- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Song bản thân những món “hàng dạt” ấy cũng nhanh chóng phải chấp nhận một thực tế là họ khó lòng được đóng vai chính và buộc phải nhường vị trí trước sự xuất hiện của những ngoại binh trẻ khỏe và có đẳng cấp cao hơn.
Càng về sau, càng có nhiều cầu thủ ngoại chất lượng cao tìm đến Việt Nam hành nghề. Từ chỗ chỉ là một giải đấu gần như vô danh, V.League trở thành điểm đến đáng mơ ước, là nơi có thể hiện thực hóa giấc mơ đổi đời của rất nhiều cầu thủ.
Ông Đoàn Nguyên Đức “mở hàng” qua thương vụ chiêu mộ Kiatisuk cho HAGL
Quá trình ấy gắn liền với mức độ đầu tư của các ông bầu. Ông Đoàn Nguyên Đức “mở hàng” qua thương vụ chiêu mộ Kiatisuk cho HAGL, rồi đến những ông chủ của tập đoàn Becamex bạo chi để kéo về Bình Dương những tên tuổi như Philani hay Lee Nguyễn.
Mức lương tháng 6.000 USD mà bầu Đức trả cho Kiatisuk hồi đó bây giờ “chỉ là muỗi” so với khoản phí lót tay hàng trăm ngàn USD mỗi mùa và vài chục ngàn USD tiền lương tháng mà các ông bầu khác trả cho ngoại binh.
Hệ quả tích cực là, cùng với sự xuất hiện của nhiều hảo thủ, không chỉ thành tích của CLB được đảm bảo mà chất lượng của cả giải đấu cũng được tăng lên đáng kể.
Nhưng ngược lại, sự lệ thuộc quá lớn vào các cầu thủ ngoại cũng khiến các CLB lắm phen khốn đốn. Việc phải chi trả khoản tiền lớn cho phí lót tay, tiền lương thưởng... cho ngoại binh khiến các CLB nghèo luôn gặp khó quanh chuyện tuyển và giữ quân.
Dẫu sao, việc lạm dụng “hàng ngoại” cùng với các cầu thủ ngoại nhập quốc tịch Việt Nam đã bóp nghẹt cơ hội của các cầu thủ nội. Hệ quả là, nhiều năm qua, bóng đá Việt Nam không thể sản sinh nổi một chân sút thực sự xuất sắc cho ĐTQG và ĐT U23.
Nên V.League 2013 là một sự tiếp tục xu hướng siết chặt hơn việc sử dụng ngoại binh bằng quy định “đăng ký 3, sử dụng 3”, sau khi chúng ta giảm từ đăng ký 5 xuống còn 4 và sử dụng 3 tại V.League 2011.
Hàng khủng
Hiện đang có khá nhiều tuyển thủ QG đang thi đấu V.League như trung vệ Vincent của Bình Dương (ĐT Togo), bộ đôi tiền vệ Kizito và Moses của XMXT.SG (Uganda), thủ môn Akpan của HAGL (Nigeria), tiền đạo Kavin của SLNA (Jamaica), tiền đạo Plaza và tiền vệ Hector của SLNA (Trinadad & Tobago)...
Danh sách Vua Phá Lưới các mùa V.League:
- 2001: Đặng Đạo (Khánh Hòa - 11 bàn)
- 2002: Hồ Văn Lợi (Cảng Sài Gòn - 9 bàn)
- 2003: Achilefu (Nam Định – 11 bàn)
- 2004: Amaobi (Nam Định – 15 bàn)
- 2005: Kesley Alves (Bình Dương – 21 bàn)
- 2006: Elenildo De Jesus (TMN.CSG – 18 bàn)
- 2007: Almeida (Đà Nẵng – 16 bàn)
- 2008: Almeida (Đà Nẵng – 23 bàn)
- 2009: Lazaro de Sousa (QK4) & Gaston Merlo (SHB.ĐN) cùng 15 bàn
- 2010: Gaston Merlo (SHB.ĐN – 19 bàn)
- 2011: Gaston Merlo (SHB.ĐN – 22 bàn)
- 2012: Timothy Anjembe (BĐ Hà Nội – 17 bàn)
Theo Vietnamnet