- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Từ rau muống luộc, cơm chiên đến người hùng World Cup
Có những người chưa từng được nhắc đến khi futsal Việt Nam đoạt vé dự WC. Nhưng một phần nhờ vợ, nhờ con, nhờ người bố rất đặc biệt đã tạo nên bầu Tú và kết quả chấn động ấy.
Có những người chưa từng được nhắc đến khi futsal Việt Nam đoạt vé dự WC. Nhưng một phần nhờ vợ, nhờ con, nhờ người bố rất đặc biệt đã tạo nên bầu Tú và kết quả chấn động ấy.
"Tôi và Bruno cũng có lúc căng thẳng"
Với futsal, ông vừa là bầu, vừa là Mạnh Thường Quân, vừa là người quản lý, kiêm luôn cả... đầu bếp. Có lẽ chỉ có vai trò HLV là ông chưa can thiệp vào nhỉ?
Nói can thiệp thì không chính xác vì giữa chúng tôi có phân định rõ ràng, phải nói là hỗ trợ nhau mới đúng.
Tôi và HLV Bruno Garcia thường trao đổi công việc qua mail, vì tôi hay đi vắng. Nhưng khi có những vấn đề quan trọng cần phải tranh luận thì sẽ họp để thống nhất cách làm.
HLV Bruno là một người cực kỳ chuyên nghiệp và đã xác định làm theo hướng nào thì tìm mọi cách để thực hiện theo cách đó bằng được.
Tuy nhiên, như vậy có lúc lại không hợp lý với cầu thủ Việt Nam. Việc của tôi lúc đó là giúp cho Bruno hiểu cầu thủ mình hơn, để điều chỉnh kế hoạch tập huấn, sắp xếp cầu thủ.
Tất nhiên là Bruno sẽ không thoải mái nếu phải điều chỉnh nên những lúc đó chúng tôi cũng khá căng thẳng. Tuy nhiên, chúng tôi xác định đó là vì đội tuyển nên sau đó cũng rất thoải mái.
Thí dụ, sau khi đội Thái Sơn Nam thất bại ở giải vô địch quốc gia 2015 hay đội tuyển thất bại tại giải Đông Nam Á 2015, tôi rất mừng vì những góp ý của tôi đã giúp cho HLV Bruno có một số điều chỉnh hợp lý.
Và kết quả là Thái Sơn Nam đoạt HCĐ giải các CLB futsal vô địch Châu Á và đội tuyển dành vé đi WC.
Bruno rất yêu Việt Nam. Ông ấy bảo có nhiều quốc gia mời. Và nếu về, khả năng đi World Cup cao hơn nhiều. nhưng ông ấy không đi vì thấy các điều kiện làm việc ở Việt Nam rất tốt. Vợ ông ấy cũng thích ở Việt Nam và ông ấy thích sự thách thức.
Điều đó cũng làm tôi vui. Nhưng điều tôi quan tâm nhất vẫn là đội tuyển. Và những góp ý của tôi là để đội tuyển tốt hơn, chính công việc của ông ấy cũng tốt hơn.
Tôi nói với Bruno: "Tôi thuê ông về, trả lương cho ông, ông làm tốt là tôi thành công, chứ tôi đâu có điên mà phá ông?”
Những góp ý ông vừa nói liên quan trực tiếp đến chuyên môn, ông tự tin là mình giỏi chuyên môn hơn một HLV chuyên nghiệp sao?
Không phải như vậy, tôi chỉ góp ý thôi còn việc quyết định chuyên môn thì ông ấy phải quyết định chứ. Bruno là một HLV chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và hiểu cầu thủ. Nhưng chắc chắn tôi hiểu cầu thủ Việt Nam hơn Bruno.
Và chúng ta ai cũng biết là muốn quản lý tốt đội bóng thì phải rất hiểu cầu thủ. Kỹ thuật, chiến thuật của một HLV thì tôi không bàn, nhưng những năm làm futsal đã cho tôi rất nhiều kinh nghiệm để đánh giá cầu thủ.
