Haiti đối mặt với "cơn ác mộng hậu cần"

Haiti đang đối mặt với vòng bi kịch thứ hai chỉ 3 ngày sau động đất, khiphải chật vật giải quyết thậm chí một con số nhỏ trong khối lượng lớnhàng hỗ trợ quốc tế đang được triển khai đến đây.

Haiti đang đối mặt với vòng bi kịch thứ haichỉ 3 ngày sau động đất, khi phải chật vật giải quyết thậm chí một con sốnhỏ trong khối lượng lớn hàng hỗ trợ quốc tế đang được triển khai đến đây.Bi kịch này mang tên “cơn ác mộng hậu cần”.

Các chuyến bay cứu trợ đã đếnnhưng lại phải quay đầu về nơi xuất phát, cảng biển vẫn còn bị đóng cửa và hầuhết cơ sở hạ tầng của thủ đô Port-au-Prince đã bị phá hủy.

Với 3 triệu người ởPort-au-Prince đang bị thiếu nước uống, lương thực và thuốc men nghiêm trọng -và hàng nghìn người vẫn mắc kẹt dưới các đống đổ nát - các chuyên gia đang nóivề một cuộc chạy đua với thời gian để ngăn chặn làn sóng chết chóc thứ hai, chếtdo không thể nhận được các đồ cứu trợ.

Chuyến bay cứu trợ đầu tiên đãđến thành phố từ hôm qua, 14/1, nhưng máy bay không thể hạ cánh vì sân bay đãquá tải và cũng không có nhiên liệu cho các chuyến bay trở về. Riêng việc dỡhàng từ chỉ một máy bay của Trung Quốc đã phải mất 6 giờ vì không đủ thiết bị.Máy bay cứu trợ của Anh là một trong 11 máy bay của quốc tế phải quay đầu trở vềnước.

Cảng biển cũng không thể sử dụngđược do các cầu tàu đã bị hư hại nặng. Hầu hết các tuyến đường bộ đều không thểđi qua. Chính phủ mới chỉ vừa phục hồi chức năng do hầu hết văn phòng của các bộđều bị tàn phá. Không nước, không điện, không thiết bị dọn những vật nặng và hệthống liên lạc viễn thông gần như vô hiệu hoàn toàn.

Haiti đối mặt với "cơn ác mộng hậu cần"

Cảnh đổ nát, chết chóc, thiếu thốn hiển hiện mọi nơi (Ảnh tòa nhà trụ sở LHQ sau động đất)

Tổng thống René Préval cho biếtông đã nghe thấy con số ước tính có 50.000 người chết. Félix Augustin, Tổng lãnhsự của Haiti tại Liên Hợp Quốc, cho biết con số này phải là hơn 100.000 và còntiếp tục tăng. Phái bộ Liên Hợp Quốc ở Haiti cho biết tính đến hôm qua, 36 nhânviên của cơ quan này đã được xác định thiệt mạng và 73 người khác bị thương.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clintoncho rằng 24 giờ tới, tức là tính đến ngày 15/1, là khoảng thời gian cực kỳ nguycấp để cứu những người có thể cứu, nhưng bà thừa nhận: “Chỉ nỗ lực tiếp cận vớingười gặp nạn để cung cấp hỗ trợ y tế đã cho thấy rất khó khăn rồi”.

Với 8 bệnh viện ở Port-au-Princebị hư hại nghiêm trọng, Olivier Bernard - người đứng đầu cơ quan y tế Médecinssans Frontières, cảnh báo: “Chúng ta đang tiến tới giai đoạn nguy cấp. Tối nay(14/1), một lượng khổng lồ hàng cứu trợ phải đến được nơi đây. Để cứu hàng nghìnmạng sống, cần phải có các thiết bị phẫu thuận trong vòng 48 giờ nữa”.

Trong khi đó, tổ chức từ thiệnChristian Aid của Anh khẳng định các nguồn nước và lương thực sẽ cạn kiệt trongvòng 3 ngày nữa, tính từ hôm qua. “Việc phân phát nước và lương thực phải đượcbắt đầu ngay lập tức. Công tác vệ sinh cũng cần phải được triển khai ngay, nếukhông muốn một thảm kịch thứ hai tiếp diễn”, tổ chức này nói.

Ông Charles Vincent, Giám đốcChương trình Lương thực Thế giới tại Geneva cho biết là hầu hết những nạn nhânđều không có thực phẩm trong mấy ngày qua, trừ khoảng 3.000 người sống tạiJacmel gần phi trường là nhận được một ít thực phẩm hôm thứ 13/1.

Hiện hàng chục nước, tổ chức vàcông ty từ mọi châu lục đã cam kết hỗ trợ tài chính, hậu cần, tham gia cứu trợvà tái thiết Haiti.

Tổng thống Mỹ vừa tuyên bố khoảncứu trợ ban đầu là 100 triệu USD. IMF cam kết 100 triệu USD, Liên Hợp Quốc 10triệu USD và Anh gần bằng số này.

Vấn đề giờ đây là các khoản cứutrợ đến tay những người cần cứu trợ đúng lúc. Mỹ đã phái một tàu sân bay, mộttàu y tế, một số tàu hải quân cùng 5.500 lính, nhưng không thể cập cảng Haititrước thứ Hai tuần tới.

Giữa cảnh hoang tàn hỗn độn vàngay khi những xác chết còn la liệt trên phố, cướp bóc lại nổi lên. Chúng hoànhhành trong các khu thương mại, các cửa hàng, nhà xưởng - lấy từ gạo đến đồ điệntử. “Các cảnh sát còn đang bận cứu người và chôn cất gia đình của họ”, ManuelDeheusch, chủ một nhà máy nhỏ, nói. “Họ không có thời gian để tuần tra trênphố”.

Theo Nhật Mai
Haiti đối mặt với "cơn ác mộng hậu cần"



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.