- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nạn "hét giá" cô dâu khiến nhà trai còng lưng trả nợ, phụ nữ có "lên đời"?
Phải 4 năm sau lễ cưới, nhờ làm việc chăm chỉ liên tục, anh Jiang Chou đến từ Giang Tây, Trung Quốc, mới trả hết khoản nợ 168.000 tệ (khoảng 600 triệu đồng) cho chi phí sính lễ để hỏi cưới vợ.
Ai hưởng lợi khi "giá cô dâu" tăng cao?
Ít chủ đề nào gây tranh cãi trong dư luận Trung Quốc nhiều như vấn nạn sính lễ.
Theo truyền thống Trung Quốc, sính lễ là một phần quan trọng của hôn lễ, gồm tiền mặt và nhiều món đồ khác như vàng, trang sức, thậm chí là tài sản như nhà, xe, để trao cho nhà gái.
Nhiều tỉnh thành tại Trung Quốc vẫn tồn tại nạn "hét giá" sính lễ (Ảnh: CGTN).
Đầu năm nay, bài báo với tiêu đề "Cô dâu ở Giang Tây đòi sính lễ nhà trai ở Thượng Hải mức giá 2,75 triệu USD" đã vươn lên dẫn đầu danh sách tìm kiếm trên nhiều nền tảng mạng xã hội, gây xôn xao dư luận nước này.
Tại nhiều vùng nông thôn Trung Quốc, sính lễ là điều bắt buộc, là tập tục được lưu truyền từ nhiều đời, còn gọi là của hồi môn. Đó có thể là tiền, tài sản hoặc hình thức của cải nào đó mà nhà trai phải tặng nhà gái trước khi lễ cưới diễn ra.
Chính quyền nhiều địa phương đặc biệt là khu vực phía Bắc Trung Quốc đã nhiều lần tìm cách ngăn chặn tập tục này. Dù vậy, yếu tố bị coi là trở ngại để ổn định "thị trường hôn nhân" vùng nông thôn này, vấn nạn sính lễ vẫn tồn tại.
Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, sính lễ này vốn mang ý nghĩa "là phương tiện điều chỉnh các mối quan hệ hôn nhân bằng cách buộc họ tuân theo nghi lễ". Tuy nhiên ngày nay, nghi lễ xưa đã nhường chỗ cho "mức giá của cô dâu". Sinh lễ được hiểu cụ thể là "tiền bồi thường" mà nhà trai phải gửi nhà gái và hỗ trợ tài chính với cặp đôi mới cưới.
Tại các vùng nông thôn phía bắc Trung Quốc như Hà Nam, Sơn Đông và An Huy, cha mẹ cô dâu thường không giữ sính lễ cho riêng mình vì sợ bị buộc tội "bán con gái". Thay vào đó, họ đưa lại cho cô dâu để dùng cho cuộc sống sau này.
Những món sính lễ được gửi tới nhà gái ngày càng "khủng" (Ảnh minh họa).
Tương tự tại các tỉnh thuộc vùng thượng lưu sông Dương Tử như Tứ Xuyên, Hồ Bắc hay Trùng Khánh, cô dâu cũng là người giữ sính lễ. Ngoài ra, họ còn được cha mẹ ruột cho thêm của hồi môn với tài sản tương đương với nhà trai.
Nhưng ở các tỉnh thành phía nam như Quảng Đông, Phúc Kiến hay Giang Tây, cha mẹ cô dâu là người giữ sính lễ. Họ coi khoản tiền này như hình thức "báo đáp công lao dưỡng dục". Sau đám cưới, cha mẹ chỉ đưa lại cho cô dâu một khoản nhỏ làm của hồi môn.
Theo nghiên cứu của ông Li Yongping, chuyên gia xã hội học của Đại học Nankai, "mức giá cô dâu" cao nhất là khu vực nông thôn ở Hà Nam, phía bắc tỉnh An Huy.
Một trong những lý do khiến các tỉnh thành phía Bắc có mức sính lễ cao vì cha mẹ có thói quen đưa hết tiền cho con gái. Do tiền cuối cùng đều thuộc về vợ chồng mới cưới, nên nhà gái không lo bị buộc tội "bán con gái" và thoải mái "mặc cả". Trong khi đó tại phía nam, nếu nhà gái "đòi quá nhiều" sẽ bị nói "coi con gái như món hàng".
Sính lễ tăng "phi mã" không có nghĩa phụ nữ có giá hơn
Trong những năm qua, giá sính lễ tăng mạnh nhất tập trung ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và tỉnh thành phía nam như Phúc Kiến. Tại thành phố Phủ Điền, chính quyền địa phương từng kêu gọi người dân thay đổi tập tục, giới hạn sính lễ không quá 180.000 tệ (hơn 600 triệu đồng) nhưng chưa có tác dụng.
Nam giới Trung Quốc chịu nhiều áp lực mới có thể kết hôn (Ảnh: BBC).
Các chuyên gia nhận định, tỷ lệ chênh lệch giới tính tại Trung Quốc (như năm 2022 là 104 nam: 100 nữ) là một trong những yếu tố khiến sính lễ "tăng chóng mặt".
Tình trạng sính lễ "tăng không có điểm dừng" khiến cơ hội lấy vợ của nam giới Trung Quốc bị thu hẹp là vấn đề được nhiều địa phương quan tâm.