Tôi ví dụ nhé. Cuối năm 2010, HLV Sergio Gargelli không đánh giá cao cầu thủ Văn Vũ số 11 và không đưa vào đội tuyển.
Tôi nói với Sergio, ông cứ đưa vào vì đây mới là tập huấn, nếu Vũ không tốt thì lúc đó ông loại cũng không ảnh hưởng đến đội. Tôi bỏ tiền cho đội đi tập huấn nên tôi chịu trách nhiệm việc này.
Bây giờ thì rất nhiều người biết cậu ấy là cầu thủ xuất sắc nhất đội tuyển, quan trọng nhất đội tuyển và đã dành QBV futsal đầu tiên.
Gần đây nhất là anh chàng sinh năm 1993 tên Phát (Danh Phát, người ghi bàn gỡ 2-3 trận tứ kết giải châu Á với Nhật Bản - PV).
Phát đá vị trí biên, mặc dù được Bruno gọi lên đội tuyển vài lần nhưng đều bị trả về hoặc rất ít dùng vì vị trí đó nhiều cầu thủ chơi tốt.
Tôi thì xót tiền, đi nước ngoài tốn bao nhiêu tiền mà cầu thủ gần như không được sử dụng trong khi tôi lại đánh giá Phát rất cao, nếu không dùng Phát thì đội tuyển sẽ mất người.
Tôi nói HLV của Thái Sơn Nam hãy huấn luyện cho Phát chơi vị trí hậu vệ, vị trí đó đội tuyển đang thiếu nên khi tập trung đội tuyển, Bruno cho cậu ta tập vị trí đó và mọi người thấy Phát đã đá tốt như thế nào trong giải vừa rồi, mặc dù đó là vị trí mới của cậu ấy.
Cái hay của HLV chuyên nghiệp là họ không để bụng. Chúng tôi có thể tranh luận, căng thẳng lúc đó, nhưng sau khi giải quyết xong thì luôn vui vẻ với nhau. Như thế mới dễ làm việc với nhau.
Đột nhiên sau một đêm, ai cũng nhắc đến tên anh, cái tên Trần Anh Tú giờ nổi như cồn trên báo chí lẫn mạng xã hội. Anh có thấy phiền không?
Thật ra tôi đã... nổi tiếng từ trước rồi, chứ có phải mới nổi đâu. Được nhắc đến nhiều hơn, phải trả lời phỏng vấn nhiều hơn, đọc mấy cái người tag mình trên Facebook nhiều hơn kể ra thì mất nhiều thời gian thật.
Nhưng tôi nghĩ cũng vì futsal, vì sự nghiệp, thôi chịu khó vậy. Chứ nếu đấy là việc cá nhân, tôi khóa Facebook lâu rồi.
Gia đình chia sẻ với anh trong phút giây lịch sử ấy thế nào?
Vợ nhắn tin bảo: "Lịch sử gọi tên anh" (cười). Con tôi thì theo dõi trận đấu... ngay trong lớp học qua Youtube rồi cũng nhắn tin chúc mừng.
Nhưng vui nhất là phải là ba tôi. Tôi làm futsal, ba tôi rất lo vì chỉ sợ con mình bị chỉ trích. Ba tôi nhiều tuổi rồi, năm nay đã 93 tuổi, nên có ai nói không tốt về con trai mình là lên huyết áp.
Tuy cao tuổi như vậy nhưng ba tôi chả đọc sót bài báo nào về con mình cả. Lên ipad, lướt web, có bài nào là đọc hết bài đó. Thành ra khi đội tuyển vào World Cup, nghĩ đến niềm vui của ba mình, tôi lại càng cảm thấy ấm áp.
Anh có bao giờ nghĩ thành công hôm nay của đội tuyển là câu trả lời cho những người đã hoài nghi và chỉ trích anh lũng đoạn nền futsal Việt Nam?
Không. Ngay khi người ta chỉ trích, tôi cũng không ngại vì mình đã xác định hướng đi rồi nên phải kiên định. Với lại mình bỏ tiền của mình chứ không dùng tiền người khác nên càng kiên định.
