Sữa chua với sức khỏe trẻ em

Sữa chua hay còn gọi là yaourt thực chất là sữa bò tươi hoặc sữa hoàn nguyên. Chúng chuyển đường sữa thành lactic, tạo ra độ chua của một loại thực phẩm hấp dẫn.

Sữa chua hay còn gọi làyaourt thực chất là sữa bò tươi hoặc sữa hoàn nguyên. Chúng chuyển đường sữathành lactic, tạo ra độ chua của một loại thực phẩm hấp dẫn.

Sữa chua với sức khỏe trẻem

Sữa chua với sức khỏe trẻ em

Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng, sữa chua còn có khả năng phòng và điều trị một số bệnh

Ngoài việc bổ sung các chấtdinh dưỡng, sữa chua còn có khả năng phòng và điều trị một số bệnh. Sữa chuacó tính acid cao (với độ pH thấp khoảng 4,2) nên có tác dụng tiêu diệt mộtsố vi khuẩn có hại trong hệ thống tiêu hóa. Đối với trẻ nhỏ, sữa chua ngănngừa một số bệnh đường ruột, bổ sung thêm acid cho dịch dạ dày (ở trẻ nhỏnồng độ acid trong dạ dày chưa đạt được tiêu chuẩn như ở người lớn) giúp choviệc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn.

Trong thành phần sữa chua,các chất như: protein (chất đạm), lipid (chất béo) có sẵn trong sữa đã đượctiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đườnglactoza đã được lên men dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệtiêu hóa tránh được tiêu chảy, giúp cho cơ thể hấp thu canxi và một sốkhoáng chất khác dễ dàng hơn.

Sữa chua có một giá trị dinhdưỡng khá đáng kể: trong 100g sữa chua chứa khoảng 100Kcal (bằng khoảng ½chén cơm hay 2 trái chuối xanh), có chất đường (15,4g), chất đạm (3,1g),chất béo (3g), canxi và một số loại vitamin. Một số loại sữa chua còn thêmDHA (chất béo không no chuỗi dài) có tác dụng giúp sáng mắt và tăng chỉ sốphát triển trí tuệ…

Khi nào nên cho trẻ dùngsữa chua

Sữa chua với sức khỏe trẻ em

Phần lớn các bác sĩ nhi khoa đều khuyên các bà mẹ cho bé ăn vào thời điểm bé được 7- 8 tháng tuổi

Phần lớn các bác sĩ nhi khoađều khuyên các bà mẹ cho bé ăn vào thời điểm bé được 7- 8 tháng tuổi. Một sốbác sĩ khác khuyên cho bé ăn sữa chua như một trong những món ăn dặm đầutiên (vào thời điểm 6 tháng trở lên). Chọn loại sữa chua nguyên kem cho bélà tốt nhất, vì bé cần chất béo để phát triển đầy đủ.

Bé từ 6 tháng tuổi trở lên cóthể ăn được sữa chua mỗi ngày với “tiêu chuẩn” như sau:

- 6 - 10 tháng: 50g/ngày.

- 1 - 2 tuổi: 80g/ngày.

- Trên 2 tuổi: 100g/ngày.

Những điều cần lưu ý khisử dụng sữa chua cho trẻ

- Phân biệt rõ chủng loại:hiện nay, trên thị trường có bày bán rất nhiều sản phẩm sữa chua dạng nước.Thành phần chủ yếu của thức uống này là sữa bò hoặc bột sữa, đường acidchua, acid chanh hoặc acid táo, hương liệu, chất bảo quản. Nhưng những loạisữa này lại không hề có tác dụng bảo vệ sức khỏe như sữa chua. Vì vậy, hãynên chọn lựa kỹ trước khi mua.

- Dùng sau bữa ăn: các vikhuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 5,4,khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ = 2, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽbị tiêu diệt, giảm tác dụng đối với cơ thể.

- Sau khi ăn, dạ dày co bópmạnh, độ pH có thể tăng lên từ 3 - 5, đây là điều kiện lý tưởng cho các vikhuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động.

- Súc miệng ngay sau khi ăn:do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làmhỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ.

Vì vậy, nên súc miệng ngaysau khi ăn.

- Không nên dùng nóng: khidùng nóng hoặc cho thêm nước nóng vào sữa chua, sẽ khiến cho vi khuẩn có lợitrong sữa chua mất khả năng hoạt động. Vì vậy, sữa chua sẽ bị mất đi cácchất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể.

- Không dùng chung với cácloại thuốc khác: các chất có trong thuốc kháng sinh, hay các loại thuốc cóchứa thành phần amin lưu huỳnh cũng có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vikhuẩn có lợi trong sữa chua.

  Theo L.A
CA.TPHCM



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.