Nghệ An: Hàng trăm giáo viên tiểu học bị cắt sai phụ cấp

Hàng trăm giáo viên tiểu học thuộc 820 huyện, thành thị của tỉnh Nghệ An thời gian qua bị cắt sai phụ cấp. Điều đáng nói là việc này xảy ra từ lâu (20052008) và chỉ khi báo chí phanh phui thì Nghệ An mới vỡ lẽ.

Hàng trăm giáo viên tiểuhọc thuộc 8/20 huyện, thành thị của tỉnh Nghệ An thời gian qua bị cắt saiphụ cấp. Điều đáng nói là việc này xảy ra từ lâu (2005-2008) và chỉ khi báochí phanh phui thì Nghệ An mới vỡ lẽ.

Gần đây, báo chí phanh phuiviệc hàng trăm giáo viên (GV) tiểu học ở một số huyện của Nghệ An bị cắt saiphụ cấp từ năm 2005 đến năm 2008 với số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Tin côgiáo Lê Thị Hồng, GV Trường tiểu học thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn nhậnđược gần 9 triệu đồng tiền trợ cấp ưu đãi cho GV thực sự làm nhiều GV trongtoàn huyện bất ngờ.

Nghệ An: Hàng trăm giáo viên tiểu học bị cắt sai phụ cấp
Tại cuộc họp báo chiều 17/9, lãnh đạo tỉnh Nghệ An yêu cầu 8 huyện nêu trên phải chi trả phụ cấp cho các GV trong thời gian sớm nhất

Vậy là nỗi nghi ngờ như lànsóng ngầm nhiều năm nay cuối cùng đã có kết quả. Trước đó, thấy cô Hồng suốtngày đi “kiện kiện cáo cáo” nhiều người còn bảo cô “hâm”, “con kiến mà kiệncủ khoai”. Nhưng để có được số tiền trên, hành trình đi đòi “chân lý” của côHồng đã không khỏi những gập ghềnh và có cả sự chịu đựng, nhẫn nhục.

Là một người đã có trên 20năm đứng trên bục giảng, trước khi khởi kiện cô Hồng đã nắm rất kĩ quyếtđịnh số 244/2005/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về chề độ phụ cấp ưu đãiđối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.Theo đó chế độ ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy sẽ được “Mứcphụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong cáctrường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã”.

Quyết định thì đã rõ nhưngkhông hiểu vì sao trong năm học 2007 - 2008 cô Hồng không được nhận đồng phụcấp nào. Đơn khiếu nại của cô sau đó nhận được trả lời “từ chối” của PhòngGD-ĐT huyện Nam Đàn với lý do “bà Lê Thị Hồng là GV dôi dư. Năm học 2007 -2008 thì UBND huyện chưa thực hiện trả phụ cấp ưu đãi cho số GV dôi dư màchỉ trả phụ cấp ưu đãi cho số GV trực tiếp đứng lớp nên việc bà Hồng khôngđược nhận phụ cấp đứng lớp năm 2007- 2008 là đúng”.

Mới đây, vào chiều 17/9/2010,UBND tỉnh Nghệ An, Sở GD-ĐT, Sở Tài chính và Sở Nội vụ Nghệ An, đã tiến hànhtổ chức họp báo để trả lời về việc cắt sai phụ cấp đứng lớp của hàng trăm GVtiểu học trong tỉnh.

Tại cuộc họp, lãnh đạo 8huyện (Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Quỳ Hợp, ConCuông và Nghĩa Đàn) được cho là có sai phạm trong việc cắt sai phụ cấp GVtiểu học được mời dự họp. Theo đó, lãnh đạo 8 huyện này đã thừa nhận vớilãnh đạo tỉnh là đã cắt sai phụ cấp của GV tiểu học.

Tuy nhiên con số GV cụ thể bịcắt sai phụ cấp đến nay vẫn chưa xác định được là bao nhiêu. Điều quan trọnglà với các GV đang công tác thì dễ nhưng những GV đã nghỉ hưu mà chưa đượchưởng phụ cấp thì khó khăn hơn trong việc chi trả (bởi đã hơn 5 năm bị cắtvà có nhiều GV đã về hưu).