Khi trở về sau giải châu Á, phóng viên VTV có hỏi vui liệu đây có phải là một sự đáp trả cho những lời chỉ trích không?
Tôi nói không, đừng dùng từ to tát thế.
Đơn giản là dùng kết quả là để trả lời những hiểu lầm, để họ hiểu đúng về mình. Cũng có người cố tình không hiểu. Nhưng phàm đã cố tình không hiểu thì giải thích cách mấy cũng khó mà thay đổi.
Mối lương duyên giữa anh và Sài Gòn khởi đầu như thế nào?
Năm 1985, tôi vào Sài Gòn lần đầu tiên. Vừa bước chân đến thành phố ngày đầu tiên, tôi đã tự nói với bản thân: "Mình thế nào cũng phải vào sống ở đây".
Ngày ấy, tôi xin nghỉ phép vào Sài Gòn thăm mấy đứa bạn sĩ quan quân đội đang chuẩn bị đi Campuchia, và thăm cả gia đình ông anh họ.
Không đủ tiền đi máy bay, mua vé tàu lại khó, tôi mới đi xe đò vào Huế rồi từ Huế mới đi chui vào Sài Gòn.
Lúc xuống Sài Gòn tôi có biết đường đâu, không có vé đâu dám ra cổng chính, thế là men theo cái cổng dẫn ra đường Kỳ Đồng bây giờ, người ta mở cửa cho tàu vô thì tôi lẻn ra ngoài.
Đến năm 1992, tôi vào Sài Gòn, lần này là ở lại. Lúc đó tôi ôm mộng đi tàu viễn dương, xin vào làm kỹ sư điện trên tàu của công ty vận tải biển Phú Yên.
Nhưng khi tàu vào đến Sài Gòn thì tôi bị kẹt lại vì không kịp có hộ chiếu. Thế là tàu đi, mình ở lại. Tôi mới xin giám đốc, cũng là ba của bạn gái tôi lúc ấy, bố trí cho mình một công việc khác. Ông bảo trong Sài Gòn làm gì có việc gì, thôi thì làm... bảo vệ đi.
Rồi cuộc phiêu lưu từ bảo vệ đến chủ một công ty diễn ra thế nào?
Làm bảo vệ được một tuần thì bà nấu cơm cho công ty bỏ việc đi... đòi nợ. Bà này cho các thủy thủ vay tiền, nghe tàu cập bến Quy Nhơn thì bỏ Sài Gòn ra đó đòi tiền.
Mấy ngày liền không có người nấu cơm, giám đốc giận quá cho thôi việc. Không có ai nấu, thế là ông ấy nói với tôi: "Mày giúp chú".
Tôi làm ngay vì cũng muốn giúp giám đốc. Tôi nấu cơm giỏi từ bé, bảy tám tuổi đã nấu cơm cho cả nhà ăn.
Sở trường của tôi là... rau muống luộc. Đừng tưởng luộc rau là dễ. Nhìn đơn giản thế chứ để rau vừa xanh, vừa mềm, vừa giòn là cả một nghệ thuật, kinh nghiệm, không phải đùa đâu.
Tôi nấu ngon lắm, mấy ông khó tính trong công ty ai cũng khen. Cơm thừa mấy "ổng" không cho hấp lại, tôi mang cơm đấy đi chiên. Các ông ăn xong lại khen, bảo "mai cơm chiên nữa nhé".
Một thanh niên đầy hoài bão, vậy mà hết làm bảo vệ lại đến nấu cơm, giai đoạn ấy hẳn rất khó khăn với anh...
Những ngày ấy nói chung là buồn, thậm chí bế tắc nữa. Mình đã quyết tâm rời khỏi Hà Nội đi lập nghiệp, giờ mặt mũi nào mà về, sĩ diện ghê lắm.
Thế là đành phải 5 giờ sáng dậy dọn toa lét, 6 giờ đi chợ, về chế biến đồ ăn rồi đi học tiếng Anh, rồi nấu cơm trưa, học tiếng Anh chiều rồi lại về nấu cơm.
