Tại sao cơ quan chức năng im lặng trước vụ Quế Ngọc Hải?

Điều gì đã khiến cơ quan chức năng im lặng trước vụ việc của Quế Ngọc Hải với rất nhiều bất cập, thậm chí là sai về luật?

Điều gì đã khiến cơ quan chức năng im lặng trước vụ việc của Quế Ngọc Hải với rất nhiều bất cập, thậm chí là sai về luật?

Một tờ báo lớn nhảy vào cuộc một vụ việc tưởng chừng đã trở nên… bình thường. Ấy là câu chuyện một bé gái lớp 8 ở Phú Bình (Thái Nguyên) suốt 2 năm nay, hầu như ngày nào cũng bị chúng bạn cho một trận đòn, nhẹ thì dùng dép, hay dùng tay chân, nặng thì cả chồng ghế nhựa, mũ cối…

Sự việc chỉ sáng tỏ khi một trong vô số những trận đòn ấy được quay clip và tung lên mạng. Trong clip ấy, nữ sinh bị các bạn trong lớp dồn vào góc tường và đạp, đánh, đá túi bụi, úp sọt rác lên đầu. Thậm chí, có một bạn nam đã ngồi lên đầu học sinh nữ này. Nhưng không một ai đứng ra ngăn cản dù nạn nhân chỉ biết ôm mặt khóc.

Martin Luther King từng nói: “Xã hội tồi tệ không chỉ vì hành động của những người ác mà còn là sự im lặng của những người tốt”.

Một luật sư có tiếng cũng mau mắn vào cuộc và tuyên bố sẽ hỗ trợ pháp lý cho nữ sinh. Chính quyền cũng đã bước đầu thừa nhận sai sót và nhận khuyết điểm. Ít ra, với sự vào cuộc tích cực và không im lặng, một nữ sinh đã không phải chịu bất công ngay tại nơi mình học hành, ngay giữa chúng bạn.

Quế Ngọc Hải tới xin lỗi Anh Khoa ở Đà Nẵng.
Quế Ngọc Hải tới xin lỗi Anh Khoa ở Đà Nẵng. 

Ấy vậy mà có một vụ việc, ầm ĩ trong bóng đá, được cho là trái với Bộ luật Lao động lại đang bị những người có trách nhiệm im lặng. Đó là câu chuyện liên quan đến Quế Ngọc Hải.

Có chuyên gia luật phân tích rằng: “Theo quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người của pháp nhân gây ra tại Điều 618 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao thì pháp nhân phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả cho mình một khoản tiền theo quy định của pháp luật”. Như vậy, nếu áp dụng luật dân sự thì Công ty Cổ phần Bóng đá SLNA mới là chủ thể có trách nhiệm bồi thường.

Hay có những chuyên gia phân tích điều 144 Bộ luật Lao động năm 2012 đã quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau: “Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế…”.

Anh Khoa phải được coi là tai nạn lao động thì cơ quan chủ quản phải đứng ra lo liệu trước sau đó mới căn cứ để 2 CLB “làm việc với nhau”. Trong trường hợp có đền bù thì là việc của Ngọc Hải phải hoàn trả nghĩa vụ với SLNA…

Hải có một cú ra chân và anh này lập tức trở thành nạn nhân. Giống như nữ sinh lớp 8 kia bị đánh bằng dép, hay bằng tay chân, nặng thì cả chồng ghế nhựa, mũ cối.

Không thể sửa sai bằng một quyết định sai. Hơn nữa nó câu chuyện phải tôn trọng pháp luật.

Điều gì đã khiến cơ quan chức năng im lặng? Đúng là trong việc này người tốt không im lặng nhưng có lẽ những người cần lên tiếng lại chưa đủ…tốt chăng (?!).

Theo Thethao24h



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.