Lầm lỗi của Bùi Tiến Dũng, may thay lại là cơ hội để thầy Park "mở cánh cửa" đến chức vô địch

Chẳng gì có thể bào chữa cho tình huống chơi bóng ngớ ngẩn của Bùi Tiến Dũng, để rồi đặt đồng đội vào thế khó. Nhưng "trong cái khó", thầy Park biết cách làm "ló cái khôn".

Chẳng gì có thể bào chữa cho tình huống chơi bóng ngớ ngẩn của Bùi Tiến Dũng, để rồi đặt đồng đội vào thế khó. Nhưng "trong cái khó", thầy Park biết cách làm "ló cái khôn".

3-4-3 của thầy Park trong tầm ngắm các đối thủ

Suốt hai năm qua, những thành công của bóng đá Việt Nam dưới triều đại của HLV Park Hang-seo gắn liền với đội hình 3-4-3 với 3 trung vệ, có thể chuyển sang 5-4-1 khi đá phòng ngự - phản công. Có thể nói ở cả ĐTQG lẫn U22/23 Việt Nam, các cầu thủ đều biết cách vận dụng cực kỳ nhuần nhuyễn đội hình này.

Cho đến sau chiến thắng trước U22 Indonesia vừa qua, HLV Park Hang-seo kéo dài chuỗi thành tích đáng tự hào của mình cùng bóng đá Việt Nam, khi chưa từng thất bại trước bất kỳ đội bóng Đông Nam Á nào.

Hẳn nhiên những thành công của ông thầy người Hàn Quốc trong suốt 2 năm qua thu hút sự chú ý của những nhà cầm quân của các đội tuyển Đông Nam Á. Hẳn nhiên, tất cả các đối thủ trong khu vực - trừ những đối thủ quá yếu, đều nghiên cứu rất kỹ, và tìm cách hóa giải 3-4-3 của thầy Park.

Lầm lỗi của Bùi Tiến Dũng, may thay lại là cơ hội để thầy Park mở cánh cửa đến chức vô địch-1

Đơn giản, bởi đấy là con đường duy nhất để tìm được chiến thắng trước Việt Nam khi HLV Park Hang-seo đang sở hữu trong tay lứa cầu thủ trẻ đầy tài năng và thích nghi cực tốt với chiến thuật của ông.

Trận đấu với U22 Indonesia của HLV Indra Sjafri là một ví dụ rõ ràng nhất. Ngay từ khi bắt đầu trận đấu, các cầu thủ trẻ Indonesia không vội vàng dâng lên tấn công để rơi vào "cái bẫy" phòng ngự - phản công quá quen thuộc mà HLV Park Hang-seo giăng ra.

Thay vào đó là lối tiếp cận phòng ngự chặt chẽ, sử dụng các pha phối hợp nhỏ, ban bật gần khu vực 16m50 để thoát hiểm.

Có một điều mà rất nhiều người theo dõi trận đấu này không nhận ra khi cho rằng HLV Park Hang-seo cho các cầu thủ của mình chơi phòng ngự trước U22 Indonesia, để rồi sau bàn thua đến từ lỗi của Bùi Tiến Dũng, mới buộc phải dồn lên tấn công để gỡ hòa.

Lầm lỗi của Bùi Tiến Dũng, may thay lại là cơ hội để thầy Park mở cánh cửa đến chức vô địch-2

Không phải thế, U22 Việt Nam không tấn công ồ ạt, nhưng tạo một sức ép rất lớn khi chủ động vây ráp ngay trên phần sân đối phương, đánh thẳng vào vị trí tiền vệ trụ, khiến Indonesia phải đưa bóng ra biên. U22 Việt Nam không "ăn tươi nuốt sống" đối thủ, mà thực hiện việc áp đặt thế trận, để rồi từ từ làm chủ trận đấu, buộc đối phương phải chơi theo nhịp của mình, để rồi ra tay "hạ sát".

Đấy là kết hoạch A của thầy Park.

Bước ngoặt mang tên Bùi Tiến Dũng

U22 Việt Nam đang có được một thế rất ổn ở 20 phút đầu trận, cho đến khi thủ môn Bùi Tiến Dũng bắt hụt bóng từ pha tạt cánh khá vu vơ của đối thủ, khiến đội nhà phải nhận bàn thua oan uổng. Nên nhớ với lối chơi áp đặt ở khi vực trung lộ của thầy Park, U22 Indonesia chỉ còn một lựa chọn duy nhất là đưa bóng xuống biên và tạt vào. Bàn thắng của họ đến từ một tình huống như thế.

Bùi Tiến Dũng đã tạo ra một bất ngờ lớn, một "biến số" theo cách gọi của HLV Park Hang-seo. Nó cũng đặt ra cho ông một bài toán khó khi HLV Indra Sjafri chủ động cho các học trò của mình lùi về chơi phòng ngự số đông để đặt 3-4-3 của thầy Park vào thử thách. Ông Indra Sjafri không tin rằng lối chơi thiên về phòng ngự - phản công của ông Park có thể một sớm một chiều thay đổi, để đủ sức xuyên thủng hàng phòng ngự chưa để thủng lưới bàn nào từ đầu giải của mình.

Đấy cũng là lúc HLV Park Hang-seo thay đổi chiến thuật. Nhưng ông không hề bị động, thậm chí còn mong chờ U22 Indonesia chơi như thế, để "xuất chiêu" chuyển từ 3-4-3 sang 3-5-2 với Tiến Linh và Đức Chinh chơi cao phía trên, Hùng Dũng chơi tiền vệ lùi, Hoàng Đức và Quang Hải bao quát tuyến tiền vệ.