Dọn dẹp xong tôi ra chợ Xóm Chiếu ngồi uống rượu giải sầu. Cứ thế lặp đi lặp lại trong suốt 4 tháng trời.
Nhưng bây giờ tôi nghĩ lại, mọi thứ trong cuộc sống diễn ra đều có cái duyên và nguyên do của nó. Nếu như ngày ấy tôi có tấm hộ chiếu, hoặc trước đó nữa đủ điểm để du học nước ngoài, có lẽ tôi đang không ngồi ở đây bây giờ và có những thứ trong hiện tại.
Rồi sau đó, anh đã thoát khỏi những tháng ngày bế tắc ấy thế nào?
Sau 4 tháng thì người anh họ rủ về công ty luật làm, ông ấy đang cần người nhà vì có thể tin cậy được.
Tôi nhớ sau 4 năm làm cho công ty, từ 1992 đến 1996, khi rời khỏi thì mức lương đang hưởng là 1.000 USD/tháng. Lương ấy không phải vì người nhà, mà vì đã làm tốt công việc trưởng phòng dự án.
Khi tôi nghỉ, cả đám nhân viên đều bảo tôi điên vì đã từ bỏ một công việc đang rất tốt, ở một công ty đang hái ra tiền.
Nhưng tôi vẫn nghỉ vì làm việc ấy, tôi không biết mặt trời là gì. Sáng sớm lên công ty, tối mịt mới về nhà. Không có thời gian riêng tư gì cả, nhất là khi hai vợ chồng cũng làm chung công ty.
Rồi từ việc muốn thấy mặt trời theo nghĩa đen, anh tiến thêm một bước là thấy mặt trời theo nghĩa bóng, tức là làm quản lý, tự mình chịu trách nhiệm?
Đúng rồi. Tôi ra mở công ty riêng, tiền thân của Thái Sơn Nam bây giờ. Lúc ấy tôi chưa biết hướng đi sẽ như thế nào, nhưng máu làm chủ thôi thúc phải bước ra khỏi công ty cũ để làm riêng. Vì nếu tiếp tục làm chỗ cũ thì suốt đời cũng chỉ làm thuê thôi.
Với lại mấy năm làm việc ở công ty, tôi rất ngưỡng mộ cung cách quản lý của ông anh họ, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc.
(Nguyễn Trần Bạt, sinh năm 1946, là một doanh nhân, luật sư, học giả nổi tiếng, nhà sáng lập công ty tư vấn luật chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam về đầu tư và kinh doanh sau "Đổi mới" 1987 - PV).
Chính ông dạy cho tôi những tư duy mà mình chưa từng nghĩ trước đó.
Cuộc đời anh từ ấy trở đi rõ ràng đã thay đổi. Các báo đã viết rất nhiều về công việc của anh từ ở công ty Thái Sơn Nam đến LĐBĐ TP Hồ Chí Minh, LĐBĐ Việt Nam, lo cho futsal từ phong trào đến chuyên nghiệp. Anh lấy thời gian đâu ra cho tất cả, anh không có trợ lý à?
Tôi cũng có trợ lý, thư ký chứ, nhưng người ta vẫn thích liên hệ trực tiếp với tôi vì theo thói quen. Thì tôi ráng ghi nhớ, nhưng cũng có nói nếu nhiều việc quá mà tôi trót quên thì... ráng chịu (cười).
Công việc vất vả thế, về nhà chắc anh phải rất thoải mái để có thể sạc lại năng lượng?
Vâng, tất nhiên, nhưng đôi khi cũng chả thoải mái. Tôi vừa sửa lại nội thất căn nhà vì vợ tôi cứ thích làm theo ý mình, không nghe theo lời kiến trúc sư.
Cả khu vườn cũng quy hoạch chả ra làm sao. Nhưng tôi chả nói gì cả, thôi thích làm sao thì làm, đợi đến khi ai vào cũng chê thì tôi mới nhảy vào sửa.
