- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
43 cái tát và hội nghị Diên hồng về đại học
Những sự kiện giáo dục nổi bật trong tuần qua: Bé 13 tháng tuổi chấn thương sọ não ở nhà trẻ tư nhân, “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH” với sự tham gia của 271 hiệu trưởng các trường đại học...
Sinh viên thất nghiệp, không nên đổ lỗi cho ai
Tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, việc sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường không nên đổ lỗi cho ai. Trước hết, hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm từ công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội. Khi tuyển sinh đầu vào, phải nghiên cứu dự báo 3,4 năm sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường và những ngành nghề nào cần nhân lực lớn.
Có một thực tế, việc đầu tư cho nghiên cứu dự báo còn hạn chế, chủ yếu vẫn là dự báo dựa vào kinh nghiệm. Cho nên dẫn tới nhiều ngành rất có triển vọng, nhu cầu thị trường rất lớn nhưng ta lại không đáp ứng được, trong khi đó có những ngành đào tạo thừa. Bên cạnh đó, phải có giải pháp chuyển giao công nghệ, thậm chí thuê cả giảng viên nước ngoài để đổi mới chương trình học hiện đại.
"Tôi thấy một số trường bây giờ chương trình vẫn rất cũ. Một số ngành ngôi sao một thời nhưng bây giờ cũng không còn nữa. Chúng ta không nên quá câu nệ vào sách vở, ngành truyền thống" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ GD&ĐT rà soát lại các trường ĐH
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ coi đây là giải pháp căn cơ cấp bách và lâu dài mà cả trường công lập và trường ngoài công lập đều không nằm ngoài.
“Để thực giải pháp này, các trường phải tiến hành kiểm định. Hiện chúng ta đã có 4 Trung tâm Kiểm định, Bộ đang tính toán thuê các tổ chức kiểm định quốc tế để nâng chuẩn chất lượng đầu ra. Đồng thời, chính bản thân các trường phải tự nâng cao năng lực bộ phận đánh giá trong”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Dự kiến, từ nay đến Tháng 6/2017 sẽ tiếp tục triển khai kiểm định các trường theo bộ tiêu chí kiểm định đã ban hành. Đến tháng 1/2018 sẽ tiến hành kiểm định theo tiêu chí AUN. Đồng thời, cùng với những đánh giá của thị trường, kết quả kiểm định chính là phương thức phân tầng xếp hạng thay vì hành chính.
Nhiều vi phạm trong đề án phát triển trường PTDTNT
Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc chưa thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của đề án, chưa xây dựng website và chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu chung cho hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú.
Theo Thanh tra Chính phủ, vi phạm trong quy hoạch trường Phổ thông Dân tộc nội trú phổ biến ở 12 địa phương. Trong đó, nhiều địa phương không thành lập ban điều hành đề án cấp tỉnh và không xây dựng kế hoạch đào tạo, sử dụng học sinh dân tộc theo quy định.
Việc thực hiện đầu tư xây dựng bổ sung cho các trường phổ thông dân tộc nội trú đạt tỷ lệ thấp 67%. Các trường phổ thông dân tộc nội trú được đầu tư xây dựng mới nhưng chưa hoàn thiện các hạng mục để đưa vào sử dụng chiếm tỷ lệ cao 38%.
“Vi phạm trong việc chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản còn khá phổ biến ở các dự án đầu tư xây dựng. Công tác lập dự toán thiết kế áp sai mã hiệu, sai hệ số, sai đơn giá, tính thiếu hoặc thừa khối lượng. Tổng số tiền vi phạm được phát hiện qua thanh tra 56 dự án là trên 8,1 tỷ đồng. Các tập thể và cá nhân liên quan phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm và có biện pháp xử lý phù hợp”- Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Bé 13 tháng tuổi chấn thương sọ não ở nhà trẻ tư nhân
Gửi con tại nhà trẻ tư nhân như mọi ngày, đến chiều khi nhà trẻ gọi điện báo đến đón con, gia đình bé gái 13 tháng tuổi tá hỏa khi phát hiện con gái mình bị chấn thương sọ não, nguy kịch đến tính mạng.
Nạn nhân là bé Nguyễn Thị Thu Ngân (13 tháng tuổi), được gửi tại nhà trẻ tư nhân của bà Ngô Thị Anh Đào, tại đường Nguyễn Cư Trinh. P. Lê Hồng Phong. TP. Quảng Ngãi.
Cháu Ngân được đưa đến cấp cứu 2 lần/ngày. Lần đầu vào buổi trưa 23/12, chủ cơ sở giữ trẻ đã mạo danh gia đình xin cho cháu ra viện dù bác sĩ yêu cầu ở lại. Chiều cùng ngày, khi nhận được điện thoại của chủ cơ sở giữ trẻ, gia đình tiếp tục đưa cháu đi cấp cứu.
Tại đây, sau khi tiến hành chụp CT, X-Quang các bác sĩ đã thông báo cháu Ngân bị chấn thương sọ não, tụ máu bầm trong não, tụ máu bầm cột sống và bị liệt một bên. Mặc dù được chỉ định phẩu thuật nhưng do sức khỏe cháu qua yếu nên không thể tiến hành.
Đến ngày 26/12/2016, tình trạng sức khỏe của cháu Ngân nặng hơn vì não đã bị phù, suy hô hấp nặng nên bác sĩ phải can thiệp sâu để hỗ trợ cháu thở oxy. Hiện bé gái này vẫn đang được điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng trong tình trạng hôn mê.
Hiện cơ quan công an đã tiến hành đình chỉ nhà trẻ này, đồng thời tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để điều tra nguyên nhân sự việc.
Vụ học sinh ngã gãy chân: Hiệu trưởng nhớ có đi taxi vào trường
Trước đó, trả lời báo chí, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường không có ô tô màu xanh nào va chạm với học sinh Kiên. Nhà trường cũng làm khảo sát và 100% cá nhân liên quan đều cho biết không nhìn thấy vụ va chạm. Tuy nhiên, liên quan đến sự việc cháu Trần Chí Kiên ngã gãy chân tại Trường tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội, ngày 5/1/2017, anh Trần Chí Dũng- bố cháu bé cho biết, Hiệu trưởng nhà trường mới nhớ ra mình đã đi taxi vào trường nhưng khi taxi quay trở ra có va quệt với cháu Trần Chí Kiên hay không thì chưa rõ.
Được biết hiện tại, sự việc đang được cơ quan công an vào cuộc để điều tra. Trong thời gian này, nhà trường đã cử cô giáo chủ nhiệm đến tận nhà dạy cho cháu Kiên 2 tiếng/ngày/tuần.
Vụ học sinh bị 43 bạn tát: Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu kiểm điểm
Mặc dù cô giáo cho 43 học sinh tát một em cùng lớp do nói tục (tại Trường Tiểu học Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội) đã bị đình chỉ ít nhất một học kì nhưng Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa có công văn gửi Chủ tịch UBND huyện Thường Tín (Hà Nội) yêu cầu kiểm tra, làm rõ thông tin về vụ việc.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP yêu cầu kiểm tra thông tin báo nêu; xử lý theo quy định của pháp luật. Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, có hình thức kỷ luật nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan có sai phạm.
Ông Nguyễn Đức Chung cũng yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Thường Tín báo cáo kết quả thực hiện cho Thành ủy, UBND TP trước ngày 10/1/2017, đồng thời thông tin trả lời báo chí đúng quy định.
Theo Dân trí
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.