- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ban đại diện Cha mẹ học sinh lại “khủng bố”... cha mẹ học sinh?
Vừa vào năm học mới, nhiều phụ huynh đã xây xẩm mặt mày, "nghiến răng" đóng tiền vì "độ khủng" cùng với sự nhiệt tình của Ban đại diện Cha mẹ học sinh.
Vừa vào năm học mới, nhiều phụ huynh đã xây xẩm mặt mày, "nghiến răng" đóng tiền vì "độ khủng" cùng với sự nhiệt tình của Ban đại diện Cha mẹ học sinh.
Đi họp phụ huynh về thành... con nợ
Thời điểm này có thể nói, ban bệ hoạt động tích cực nhất trong trường học phải kể đến là Ban đại diện Cha mẹ học sinh (BĐD CMHS). Các hội họp, các công trình, rồi cả kế hoạch liên hoan, văn nghệ, chào mừng, quà cáp... xuyên suốt năm học của nhà trường đều được BĐD CMHS hết sức "quan tâm".
Chị N.T.L, có con vừa vào lớp 6 tại một trường nổi tiếng của thành phố, trụ sở chính ở quận 1, TPHCM kể, hôm chị đi họp phụ huynh, con trai của chị họ học cùng trường, trước con chị 2 khóa, đã dặn: "Cô L. nhớ cầm sẵn ít nhất 1 triệu để đóng". Chị L. mang theo 2 triệu, dự tính họp xong đi chợ luôn nhưng khi họp xong thì chị đã thành.... con nợ.
Danh sách đăng ký tài trợ cho nhà trường của từng lớp vào năm học trước tại một trường tiểu học ở TPHCM
Tiền đóng BĐD CMHS đã hết gần 3 triệu đồng. Trong đó, 950.000 đồng tiền máy lạnh lắp ở phòng ngủ, 350.000 tiền gọi là đóng góp cho trường, 1.250.000 đồng là tiền quỹ chỉ tính riêng học kỳ 1 để chi cho đồng phục vui chơi, quà tặng, phần thưởng, thăm hỏi... Đặc biệt, tiền lắp máy lạnh trong phòng ngủ, chị L. cho hay, một phòng ngủ có 2 lớp, nhưng không ai bàn bạc lớp bên kia có kế hoạch lắp đặt như thế nào mà Hội nhiệt tình nói... lớp mình làm luôn.
Trong buổi họp, BĐD CMHS công bố các khoản chung chung, đưa ra số tiền và cứ vậy là đóng. Số tài khoản được ghi to trên bảng, ai chưa đóng đủ thì về đến nhà mở điện thoại ra là trong nhóm chat phụ huynh đã nhắn số tài khoản liên tục, yêu cầu đóng tiền.
Chị L. cũng kể thêm, vừa đầu năm, những người trong BĐD CMHS đã chọn sẵn, toàn những người có... "tiền lực". Một vị làm quản lý ngân hàng, một vị đại diện cho một tập đoàn nước ngoài. Theo chị L., nhà trường bày vẽ là một phần, BĐD CMHS nhiều nơi cũng nhiệt tình - mà chị phải nói rằng nhiệt tình một cách quá đáng gây áp lực đối với nhiều phụ huynh khác, cha mẹ đi họp không khác nào bị "khủng bố".
Đoàn khảo sát của Mặt trận TQVN TPHCM khảo sát về vấn đề thu chi tại các trường ở TPHCM vào cuối năm 2017.
Một phụ huynh có con học tiểu học ở TPHCM kể, năm ngoái, các khoản tiền ủng hộ nhà trường, tiền quỹ hội lớp, hội trường, chưa tính tiền các công trình đã đóng hết gần hai triệu đồng. Các kế hoạch chăm lo, liên hoan, ăn mừng... trong năm đều được BĐD CMHS "chăm chút" một cách triệt để. Năm nay chưa họp nhưng hiện chị và các phụ huynh đều nhận được trao đổi về các công trình, chương trình hoạt động...
