Bầu Đức được hay mất khi "xuất ngoại" Công Phượng và Tuấn Anh?

Việc đưa cả Công Phượng lẫn Tuấn Anh sang Nhật trong lúc 2 cầu thủ này chưa thực sự trưởng thành là một quyết định mạo hiểm của bầu Đức về cả chuyên môn lẫn thương hiệu.

Việc đưa cả Công Phượng lẫn Tuấn Anh sang Nhật trong lúc 2 cầu thủ này chưa thực sự trưởng thành là một quyết định mạo hiểm của bầu Đức về cả chuyên môn lẫn thương hiệu.

Còn quá sớm để nói rằng thương vụ để cho 2 cầu thủ sáng giá nhất của học viện HAGL JMG là Công Phượng và Tuấn Anh sang Nhật Bản thi đấu ở J.League là thành công hay thất bại. Nhưng có rất nhiều cơ sở để khẳng định rằng đây là một quyết định mạo hiểm của bầu Đức.

Tất nhiên, hơn ai hết ông bầu phố núi hiểu điều đó, nhưng với một người làm kinh doanh, thì đôi khi họ cần có sự táo bạo, dù phần trăm cơ hội thành công là không cao. 

Chấp nhận hy sinh V.League

HAGL đã trụ hạng ở V.League 2015, nhưng không thể gọi đó là kết quả thành công của đội bóng phố núi, nhất là khi việc trụ hạng ấy mang nhiều điều tiếng. Đáng nói hơn, HAGL trụ hạng là nhờ hoàn toàn vào những cựu binh chứ không phải các cầu thủ đến từ học viện HAGL JMG, và chiến tích ấy lại do một tay người đóng thế - trợ lý Nguyễn Quốc Tuấn thực hiện sau khi HLV Graechen bị sa thải. 

Những cầu thủ từ học viện HAGL JMG lên V.League không thể hiện được nhiều. Chỉ có 2 cầu thủ là Công Phượng và Tuấn Anh thường xuyên được ra sân, còn lại hoặc bị chấn thương hoặc bị mất suất vào tay các cựu binh.  

Tại giải U21 Báo Thanh Niên vừa qua, có đến 6 cầu thủ thuộc đội 1 của HAGL thi đấu, nhưng đội bóng trẻ phố núi không thắng được trận nào trước những đội bóng trẻ hạng Nhất như TPHCM, Bình Định và An Giang. Điều đó cho thấy những cầu thủ này vẫn khó có thể đứng vững ở V.League mùa sau. 

3-0b25a

Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật sẽ khiến HAGL mất đi sức hút ở đấu trường V.League.

Trong khi đó, những cựu binh chất lượng là công thần giúp đội bóng phố núi trụ hạng bây giờ cũng đã ra đi quá nửa, 2 cầu thủ trẻ được chơi nhiều nhất ở V.League vừa qua là Công Phượng và Tuấn Anh thì sang Nhật thi đấu, những cầu thủ trẻ còn lại chưa thể hiện được khả năng để có thể đủ sức chinh chiến ở đấu trường cao nhất quốc gia. 

Về chuyên môn mà nói, việc để 2 ngôi sao sáng nhất của mình ra đi, cho thấy mục tiêu của HAGL mùa tới vẫn là trụ hạng. Thậm chí, bầu Đức sẵn sàng chấp nhận hy sinh V.League để 2 cầu thủ này đi "du học", và tất nhiên trong bài toán đánh đổi này, bầu Đức muốn thu lại từ thương hiệu cũng như sự tiến bộ của 2 ngôi sao của mình.

"Con dao 2 lưỡi "

Ngay khi Công Phượng và Tuấn Anh xuất ngoại, thì xét về mặt thương hiệu, Học viện HAGL JMG đã thành công như tiêu chí ban đầu là có cầu thủ thi đấu ở nền bóng đá phát triển, dù không phải châu Âu thì cũng là quốc gia số một châu Á. Thế nhưng, điều ấy có thể trở thành "con dao hai lưỡi" mang hiệu ứng ngược nếu như Công Phượng, Tuấn Anh thất bại ở Nhật.

Trước mắt, sức hút của HAGL ở V.League mùa tới chắc chắn sẽ suy giảm rất nhiều, khi mà đa phần lực lượng CĐV đội bóng phố núi tăng lên nhờ sự xuất hiện của những Công Phượng, Tuấn Anh. Giờ không còn 2 ngôi sao truyền thông này thì liệu các trận đấu của HAGL có đông như trước? 

Sức hút ở trong nước suy giảm, cứu cánh duy nhất trong bài toán đánh đổi này về mặt thương hiệu chính là việc bầu Đức trông cậy Tuấn Anh và Công Phượng có thể thường xuyên ra sân ở đấu trường J.League 2, một trận 2 cầu thủ này ra sân là thêm một tuần bầu Đức và HAGL thắng lợi. 

cp-e7eea

Nếu không được thường xuyên ra sân thi đấu ở J.League 2 thì đây có thể là thương vụ khiến bầu Đức mất cả chì lẫn chài 

Lật ngược vấn đề, nếu như Công Phượng và Tuấn Anh không được sử dụng ở J.League 2, hoặc nếu có thì họ không thể hiện được nhiều thì điều gì sẽ xảy ra? 

Khả năng Tuấn Anh, Công Phượng ít có cơ hội ra sân là rất cao bởi ngay ở V.League họ còn chưa cho thấy sự vượt trội so với các đồng nghiệp trong nước thì có rất ít cơ sở để tin bộ đôi này sẽ làm điều gì thực sự lớn lao để cạnh tranh với các cầu thủ Nhật Bản. 

Cần nhớ, lúc Công Vinh sang Nhật là thời điểm anh đang đỉnh cao sự nghiệp khi đứng đầu danh sách ghi bàn V.League và có cơ hội lớn là cầu thủ nội đầu tiên giành chiếc giày vàng. Tuy nhiên, phần lớn thời gian của Công Vinh ở Sapporo là trên băng ghế dự bị. Vì thế, trông đợi Công Phượng, Tuấn Anh có thể thi đấu nhiều khi 2 cầu thủ này mới thuộc dạng tiềm năng, là sự chờ đợi mang tính may - rủi. 

Nói cách khác, nếu như Công Phượng, Tuấn Anh không có nhiều cơ hội để ra sân thi đấu thì bầu Đức và HAGL "thất bại toàn tập" về mặt thương hiệu. Về chuyên môn, ai cũng nghĩ được thi đấu ở một đấu trường dù chỉ hạng 2 như J.League 2, cũng giúp 2 cầu thủ trẻ này học hỏi được kinh nghiệm. Tuy nhiên, liệu họ học hỏi được bao nhiêu nếu có quá ít cơ hội ra sân.

Xét về mọi mặt, để Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật là một quyết định mang tính bước ngoặt có thể tạo tiếng vang cho chính 2 cầu thủ này cũng như bầu Đức. Nhưng đấy là cũng là con dao hai lưỡi, khiến bầu Đức có thể mất đi rất nhiều thứ. Bầu Đức dĩ nhiên biết điều này, nhưng ông vẫn quyết định. Vì chỉ có mạo hiểm mới có thể mang lại thắng lợi lớn, dù khả năng thất bại cũng không hề nhỏ.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.