Nhà ở xã hội: Xây dựng nhiều, chưa ở bao nhiêu

Theo ông Nam, nguồn cung nhà ở sắp tới sẽ tăng đáng kể qua việc nhiều dự án nhà ở xã hội đã khởi công, và nhiều dự án sắp khởi công trong thời gian tới như dự án xây dựng 124 căn hộ dành cho người thu nhập thấp tại dự án Khu nhà ở Đại Mỗ (Từ Liêm) do TCty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) vừa lập,  dự án nhà thu nhập thấp Thanh Lâm Đại Thịnh II tại huyện Mê Linh được UBND TP Hà Nội yêu cầu khởi công trong tháng 102010 bởi Tập đoàn HUD

Các chương trìnhphát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp đã được triển khaimạnh mẽ. Tuy nhiên để nhà ở đến được với người sử dụng vẫn còn nhiều trởngại. Chúng tôi có cuộc trao đổi cùng Thứ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Trần Nam xungquanh vấn đề này.

Theo ông Nam, nguồn cung nhà ở sắp tới sẽ tăng đáng kể qua việc nhiều dự ánnhà ở xã hội đã khởi công, và nhiều dự án sắp khởi công trong thời gian tớinhư dự án xây dựng 124 căn hộ dành cho người thu nhập thấp tại dự án Khu nhàở Đại Mỗ (Từ Liêm) do TCty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) vừa lập, dự án nhà thu nhập thấp Thanh Lâm - Đại Thịnh II tại huyện Mê Linh được UBNDTP Hà Nội yêu cầu khởi công trong tháng 10/2010 bởi Tập đoàn HUD.

Cùng vớiđó, Hà Nội cũng giao TCty Vinaconex chủ trì cùng TCty Handico làm chủ đầu tưquỹ đất dự trữ 18ha khu đô thị Bắc An Khánh (huyện Hoài Đức) để xây nhà ởcho người thu nhập thấp, dự kiến khởi công trong tháng 11/2010...

- Thực tế,nhiều dự án nhà ở xã hội đã triển khai xây dựng nhưng không nhiều dự án đượcbán ra, thưa ông?

Hướng dẫn của Bộ Xây dựng cũng tươngđối cụ thể, nếu áp dụng là các DN có thể bán được ngay. Tuy nhiên, hiện có tìnhtrạng một số chính quyền địa phương vẫn muốn can thiệp vào quá trình này, trongkhi Bộ Xây dựng muốn dành quyền chủ động cho DN. Ví dụ một số dự án ở Đà Nẵngxây xong rồi nhưng chính quyền địa phương vẫn muốn can thiệp, DN đôi khi cũngngại chính quyền địa phương.

Nhà ở xã hội: Xây dựng nhiều, chưa ở bao nhiêu
Thứ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Trần Nam

- Khâu chọn đúngđối tượng để bán có phải là trở ngại lớn mà các địa phương muốn can thiệp, thưaông ?

Thẩm định của chính quyền chỉ có haiviệc. Một là giá thành của DN có bao gồm những yếu tố được nhà nước hỗ trợ không.Ví dụ, nếu nhà nước không thu tiền đất thì DN không được tính tiền đất vào giáthành, nhà nước cho vay lãi suất thấp DN không được tính lãi suất cao vào giáthành. Thứ hai là lợi nhuận của dự án đó có quá 10% không. Như vậy có thể nóiviệc thẩm định rất nhanh.

Còn bộ đã quyđịnh rồi, đối tượng người mua do DN quyết định. Theo quy định là những người ởdưới 5 m², những người có thu nhập thấp. DN cứ thế mà bán, đối với các địaphương Sở Xây dựng không thẩm định cái đó mà hậu kiểm.

- Vậy trong 10 điểm Bộ Xâydựng để mở cho các địa phương điều chỉnh, theo ông địa phương cần làm gì ?