Nhìn vào danh sách những khoản chi từ tiền quỹ, đầu tư của BĐD CMHS do phụ huynh này cung cấp, sẽ phải hoa mắt chóng mặt không chỉ ở những con số mà hơn hết cho thấy sự can thiệp nhiệt tình của BĐD CMHS vào mọi vấn đề từ cơ sở, đến hoạt động của nhà trường.
"Bây giờ đi học nói nào là miễn học phí, không phải đóng tiền xây dựng nhưng thật ra cái gì cũng tiền, nhà trường không thu thì BĐD CMHS thu. Và nói là tự nguyện nhưng tự nguyện thế này là một gánh nặng khủng khiếp đối với phụ huynh khó khăn", chị than thở.
Vừa vào năm học, đã tích cực... chi tiền!
Ngay sau ngày khai giảng, quỹ cha mẹ học sinh của trường THPT Bình Hưng Hòa (Bình Tân, TPHCM), phụ huynh 3 khối 10, 11, 12 đã đóng tổng cộng hơn 570 triệu đồng. Ngay lập tức, số tiền này được nhà trường vào việc làm mái che di động (thanh lý hợp đồng) gần 60 triệu đồng, tiền làm sân thể thao đa năng cho học sinh là hơn 367 triệu đồng và chi tiền lót gạch, cải tạo phần sân, nền phía trước, sau trường là gần 142 triệu đồng. Tính cả 3 công trình này, tiền quỹ phụ huynh... chỉ còn vài triệu đồng.
Trước đó, phụ huynh được thông báo một số khoản thu như cải tạo sân trường thu 300.000 đồng/học sinh, chương trình hỗ trợ giáo dục học sinh thu 200.000 đồng/học sinh, rồi học phí kỹ năng sống/câu lạc bộ/trải nghiệm thu 120.000 đồng/học sinh.
Một số hạng mục xây dựng tại Trường THPT Bình Hưng Hòa, Bình Tân "xài" của phụ huynh hơn nửa tỷ đồng
Bà Nguyễn Thị Xuân Hương, Hiệu trưởng Trường THPT Bình Hưng Hòa, nhấn mạnh: Toàn bộ những công trình này đều là của BĐD CMHS làm, không lấy tiền từ trường. Bà khẳng định, việc này được sự ủng hộ, đồng thuận của phụ huynh học sinh ở các lớp, nên nhà trường mới thực hiện.
Anh D.T. - một phụ huynh của trường bức xúc cho hay, biết rằng đóng góp để xây dựng cho con em nhưng thông qua BĐD CMHS, nhà trường "khai thác" phụ huynh triệt để, nhất là khu vực này, mặt bằng chung điều kiện người dân còn khó khăn. Với các khoản mang đầu tư mang tính bền vững của nhà trường, lẽ ra cần có kế hoạch xã hội hóa dài hơi và có tiền ngân sách, không thể đổ dồn cho phụ huynh trong vài năm học.
Và dù nhà trường nói rằng, tuy đặt ra các khoản thu như vậy, nhưng nếu học sinh nào điều kiện kinh tế gia đình khó khăn sẽ sẵn sàng miễn giảm cho các em. Nhưng ai cũng biết, thực tế, trừ trường hợp thật đặc biệt, còn phụ huynh khó khăn đi nữa thì khi đã đưa ra những mức thu cụ thể trên đầu người thì... nai lưng ra đóng.
Đối với kinh phí, hoạt động của BĐD CMHS, đầu năm học này, Sở GD-ĐT TPHCM nhấn mạnh phải thực hiện theo đúng Thông tư 55 của Bộ GD-ĐT về Điều lệ BĐD CMHS. Trong Thông tư, yêu cầu không được đưa ra mức cụ thể, không ấn định khung nào hết.
Nhưng thực tế, dù mang lá bài "tự nguyện" nhưng tại nhiều trường, tiền quỹ phụ huynh vẫn đưa ra mức thu cụ thể trên đầu người, Trong đó, BĐD CMHS dựa trên sự nhiệt tình với nhà trường, nhu cầu, điều kiện của chính mình... đang "trấn áp" chính đối tượng mà họ đang thay mặt đại diện.
Theo Dân Trí
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.