Bàn thắng của Thành Chung không tự nhiên mà đến, nó đến từ con số thống kê 12-1. Đó là số quả phạt góc mà hai đội được hưởng. Dĩ nhiên con số lớn hơn là của U22 Việt Nam, sau nỗ lực dồn ép đến từ lối chơi tấn công quyết liệt mà HLV Park Hang-seo cho các học trò của mình thực hiện.

Cú sút siêu phẩm mang về chiến thắng của Hoàng Đức cũng đến từ sự dồn ép không thương tiếc mà U22 Việt Nam dành cho đối thủ, bằng thể lực cực tốt của các học trò ông Park, bằng một Quang Hải "đè chết" đối phương ngay trước vòng cung 16m50, khiến hàng thủ U22 Indonesia bị "nung chảy".

Lầm lỗi của Bùi Tiến Dũng, may thay lại là cơ hội để thầy Park mở cánh cửa đến chức vô địch-3

Hạ Singapore như thế nào?

Ngay trong thời gian chuẩn bị cho SEA Games 30, HLV Park Hang-seo từng trả lời phỏng vấn rằng ông đã xem xét đến việc thay đổi chiến thuật, bởi 3-4-3 hay 5-4-1 quá thiên về phòng ngự, trong khi đó đối diện với những đội bóng Đông Nam Á có phần yếu hơn, ông phải tìm ra phương án để chủ động tấn công. Bài chiến thuật mà ông dành cho Indo đã được chuẩn bị từ trước. Nó không phải là phương án B, mà chỉ là A'.

Với hai bàn thắng ghi được vào lưới U22 Indonesia, cũng như pha bỏ lỡ đáng tiếc của Tiến Linh vào cuối trận, HLV Park Hang-seo khiến các học trò của mình tự tin hơn vào khả năng chơi chủ động tấn công, vào sự thích ứng với sơ đồ thiên về tấn công, cũng như tự tin hơn về khả năng hạ gục đối phương bằng tấn công, thay vì bài phòng ngự - phản công đã quá quen thuộc.

Lầm lỗi của Bùi Tiến Dũng, may thay lại là cơ hội để thầy Park mở cánh cửa đến chức vô địch-4

Đối thủ tiếp theo của U22 Việt Nam là Singapore, không quá yếu như Brunei hay Lào, và ở trận đấu này, thầy trò HLV Park Hang-seo bắt buộc phải chiến thắng. Lỗi lầm của Bùi Tiến Dũng vô tình đã mở ra cơ hội cho U22 Việt Nam "tập dượt" trước bài chiến thuật mà thầy Park định dùng để hạ gục đối thủ này. Chắc chắn trước U22 Singapore, người hâm mộ sẽ được chứng kiến thầy Park trình làng hệ thống chơi nửa sân, và dồn ép đối phương đến nghẹt thở.

Chỉ còn một vấn đề duy nhất: Bùi Tiến Dũng.

Nhật xét sau trận thắng U22 Indonesia, HLV Lê Thụy Hải nói rằng ông bất ngờ với việc HLV Park Hang-seo lại thay thủ môn, để Bùi Tiến Dũng bắt trước Indonesia, thay vì Văn Toản.

Câu trả lời là ông Park đâu có thay thủ môn, ông tin Bùi Tiến Dũng, và Văn Toản bắt trận gặp U22 Lào chẳng qua là để Bùi Tiến Dũng nghỉ ngơi, đồng thời cho Văn Toản làm quen với chiến trận.

Lầm lỗi của Bùi Tiến Dũng, may thay lại là cơ hội để thầy Park mở cánh cửa đến chức vô địch-5

Trận gặp Singapore, chắc chắn Bùi Tiến Dũng vẫn sẽ được bắt chính, bởi rõ ràng ông Park không thể để thủ môn mà mình tin tưởng nhất phải nhận cú sốc sau pha phạm lỗi sơ đẳng ấy. Có pha lầm lỗi ấy, chắc hẳn Bùi Tiến Dũng sẽ phải tập trung hơn, bắt chắc tay hơn. Và quan trọng nhất là lấy lại sự ổn định khi trận đại chiến với Thái Lan đã nằm trước mặt.

Với sự thay đổi đã được chuẩn bị trước của mình, dẫu cho Bùi Tiến Dũng có làm cho người hâm mộ phải thất vọng, nhưng với HLV Park Hang-seo, anh cũng giúp ông mở ra một "cánh cửa" mới cho U22 Việt Nam, với một lối chơi mới, ở một vị thế mới.

"Cánh cửa" ấy, lỗi lầm của Bùi Tiến Dũng khiến thầy Park phải mở nó ra. Nhưng đó không phải là bất ngờ, cũng không phải bị dồn ép, chỉ là đến sớm hơn một tý, bởi trước sau gì HLV Park Hang-seo cũng phải mở nó ra.

Đã đến lúc Việt Nam phải chơi bóng theo tâm thế "trên cơ" trước các đội bóng Đông Nam Á. Có làm được như thế, họ mới xứng đáng là những nhà vô địch SEA Games đúng nghĩa.

Lầm lỗi của Bùi Tiến Dũng, may thay lại là cơ hội để thầy Park mở cánh cửa đến chức vô địch-6

Lầm lỗi của Bùi Tiến Dũng, may thay lại là cơ hội để thầy Park mở cánh cửa đến chức vô địch-7

 Theo Trí thức trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.vn/doi-song/lam-loi-cua-bui-tien-dung-may-thay-lai-la-co-hoi-de-thay-park-mo-canh-cua-den-chuc-vo-dich-8201931273052435.htm

U22/23 Việt Nam

HLV Park Hang-seo

thủ môn Bùi Tiến Dũng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.