Nên chuyển World Cup về Việt Nam?

Có vẻ như tất cả mọi người đều háo hức chờ đợi World Cup 2014 tại Brazil, trừ... người Brazil.

Có vẻ như tất cả mọi người đều háo hức chờ đợi World Cup 2014 tại Brazil, trừ... người Brazil.

Người ta vừa phát hiện không chỉ công nhân tại quốc gia này đình công không chịu làm việc mà cả cái đồng hồ cũng đình công luôn. Chiếc đồng hồ đếm ngược tại bờ biển Copacabana đang đứng yên ở cột mốc 365 ngày, không thèm chạy nữa.

Chiếc đồng hồ ấy do hãng Hublot đầy uy tín, đối tác lâu năm của FIFA làm, nổi tiếng đúng giờ đến từng giây. Vậy mà bây giờ nó đứng yên một chỗ, khiến FIFA lại có thêm lý do để bực mình. Trước đó không dưới 3 lần, Chủ tịch Sepp Blatter đã lên tiếng đe dọa sẽ rút lại quyền đăng cai của Brazil để trao cho một quốc gia khác, buộc Tổng thống nước này phải vào cuộc thuyết phục. Trong khi đó bị Tổng thư ký của FIFA thì bảo Brazil cần... một cú đá mông.

Một năm trước World Cup, mọi thứ còn ngổn ngang. Sân bay và đường sắt chưa nâng cấp, phương tiện giao thông công cộng vẫn thiếu, nhiều sân vẫn chưa xây trong khi biểu tình thì rải rác khắp nơi. Dân Brazil không hiểu nổi tại sao Chính phủ nước mình lại chi hàng tỷ USD cho World Cup trong khi những vấn đề an sinh xã hội vẫn còn nhiều bức xúc tồn tại (?!). Điều tra trên báo cho thấy lượng người Brazil háo hức với World Cup đang giảm dần. Ông nghị Romario, siêu sao một thời của World Cup 1994, thì bảo Brazil mà kịp hoàn thành hết các hạng mục trước thời hạn là ông... chết liền.

 - 1

Không gì là không thể

Vì Brazil gặp đủ thứ vấn đề như vậy, thử tưởng tượng nên chăng ta giúp bạn bằng cách giơ tay xin đăng cai thay thế. Bây giờ mình giúp bạn, mai mốt mình đấu thầu thắng thì trao quyền đăng cai lại cho bạn (lúc ấy chắc con Neymar đã thành Chủ tịch LĐBĐ Brazil rồi ?!). Brazil có mối quan hệ cũng mật thiết với Việt Nam. Họ từng cử đội Olympic qua đây giao hữu với mình. Huỳnh Kesley vốn người Brazil, qua đây đá banh xong lấy luôn vợ Việt, hạnh phúc viên mãn quá chừng.

FIFA mà trao quyền cho Việt Nam thì những vấn đề tại Brazil thì khỏi lo. Dân Việt Nam ối người có bằng đại học cũng chật vật kiếm việc, còn lâu mới có chuyện thất nghiệp. Sân bãi thì khỏi lo, mới đây người ta còn biết chuyện sân vận động huyện ở ngay Hà Nội mới được xây cực kỳ hoành tráng lên tới cả chục triệu đô, đủ tiêu chuẩn quốc tế để mấy đội bóng thôn đá … giải làng. Sân bãi ngon như thế, thanh niên làng còn được đá thì các siêu sao đến xứ ta mê tít là cái chắc.

Bóng đá Việt Nam đang ngày càng phát triển. Hôm nọ ông Arsene Wenger qua đây khen quá trời. Cầu thủ Việt Nam ngày càng tiến bộ. Danh thủ Công Vinh, người đang dẫn đầu cuộc bầu chọn cầu thủ hay nhất Đông Nam Á, hôm trước ký hợp đồng với đội bóng Nhật, hôm sau đã thấy xuất hiện tận trời Âu chụp hình cùng 2 huyền thoại bóng đá Đức, nổi tiếng quá trời. Còn về phương tiện giao thông thì khỏi bàn. Sân bay Việt Nam rất xịn, mỗi tội hay delay. Xe bus Việt Nam không thiếu, mỗi tội chạy hơi ẩu. Còn lực lượng xe ôm và taxi thì đông không sao kể xiết.

Về mức độ cuồng nhiệt thì Brazil cũng ngang đến Việt Nam là cùng. Nếu World Cup 2010 có em người mẫu Paraguay bốc lửa thì làng giải trí Việt Nam có... Bà Tưng, đi cổ vũ bóng đá là hết ý. Chưa kể nếu mang World Cup 2014 đến Việt Nam thì y như rằng Việt Nam có luôn một suất dự giải trên tư cách chủ nhà, khỏi phải dự vòng loại. Khi ấy cầu thủ Brazil muốn đá World Cup chỉ có duy nhất một cách là năn nỉ xin nhập tịch xứ ta. Lúc ấy mình chảnh, không chịu, hoặc có chịu thì cũng kèm điều kiện: "Nhất định phải chuyền cho cầu thủ Việt Nam ghi bàn, cấm mà biểu diễn linh tinh đấy".

Còn kinh phí? Muỗi. Nhiều ông giá vẫn tăng đều đều, nhiều thứ làm xong ta có xài đâu, lo gì không có tiền đăng cai Guốc Cup?!.

Theo Khampha



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.