Đơn cử như tại tỉnh Giang Tây, theo số liệu từ Cục thống kê, GDP tỉnh này đứng thứ 15 trong số 31 tỉnh thành. Trong khi giá sính lễ trung bình của tỉnh lên tới 250.000 tệ (khoảng 900 triệu đồng).
Jiang Chou, một thanh niên đến từ Cám Châu, Giang Tây kể việc kết hôn năm 2014 với cô gái cùng làng. "Giá cô dâu" khi đó là 168.000 tệ (khoảng 600 triệu đồng). Sau đám cưới, người đàn ông này phải nỗ lực làm việc tại Bắc Kinh nhiều năm mới trả đủ số tiền vay để cưới vợ.
Nhưng không phải ai ở Giang Tây cũng đủ khả năng tài chính để lấy vợ như Jiang Chou. Dù năm 2021, luật dân sự Trung Quốc đưa ra quy định "không đẩy giá sính lễ quá cao" và "nhà trai được trả lại sính lễ nếu cặp đôi chưa sống chung hay kết hôn", nhưng nhiều người ở Giang Tây nhận định, điều này khó thực hiện tại địa phương của họ.
"Nếu không đáp ứng đủ sính lễ thì khó lấy vợ lắm", Jiang Chou bộc bạch.
Các chuyên gia đã từng phân tích, cảnh báo nhiều, diễn biến trên "thị trường hôn nhân" như vậy không có nghĩa là giá trị của người phụ nữ trong xã hội tăng lên mà họ càng giống "một món hàng" được mua bán.
Thực tế, nhiều cô gái sau khi kết hôn cũng phải còng lưng trả nợ cho đám cưới của chính mình, bị nhà chồng "khai thác" tối đa để... trừ nợ.
Chênh lệch giới tính cũng gây hệ quả lớn, khiến tình trạng phụ nữ bị cướp đoạt, bị xâm hại diễn ra phổ biến hơn.
Theo Dân Trí
-
Thế giới4 giờ trướcMột người phụ nữ 73 tuổi đã bị chính con chó Pitbull của mình tấn công và cắn tử vong tại nhà riêng.
-
Thế giới4 giờ trướcNgười đàn ông Mỹ trúng giải độc đắc 650 nghìn USD (hơn 16 tỷ đồng) nhờ chọn vé số liên quan đến các ngày kỷ niệm với vợ quá cố, nhân ngày giỗ của bà.
-
Thế giới5 giờ trướcCậu bé 7 tuổi có tài năng lập trình được một công ty mời về làm quản lý. Giám đốc của công ty cũng ngưỡng mộ tài năng của cậu.
-
Thế giới5 giờ trướcMột gò chôn cất 700 năm tuổi ở Peru chứa hài cốt của 76 trẻ em và hai người lớn bị hiến tế, tất cả đều bị rạch ngực.
-
Thế giới6 giờ trướcMột bé gái 13 tuổi đã bị ba người đàn ông, được cho là họ hàng của cô bé, xâm hại khi cô bé ra khỏi nhà để đi vệ sinh.
-
Thế giới6 giờ trướcNhững tên trộm đã đánh cắp hơn 19kg vàng từ một ngân hàng khu vực công ở quận Warangal, bang Telangana, Ấn Độ. Chúng đã làm hỏng đoạn video ghi lại sự việc, xóa sạch mọi bằng chứng về hành vi phạm tội.
-
Thế giới8 giờ trướcTổng thống mới đắc cử Mỹ Donald Trump thông báo đã chọn nữ tỷ phú Linda McMahon làm Bộ trưởng Giáo dục trong chính quyền sắp nhậm chức của ông.
-
Thế giới8 giờ trướcTham gia sự kiện về văn hóa, Lý Tử Thất tạo thiện cảm với trang phục lịch sự. Gương mặt của cô trở lại bình thường sau quãng thời gian dài phải điều trị dị ứng do nhiễm độc từ việc làm tranh sơn mài.
-
Thế giới9 giờ trướcNgười dân ở Murung Raya, Trung Kalimantan, mới đây đã được một phen hoảng hồn khi bất ngờ thấy "đám mây" nhỏ trên không bất ngờ rơi xuống đất.
-
Thế giới9 giờ trướcMuốn "bật" sếp nhưng sợ bị "đì", các nhân viên ở Mỹ có thể sử dụng dịch vụ mắng sếp ẩn danh, sẽ có người đến xả hết những ấm ức của họ mà không tiết lộ thân chủ.
-
Thế giới13 giờ trướcVụ tai nạn thương tâm xảy ra ở quận Sasang (Busan, Hàn Quốc) khiến cả hai người đều thiệt mạng.
-
Thế giới13 giờ trướcChỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt mà đám cưới lại trở thành ngày buồn của cô dâu, chú rể và quan viên hai họ.
-
Thế giới13 giờ trướcCầu hôn nhưng bị từ chối, gã đàn ông đuổi theo vợ cũ bằng taxi đến ga xe lửa rồi đâm cô bằng một con dao gấp chuẩn bị sẵn.
-
Thế giới1 ngày trướcNạn mại dâm nổi lên ở Tokyo và thu hút người nước ngoài trong khi ngày càng nhiều người trẻ Nhật Bản tìm đến ngành công nghiệp tình dục để kiếm sống.