Trong thang điểm 100, Bộ Xây dựng đãquy định 90 điểm, còn 10 điểm giành quyền cho các địa phương vì mỗi địa phươngcó đặc thù khác nhau. Ví dụ, ở các địa phương có nhiều các thành phần như thươngbinh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, con em gia đình chính sách khókhăn... địa phương đó cần khuyến khích những đối tượng của địa phương mà TƯ chưatính hết. Điều này cho thêm vào thang điểm phù hợp với địa phương mình.

- Phải chăng việcnhiều địa phương còn trùng trình, khó dễ do bộ chưa quy định quyền hạn mà cácđịa phương phải ban hành các quy định này ?

Thực ra bộ cũng không quy định thờigian, giờ chỉ còn vấn đề 10% thôi chứ quy định thế nào là thu nhập thấp khôngchờ địa phương nữa mà Bộ Xây dựng đã chủ động rồi.

Nhà ở xã hội: Xây dựng nhiều, chưa ở bao nhiêu

- Thưa ông, mộttrong những vấn đề của nhà ở thu nhập thấp là quy định đâu là đất thương mại,đâu là đất xây dựng nhà ở xã hội ?

Bộ Xây dựng sẽ có nghiên cứu về mặtchính sách pháp luật về vấn đề này, trong đó có quy định bao nhiêu phần trăm đấtđể làm nhà ở xã hội. Sẽ phải đưa vào chính sách quy định bắt buộc.

- Việc dành mộtkhu riêng để xây dựng nhà ở xã hội liệu có khả thi không, thưa ông ?

Chúng ta phải làm theo hai hướng, cónhững quy hoạch riêng, giao khu riêng cho DN làm nhà ở xã hội. Tuy nhiên, việclàm theo khu riêng, thứ nhất phải có quỹ đất lâu dài, thứ hai cũng có kha năngnếu quá chú trọng làm các khu riêng thì sẽ tạo ra các khu người nghèo, ngườigiàu, các khu nhà ở thu nhập thấp sẽ khó có điều kiện hạ tầng đường xá, côngviên, cây xanh tốt để được hưởng mà sẽ tập trung vào các khu trung tâm thươngmại.

Việc hình thành khu tập trung khu người nghèo, người giàu về lâu dài sẽkhông tốt. Chủ trương của bộ là muốn xen kẽ, cứ 20% những khu đô thị thì dành20% ra xây dựng nhà ở xã hội. Chứ mình mà chỉ triển khai theo hướng khu riêngnhư thế rất dễ xảy ra tình trạng nhà thì lụp xụp, hạ tầng thì không có.

Ba vấn đề đang gây trở ngại cho việc triển khai chính sách nhà ở xã hội đó là: quỹ đất, nguồn vốn và công tác quản lý nhà ở xã hội.

- Được biết ôngcó đề xuất  ý tưởng thành lập quỹ tiết kiệm nhà ở xã hội, điều này đã được triểnkhai đến đâu, thưa ông ?

Hầu hết các ý kiến đưa ra đều ủng hộý tưởng quỹ tiết kiệm. Quan điểm chỉ khác nhau ở chỗ là tự nguyện hay bắt buộc.Một số ý kiến cho rằng, những ai có nhu cầu mua nhà thì gửi quỹ tiết kiệm, còncó nhà rồi thì thôi.

Quan điểm của tôi quỹ này phải là quỹbắt buộc. Anh không có nhu cầu mua nhà anh vẫn phải gửi quỹ tiết kiệm, tríchlương ra, bao giờ anh về hưu tôi trả anh cả gốc lẫn lãi. Còn trong thời gian anhđi làm có một cái quỹ tôi tạm vay của anh để tôi giúp cho những người nghèo. Nhưthế mới được. Người nghèo phải bấu với người giàu chứ người nghèo bấu với nhaulàm sao được.

Điều này tôi muốn áp dụng cho tất cảnhững người đi làm, không kể công chức hay người làm trong các cty nước ngoài,tư nhân...

- Xin cảm ơn ông!

TheoPhương Thảo
Diễn đàn doanh nghiệp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.