.

Những người hấp thu kém không nên ăn rau mồng tơi. Bác sĩ Thu cho biết, rau mồng tơi chứa hàm lượng cao axít oxalic (loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi) khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.

Những người mới lấy cao răngkhông nên ăn mồng tơi trong 1-2 tuần, bởi rau mồng tơi dễ tạo mảng ố bám trên răng do axit oxalic trong rau mồng tơi không hòa tan trong nước

Người bị sỏi thận không nên ăn rau mồng tơi bởi rau mồng tơi chứa nhiều purin. Theo bác sĩ Thu, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axit oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.

Trên đây là những thông tin giải đáp về tác dụng của rau mồng tơi và những người nên hạn chế ăn rau mồng tơi. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa loại rau này nhé.

 

Theo VTC News

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/nhung-ai-khong-nen-an-rau-mong-toi-ar892540.html

đau dạ dày


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.