Nhà giáo phải có chế độ đãi ngộ như quân đội, học tín chỉ từ THCS, tự
công nhận tốt nghiệp... là những đề xuất cải cách giáo dục được kỳ vọng
mang tính đột phá của TP.HCM.
|
Trong báo cáo về tình hình thi hành Luật giáo dục với Đoàn giám sát
của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc
hội, TP.HCM đề xuất: Định nghĩa “nhà giáo” phải bao gồm các cán bộ quản lý giáo dục. Lãnh đạo
thành phố nhấn mạnh phải xem nhà giáo là đội ngũ đặc biệt, có chế độ đãi
ngộ đặc biệt (như quân đội, công an…) để thu hút được nguồn nhân lực
chất lượng cao vào ngành sư phạm.
|
|
Từ tình hình thực tế của thành phố, lãnh đạo TP.HCM cũng góp ý việc
cần linh hoạt trong nhiều quy định. Ví dụ, cơ cấu giờ, tiết học linh hoạt để tiếp cận xu hướng thế giới và giảm ùn tắc giao thông, phù hợp đặc
điểm của địa phương. Bên cạnh đó, sĩ số lớp học linh hoạt theo loại hình
trường.
|
|
UBND TP.HCM đề xuất cần có định hướng mở
trong biên chế năm học. Thay vì thực hiện cứng nhắc đủ 9 tháng/năm học
như hiện nay, các trường có thể rút ngắn, kéo dài hoặc giữ nguyên 9
tháng, tùy từng điều kiện cụ thể. Ví như, học sinh có thể nghỉ hè suốt 3
tháng hoặc chỉ nghỉ một đến 2 tháng hè. |
|
Đặc biệt, TP.HCM đề xuất áp dụng hình thức
giáo dục mới gần giống với hình thức đào tạo theo dạng tín chỉ. Việc áp
dụng tín chỉ từ cấp THCS đến THPT, liên thông bậc đại học, sau đại học
sẽ giúp học sinh làm quen với phương thức học tín chỉ hiện đại. Với cách
học này, 16 tuổi (thậm chí nhỏ tuổi hơn), học sinh có thể vào đại học. |
|
Theo ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở
GD&ĐT TP.HCM, với địa hình phức tạp, nhiều địa phương như ở ấp đảo
Thiềng Liềng, huyện Cần Giờ, học sinh phải đi tàu đi học, rất vất vả và
nguy hiểm. Thành phố cũng đề xuất đa dạng hình thức học như qua mạng.
Một số gia đình có thể cho con tự học ở nhà, ở trường… Cơ quan quản lý
sẽ có quy định cụ thể về những trường hợp này như: Nơi đăng ký học, bao
lâu các em phải lên lớp gặp gỡ, trao đổi với thầy cô giáo, công nhận tốt
nghiệp...
|
|
Bộ GD&ĐT đã đồng ý cho TP.HCM biên soạn
SGK riêng. Sở này đang chuẩn bị về nhân lực, có đủ chuyên gia, nhà trí
thức cao cấp đứng đầu cả nước, định hướng đổi mới để tiến hành biên soạn
SGK. Mọi dữ liệu được chuẩn bị sẵn, chờ Bộ GD&ĐT phê duyệt chính
thức. Theo kế hoạch, năm 2019, TP.HCM sẽ triển khai thí điểm bộ SGK
riêng, sau đó đánh giá lại rồi mới ban hành chính thức.
|
|
Nếu được đồng ý, TP.HCM sẽ có bài thi chuẩn
nhằm kiểm tra và công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh trên địa bàn.
Bài thi này sẽ được tổ chức nhiều lần trong năm, thay vì một kỳ thi THPT
quốc gia hai trong một như hiện tại. |
|
Nhận thấy việc lắp đặt camera tại các nhóm
trẻ và lớp mầm non tư thục sẽ là công cụ hỗ trợ việc giám sát hiệu quả
đối với hoạt động giữ trẻ, Sở GD&ĐT thành phố đã đề xuất TP khuyến
khích các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục lắp đặt camera nhằm ngăn chặn
bạo hành trẻ em, đảm bảo nuôi dạy trẻ an toàn.
|
Theo Zing