- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bài văn về người trẻ đua đòi không tạo nên khác biệt
Nữ sinh lớp 12 viết: 'Có những bạn xăm trổ, xỏ khuyên, thậm chí xẻ lưỡi, tạo sừng như quỷ Satan chỉ để trở nên khác biệt, lập dị mà chẳng hiểu biết gì về chúng'.
Nữ sinh lớp 12 viết: 'Có những bạn xăm trổ, xỏ khuyên, thậm chí xẻ lưỡi, tạo sừng như quỷ Satan chỉ để trở nên khác biệt, lập dị mà chẳng hiểu biết gì về chúng'.
Mới đây, thầy Đỗ Đức Anh (giáo viên THPT Bùi Thị Xuân TP HCM) chia sẻ bài văn gây ấn tượng của học sinh Đỗ Thị Phương Thảo, lớp 12 Sinh – trường Phổ thông Năng Khiếu (Đại học Quốc gia TP HCM) trên Facebook. Bài được đánh giá cao với 2,75 điểm (thang điểm 3).
Đề bài nêu: 'Biết tự khẳng định mình là một đòi hỏi bức thiết đối với thế hệ trẻ trong cuộc sống hôm nay'.
Thầy Đỗ Đức Anh cho biết, đây là đề thi ôn tập, làm trong 60 phút: 'Bài viết của Thảo đã vận dụng tốt các yêu cầu kỹ năng của bài văn nghị luận xã hội, có kiến thức rộng và sâu, tư duy phản biện đa chiều, văn phong mượt mà'.
Theo thầy Đỗ Đức Anh, đề bài được ra trong bối cảnh có rất nhiều bạn trẻ có những biểu hiện lệch lạc khi thể hiện bản thân. Đề văn có tác dụng tích cực trong việc uốn nắn lối đi, khẳng định giá trị bản thân theo hướng đúng đắn.
Bài viết của học sinh Phương Thảo như sau:
Sẽ có một ngày nào đó trong cuộc đời, bạn ngồi ngắm một giọt cà phê vỡ tan nơi đáy tách và tự hỏi: 'Nếu cuộc đời này suôn sẻ, nước mắt còn biết dành cho ai?'.
Và sẽ có một ngày nào đó trong cuộc đời, bạn mỉm cười khi bắt gặp một tấm bưu thiếp đi lạc, in hình nữ kình ngư Ánh Viên với nụ cười tươi tắn và tấm huy chương vàng lấp lánh trên cổ, mặt bên kia là lời đề tự gợi nhiều suy ngẫm: 'Biết tự khẳng định mình là một đòi hỏi bức thiết đối với thế hệ trẻ trong cuộc sống hôm nay'. Chúng ta cùng làm một trắc nghiệm nhỏ nhé, câu trả lời của bạn là gì?
A. Đồng ý B. Không đồng ý C. Một ý kiến khác.
Tôi chắc rằng, bạn đã tìm được câu trả lời của mình. Còn tôi, nếu bạn dành chút thời gian lắng nghe những điều tôi sắp loan báo sau đây, có lẽ bạn sẽ đoán được nó. Phiền lòng bạn vì điều tôi sắp nói là một câu chuyện dài, mà ngay cả bản thân tôi cũng không biết rút gọn.
Có bao giờ bạn tự hỏi rằng: 'Bạn là ai? Bạn đến với thế giới này vì điều gì? Những người xung quanh nhìn nhận bạn như thế nào?'.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc trả lời những câu hỏi mà tôi vừa đặt ra, có lẽ bạn chưa khẳng định được mình.
'Tự khẳng định mình' là khi bạn sống đúng với bản chất của con người, nỗ lực để đạt được ước mơ, hoài bão của bản thân và để lại ấn tượng trong mắt người khác. Nói cách khác, đó là tự đánh dấu bản thân bằng một ký hiệu mà chỉ bạn mới có để không bị nhầm lẫn.
Giữa một xã hội mà gần như ai cũng có cơ hội ngang nhau, việc tự khẳng định bản thân càng trở nên quan trọng. Vì lẽ đó, câu phát biểu đã khái quát được một sự thật, một mong muốn cháy bỏng của giới trẻ mà không phải ai cũng làm được.
Giá trị bản thân là thứ khiến bạn trở nên khác biệt. Nó cũng giúp bạn thực hiện được khát vọng của mình. Hãy tìm hiểu thực lực của bản thân và phát huy nó hết khả năng. Có thể bạn sẽ không trở thành người giỏi nhất, giàu nhất nhưng có một điều tôi luôn chắc rằng bạn là duy nhất.
Chỉ khi bạn thực sự hiểu mình cần gì, giỏi ở điểm nào, bạn mới có thể thành công. Đơn cử như chàng tiền vệ Mesut Ozil, anh ta không cố gắng ghi thật nhiều bàn mà trái lại, luôn cố gắng chuyền cho đồng đội của mình sút tung lưới đối phương. Điều này không làm cho Ozil trở nên nhạt nhòa mà khiến anh trở thành cầu thủ đắt giá. Anh ta thành công là nhờ biết tự khẳng định điểm mạnh của mình, chứng tỏ cho người khác thấy tôi tài giỏi theo cách riêng của mình.