Nhưng chắc chắn là chị ấy luôn ủng hộ anh?
Vâng. Vợ tôi luôn ủng hộ tôi trong công việc nên tôi mới có thể dành nhiều thời gian cho bóng đá và futsal như vậy.
Cám ơn anh vì đã dành thời gian, chúc anh mọi điều may mắn.
Theo Trí thức trẻ
-
Thể thao Việt Nam23/06/2020HLV Chu Đình Nghiêm của Hà Nội FC cho biết sẽ bảo vệ Quang Hải sau sự cố bị hack facebook đáng tiếc.
-
Thể thao Việt Nam23/06/2020Trong buổi talkshow trên fanpage CLB Hoàng Anh Gia Lai, tiền vệ Lương Xuân Trường đã chia sẻ điều khá bất ngờ về kinh nghiệm xuất ngoại. Theo đó, anh cho biết, ngoại ngữ không hề quyết định đến việc cầu thủ có thể thành công ở nước ngoài hay không.
-
Thể thao Việt Nam21/06/2020HLV Park Hang Seo tìm được lời giải bài toán không Trọng Hoàng trận Việt Nam đấu Malaysia ở vòng loại World Cup 2022, nhưng với Đoàn Văn Hậu thì còn lắm hóc búa...
-
Thể thao Việt Nam20/06/2020Công Phượng sẽ không còn phải lo lắng về chuyện tương lai trong mùa giải 2020 nữa.
-
Thể thao Việt Nam18/06/2020Không ai có thể tranh phần xuất sắc nhất với Công Phượng trong chiến thắng cực kỳ mãn nhãn của CLB TP.HCM, giúp đội nhà đè bẹp Viettel trên sân nhà.
-
Thể thao Việt Nam10/06/2020Thất bại của HAGL trước Hà Nội FC đã phô bày quá nhiều yếu kém của đội bóng phố Núi. Trong 90 phút ấy, hình ảnh thế hệ tài năng của lò đào tạo HAGL trở nên đáng thương đến tận cùng.
-
Thể thao Việt Nam09/06/2020Tiền đạo Công Phượng đã lần đầu tiên trở lại sân tập cùng CLB TPHCM sau 5 ngày nghỉ vì bận tham dự lễ đính hôn.
-
Thể thao Việt Nam08/06/2020Trong ngày dự khán trận đấu giữa Hải Phòng và CLB TP.HCM, HLV Park Hang-seo đã vô tình để lộ danh sách 11 cầu thủ đang được theo dõi đặc biệt.
-
Thể thao Việt Nam07/06/2020HAGL lại thua ở Hàng Đẫy không mới, nhưng thất bại toàn diện trước Hà Nội như tối 6/6 thì HLV Park Hang Seo có lắm điều phải lo rồi...
-
Thể thao Việt Nam06/06/2020Một lần nữa, các CĐV bóng đá Nam Định quá khích lại khiến ban tổ chức đau đầu với những hành động không đáng có trong trận đấu với Viettel FC tối 5/6.
-
Thể thao Việt Nam06/06/2020Trên Fanpage chính thức của mình, tiền đạo quê Nghệ An đã có đôi lời tâm sự cùng fan sau chuyện cưới xin đột ngột.
-
Thể thao Việt Nam05/06/2020CLB TPHCM sẽ làm khách trước Hải Phòng vào chiều 5/6. Thầy trò HLV Chung Hae-seong muốn một chiến thắng vừa để củng cố ngôi đầu bảng, vừa như một món quà dành tặng tiền đạo Công Phượng mới đính hôn không lâu.
-
Thể thao Việt Nam03/06/2020Nguyễn Trọng Hoàng đã gặp phải chấn thương trong trận Viettel đối đầu An Giang ở vòng 1/8 Cúp quốc gia 2020 diễn ra vào ngày 30/5.
-
Thể thao Việt Nam02/06/2020Cần có câu lạc bộ V.League đứng ra giải cứu Đặng Văn Lâm trước khi anh đánh mất phong độ vì "mắc kẹt" quá lâu ở Muangthong United.