Lãnh đạo huyện Nam Đàn cho rằng, vì GV thừa,theo đó số GV này không có lớp để dạy nên bị cắt. Hiện huyện này vẫn cònkhoảng 200 GV chưa được giải quyết phụ cấp từ năm 2005 - 2008.

Bên cạnh đó, do hiểu sai quyđịnh nên hai phòng (Tài chính và Giáo dục) tham mưu sai, cho nên số GV nàykhông trực tiếp đứng lớp, kéo theo đó không được hưởng phụ cấp... Riêng từnăm 2008 đến nay Nam Đàn cơ bản đã giải quyết xong.

Tại cuộc họp, Thanh tra SởGD-ĐT Nghệ An cũng thẳng thắn đối thoại và cho rằng, với việc làm tắc tráchcủa một số huyện đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người lao động.Nhiều lần Sở đã vào cuộc từ đầu năm 2008, gửi công văn thế nhưng có nhữnghuyện vẫn cố tình không báo cáo.

Về nguyên nhân chính của việccắt sai phụ cấp GV tiểu học, hầu hết các huyện đều trả lời là do hiểu saiquy định về GV thừa không đứng lớp. Các huyện đều thừa nhận, do cũng nằmtrọng tình trạng như các huyện khác nên mới cắt phụ cấp như trên đã nói. Tuynhiên, đến thời điểm này một số huyện đã xử lí được một vài năm như: ThanhChương xử lí xong năm 2007, Đô Lương năm 2008…

Nghệ An: Hàng trăm giáo viên tiểu học bị cắt sai phụ cấp
Bà Nguyễn Thị Thu Hà - trưởng phòng GD-ĐT huyện Nam Đàn

Sau khi thực hiện xếp loại GVtheo quyết định 109 của Bộ GD-ĐT thì các huyện đã chiếu theo bảng xếp loạitừ trên xuống để sắp xếp đứng lớp, và vì thừa GV nên những GV xếp loại thấphơn không được đứng lớp và xem như họ là GV dôi dư. Tuy nhiên về mặt Nhànước thì chưa ai nói số GV này là dôi dư và không được đứng lớp và khôngđược hưởng phụ cấp.

Về vấn đề này, lãnh đạo SởTài chính cho rằng: “Chủ trì là Sở giáo dục, còn Sở Tài chính chỉ giám sátvà thông báo dự toán chi tiết cho các trường. Nguyên nhân do học sinh giảmGV thừa. Dùng khoản không trả này để chi cho hoạt động giáo dục khác. Số GVđã nghỉ hưu rồi chưa được hưởng, đề nghị các huyện phải rà soát cho kỹ, khảnăng tương đối lớn. Sở Tài chính cấp đúng, đủ, còn trách nhiệm thuộc về cáchuyện.

Về phía Sở GD-ĐT khẳng định,tiền thì chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu. Các huyện đã thừa nhận cắt sai thìđề nghị các huyện rà soát lại các đối tượng bị cắt, lập kế hoạch để trả lạichế độ cho các GV theo từng năm, theo từng đơn vị trường. Chế độ sẽ trảnhưng chưa đầy đủ cho các GV.

Đặc biệt, tránh tình trạngkhi GV này khiếu nại thì trả trước, còn GV khác không khiếu nại hay đòi thìkhông trả. Và việc trả tiền trợ cấp cho các GV bị cắt sai của 8 huyện nêutrên phải được chi trả dần, còn trả một lần thì khó vì ngân sách không thểđủ một lần.

Như vậy, hàng trăm giáo viêntiểu học của 8 huyện nói trên bị cắt phụ cấp từ năm 2005-2008 với số tiềnlên đến hàng tỷ đồng vẫn đang phải chờ để được chi trả dần. Liệu các GV nàycòn phải chờ đến bao giờ?

Theo Nguyễn Duy
 
Dân Trí




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.