Những cây cảnh gây ung thư, loạn thần

Thông tin trên tờ báo nước ngoài mới đây cảnh báo, vỏ, ngọn và hạt cây vạn tuế có chứa chất độc có thể gây ung thư hoặc rối loạn thần kinh mạn tính. Thông tin này một lần nữa báo động về việc trồng hoa cây cảnh trong nhà.

Thông tin trên tờ báo nước ngoài mới đây cảnh báo, vỏ, ngọn và hạt cây vạn tuế có chứa chất độc có thể gây ung thư hoặc rối loạn thần kinh mạn tính. Thông tin này một lần nữa báo động về việc trồng hoa cây cảnh trong nhà.

Ngắm cây cũng bị ngộ độc

Theo cảnh báo đăng trên tờ National Tropical Botanical Garden, mọi người không nên tiếp xúc gần hoặc dùng tay bứt lá, hạt, vỏ cây vạn tuế, bởi có thể bị ngộ độc. Vì các hợp chất alkaloids trong thân cây có thể gây ung thư, acid amin là nguyên nhân làm rối loạn thần kinh mạn tính, ngay cả trong hạt vạn tuế cũng có chất cycasin độc tính khá cao.

Các nhà khoa học khuyên không nên tiếp xúc thường xuyên hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín bởi nó có thể gây bệnh, ngộ độc thậm chí gây tử vong cho người. Nên đặt cây tránh xa tầm với của trẻ em, bởi cơ thể non nớt của bé dễ bị tổn thương nếu vô tình chạm vào cây. Hiện nay, cây vạn tuế rất phổ biến ở VN. Nhiều nơi cây vạn tuế được trồng ở trước sân nhà, nhưng không ít nhà đưa chậu cây vạn tuế vào trong nhà làm cây cảnh.

Trước đó, tiến sĩ sinh học Bùi Văn Lệ (ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM) đã đưa ra một danh sách 22 loại cây cảnh có độc được trồng khá phổ biến ở VN. Đầu tiên phải kể đến trúc đào. Toàn thân cây trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Việc phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tính độc của loài thực vật này. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước...) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào.

Hiện nay, trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên các tuyến phố, vườn hoa, nơi công cộng. Các loại cây hoa như đỗ quyên, xương rồng, hồng môn... cũng đều là những cây có độc. Các bộ phận của cây đỗ quyên đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng.



Một lượng 100 đến 225gr lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em nặng 25kg. Cây hồng môn đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột. Mủ cây xương rồng có thể gây mù mắt...

Thế nhưng, những thông tin độc hại của các loại cây cảnh rất ít khi được người dân quan tâm, nên việc rước “kẻ thù giết người” về nhà là chuyện khá phổ biến ở Việt Nam.

Nghĩ đến sức khỏe trước khi nghĩ đến phong thủy

Ở VN, việc trồng cây cảnh trong nhà thường có ý nghĩa về phong thủy, quan niệm phát tài phát lộc. Mỗi gia chủ có cách nghĩ riêng nên việc chọn cây cảnh nào, có hình dáng, màu sắc, kích cỡ khác nhau đều bị ảnh hưởng bởi phong thủy mà chẳng mấy để ý cây đó có chất độc hại hay không. Các nhà sinh vật học khuyến cáo, trước khi muốn trồng cây cảnh nào, người dân nên tìm hiểu thật kỹ về chúng để đảm bảo sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Theo lời khuyên của các bác sĩ, nếu phát hiện bị ngộ độc do các loại cây cảnh thì không nên quá hốt hoảng mà cần bình tĩnh súc rửa sạch sẽ vùng tiếp xúc hoặc cho nạn nhân uống nước muối để gây nôn. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đi cấp cứu. Mức độ nguy hiểm của các ca ngộ độc do cây còn phụ thuộc vào thể trạng, cơ địa, tuổi tác của mỗi người. Trong đó trẻ em là nhóm có nguy cơ bị độc cao. Những ca phát hiện ngộ độc cây cảnh có độc trên thế giới thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Tại TPHCM đã có một số trẻ nhỏ bị ngộ độc nặng do ăn quả mã tiền.

Để tránh ngộ độc, cây trồng trong nhà, thậm chí cây trồng trước cửa nhà cũng cần phải lựa chọn. Tránh dùng các cây đã được khuyến cáo gây độc. Ngoài ra, cây trồng trong nhà buổi tối cần đưa ra hành lang để tránh bị ngộ độc và đồng thời cũng giúp cây phát triển tốt.

Nhiều người tưởng lầm cắm hoa trong phòng ngủ là vô hại. Việc để hoa tươi trong phòng kín rất nguy hiểm, giống như hành động tự giết mình vậy. Ngoài việc lấy hết ôxy, hoa tươi còn tỏa ra mùi thơm. Hương thơm này kích ứng thần kinh, gây khó ngủ, trằn trọc. Thực tế đã có người bị chết vì ở trong phòng có quá nhiều hoa tươi

Theo Lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.