Vị giáo sư đại học trong một buổi tư vấn tại trường tôi đã chỉ ra rằng: 'Gần đây, bằng cấp không còn quan trọng như xưa nữa, các nhà tuyển dụng đang hướng tới những người trẻ có đam mê nghề nghiệp và thực sự biết làm mình nổi bật'.
Những nhà tuyển dụng là đại diện cho xã hội, qua đó có thể thấy rằng, bên cạnh những quy chuẩn đã xưa cũ thì cá tính và nét riêng của từng người đang ngày càng được chú trọng.
Là người trẻ, bạn không thể tách mình ra khỏi xã hội mà phải hòa nhập với xu thế chung. Đây cũng là sức ép, là lực đẩy khiến các bạn trở nên nỗ lực hơn, cố gắng hơn để trở thành một cá nhân nổi bật.
Đã qua rồi thời kỳ mà người ta ỷ lại vào gia thế và hoàn cảnh, giờ đây, chính bạn là người quyết định tương lai của mình. Nếu bạn chọn cho mình một hình ảnh nào đó thì người khác sẽ nghĩ về bạn như vậy. Xã hội mới đòi hỏi nhiều hơn ở mỗi cá thể, dẫn tới việc khẳng định bản thân ngày càng quan trọng.
Tự khẳng định mình không phải điều đơn giản. Một bác sĩ muốn được người bệnh tin tưởng phải trải qua hàng năm trời học hỏi nghiên cứu và thực tập.
Nói rộng hơn, một chính khách trên con đường chứng tỏ bản thân là ứng viên sáng giá nhất cho ghế tổng thống đã trải qua bao thất bại. Nếu ta nghĩ khác đi một chút, tự khẳng định mình là quá trình học hỏi, rèn luyện, hoàn thiện bản thân để trở nên tốt hơn. Mà một quốc gia, một cộng đồng trên đà phát triển luôn khát cầu những con người như thế.
Một linh mục trong buổi thuyết giảng vào sáng chủ nhật tuần trước đã dạy rằng: 'Giá trị của con người nằm ở chỗ mà họ thường bỏ qua để chạy theo thị hiếu, nhưng đó mới chính là thứ ta nên trân trọng và giữ gìn'.
Thật vậy, chúng ta thường quên mất mình thích gì, giỏi những gì, điểm mạnh ở đâu. Đó là mũi dao nhọn làm ta bị thương và khiến ta thất bại. Những lúc như vậy, hãy ngồi trong thinh lặng trong bóng tối và ngẫm rằng: Hãy quay về với bản chất thật của mình.
Vị linh mục đó cũng răn rằng: 'Đừng để lời nói của người khác làm lệch đi định hướng của bản thân. Một khi đã khẳng định được mình, con là người duy nhất'. Trước vô vàn những bình luận trái chiều nhau, giá trị của bản thân là gốc rễ giúp bạn đứng vững giữa phong ba bão táp.
Ấy vậy mà, vẫn còn những người trẻ thờ ơ trước vấn đề cấp thiết này. Họ cho rằng, việc gì phải tốn công khẳng định mình. Đó là những kẻ ỷ lại, không nhận thức được cá tính, nét riêng, cũng như tầm quan trọng của nó.
Lại có một bộ phận người trẻ khác chọn cách khẳng định bản thân theo hướng tiêu cực quái đản. Có những bạn xăm trổ, xỏ khuyên, thậm chí xẻ lưỡi, tạo sừng như quỷ Satan chỉ để trở nên khác biệt, lập dị mà chẳng hiểu biết gì về chúng. Đây thực sự là những cách sai lầm, đi ngược lại với quy chuẩn và yêu cầu của xã hội.
Họ không phải tự khẳng định mình mà chỉ là chạy theo một trường phái dị biệt, đua đòi để trở nên 'khác người'. Cần phải có cách giáo dục, uốn nắn tư tưởng và hành vi của họ.
Khẳng định bản thân là một quá trình cần được định hướng đúng đắn ngay từ thuở ban đầu. Chính vì vậy, gia đình và nhà trường cần quan tâm hơn tới tâm tư, nguyện vọng của lứa tuổi vị thành niên bên cạnh việc truyền đạt kiến thức giáo khoa cho các em.
Mỗi cá nhân cũng nên nhận thức đúng và sớm về khả năng và cá tính của bản thân để tìm cho mình lối đi đúng đắn. Cũng nên tham khảo, học hỏi những nhân vật nổi tiếng hay những người trẻ xung quanh. Hãy luôn nhớ rằng, đây là đòi hỏi bức thiết đối với thế hệ trẻ hôm nay.
Đến đây chắc các bạn cũng đoán được câu trả lời của tôi rồi phải không. Bài viết này không dạy các bạn cách kiếm ra nhiều tiền, hay trở thành một nhà phát minh đại tài. Đơn giản đây chỉ là nơi làm tôi giãi bày tâm sự của mình - cô bé chưa tròn 18 tuổi có phần ngây thơ trong việc tự khẳng định bản thân.
Nào, nắm tay tôi và đi tiếp, bảng chỉ dẫn kia rồi: 'Con đường tự khẳng định mình'. Gần tới nơi rồi, đừng bỏ cuộc, hãy hứa với tôi vài điều nhé: 1. Ngay bây giờ, hãy tìm hiểu giá trị bản thân và chứng tỏ nó nhé. 2. Đừng bỏ quên con người thật của bạn. 3. Cười lên nào.
Theo Zing
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.