Sang Nhật Bản mà đeo khẩu trang màu đen kiểu gì cũng bị "soi", vì sao lại có sự kỳ thị này?

Người Nhật lại rất "kỳ thị" khẩu trang màu đen vì thế gần như không ai mua khẩu trang đen để đeo hoặc nếu có đeo thì cũng sẽ bị những người xung quanh nhìn với ánh mắt không-bình-thường.

Từ trước khi đại dịch Covid-19 bao trùm khắp thế giới, Nhật Bản vốn đã là quốc gia tiêu thụ nhiều khẩu trang y tế nhất địa cầu rồi. Cụ thể, một ví dụ để chứng minh là theo số liệu năm 2018 của Hiệp hội Vệ sinh Công nghiệp Nhật Bản, số lượng khẩu trang tiêu thụ của Nhật tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015, đạt mức kỷ lục là 4,9 tỷ chiếc. 

Đúng là người dân Nhật rất sợ bụi bẩn, ô nhiễm nên tự ý thức việc đeo khẩu trang để chống bụi, chống nắng nhưng cũng có một vài phân tích của các chuyên gia cho rằng người dân xứ sở cờ hoa "nghiện" đeo khẩu trang còn vì lý do tâm lý “thích ẩn mình”, cảm thấy thiếu an toàn.

Sang Nhật Bản mà đeo khẩu trang màu đen kiểu gì cũng bị soi, vì sao lại có sự kỳ thị này?-1

Sang Nhật Bản mà đeo khẩu trang màu đen kiểu gì cũng bị soi, vì sao lại có sự kỳ thị này?-2

Từ rất lâu rồi, chiếc khẩu trang đã trở thành vật bất ly thân với người Nhật, không phải chỉ sau khi đại dịch Covid-19 xuất hiện.

Nhưng dù đeo khẩu trang nhiều như thế, người Nhật lại rất "kỳ thị" khẩu trang màu đen vì thế gần như không ai mua khẩu trang đen để đeo hoặc nếu có đeo thì cũng sẽ bị những người xung quanh nhìn với ánh mắt không-bình-thường.

Mới đây, anh chàng TikToker người Việt Snoopi, hiện đang sống tại Nhật Bản, đã đưa ra lý do bất ngờ cho "sự lạ đời" này.

Snoopi chia sẻ từ trải nghiệm của bản thân rằng: "Người Nhật Bản rất để ý màu khẩu trang. Thực ra, trước khi đại dịch xảy ra thì vấn đề phân biệt khẩu trang thể hiện rõ hơn bây giờ (khi đại dịch đang diễn biến phức tạp), kiểu có khẩu trang đeo là tốt lắm rồi, đòi hỏi sao được. Tuy nhiên, vẫn có chỗ người ta lại quan tâm. 

Khi mình còn học ở một trường chuyên môn, mình không cạo râu nên đeo khẩu trang đen và hôm nào đến trường thầy giáo chủ nhiệm cũng hỏi 'Tại sao cậu lại đeo khẩu trang màu đen?'. Và đến thời điểm mình tốt nghiệp thì dịch Covid-19 bắt đầu bùng. Mình đến dự lễ tốt nghiệp, mình mặc vest và có đeo khẩu trang màu đen. Vậy mà, không chỉ thầy giáo chủ nhiệm mà những thầy cô giáo khác đều khuyên mình đeo khẩu trang màu trắng vào. Không rõ những người khác giải thích ra sao nhưng thầy giáo chủ nhiệm cho mình biết rằng khẩu trang màu đen khiến người ta có cảm giác mờ ám nên tốt nhất là không nên dùng. Vậy nên, nếu để ý bạn sẽ thấy những người Nhật làm trong văn phòng nhà nước đều đeo khẩu trang màu trắng hết".

Sang Nhật Bản mà đeo khẩu trang màu đen kiểu gì cũng bị soi, vì sao lại có sự kỳ thị này?-3

Không có bất kỳ bài báo hay nghiên cứu nào nói về chuyện kỳ thị khẩu trang màu đen, nên có lẽ được được xem là "luật bất thành văn" của người Nhật và họ chỉ ngầm hiểu với nhau như thế.

Có vẻ như đây thực sự là một câu chuyện kỳ lạ, ít ai ngờ tới nên video của anh chàng Snoopi đã nhận được nhiều sự quan tâm của cư dân mạng với hơn 1,1 triệu lượt xem, hơn 120.000 lượt thích.

Sang Nhật Bản mà đeo khẩu trang màu đen kiểu gì cũng bị soi, vì sao lại có sự kỳ thị này?-4

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/sang-nhat-ban-ma-deo-khau-trang-mau-den-kieu-gi-cung-bi-soi-vi-sao-lai-co-su-ky-thi-nay-162211411193802409.htm

đeo khẩu trang


Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.