- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cãi lời mẹ, thủ khoa "kép" chọn lối của riêng mình
Cuộc trò chuyện giữa tôi và Lại Thành Minh, thủ khoa "kép" của Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam là chuỗi dài những bất ngờ.
Đọc cái tên đầy "nam tính" của Minh, tôi đã nghĩ sẽ gặp một chàng trai với mái tóc cắt ngắn kiểu thời thượng và đeo khuyên tai. Thế nhưng, khi nghe giọng Minh trên điện thoại, tôi mới biết Minh là một cô gái.
Lại Thành Minh, nữ thủ khoa kép của Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Lê Văn |
Và ngồi trước mặt tôi trong quán cà phê tranh thủ giờ nghỉ trưa cho cuộc phỏng vấn cũng không phải là một cô gái tóc nhuộm xanh đỏ, mắt kẻ chì thật đậm như tôi tưởng tượng.
Thành Minh có cái nhẹ nhàng, dễ chịu của một cô gái Hà Nội đồng thời cũng có sự tự tin, nhí nhảnh của một tâm hồn nghệ sĩ - những người ưa thích tự do và sự khoáng đạt.
Điều đó cũng chẳng có gì lạ khi cả bố và mẹ Minh đều là những người làm nghệ thuật. Bố của Minh là kiến trúc sư đồng thời là họa sĩ tranh cổ động nổi tiếng Lại Văn Thành còn mẹ em hiện là giảng viên của Trường ĐH Mỹ Thuật Việt Nam.
Từ khi còn nhỏ, thông qua công việc cũng như những cuộc trò chuyện cùng cha mẹ, Minh cũng bắt đầu tìm tòi và dần yêu thích nghệ thuật. Sự hun đúc của truyền thống gia đình đã định hướng cho lựa chọn nghề nghiệp của Minh sau này.
Khi vào ĐH, Minh đã lựa chọn thi vào Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam. Năm đó, dù vừa trải qua cú sốc về tinh thần do người bố mà em rất thân thiết qua đời, Minh vẫn thi đỗ cả 2 khoa Hội họa và Đồ họa của trường.
Đứng trước 2 lựa chọn: Đi theo con đường truyền thống của cha mẹ hay lựa chọn một ngành hoàn toàn mới, Minh đã chọn hướng đi thứ 2. Với điểm số 36 điểm, Minh là thủ khoa đầu vào của Khoa Đồ họa, Trường ĐH Mỹ thuật năm đó.
Lựa chọn ngành thiết kế đồ họa của Minh là một bất ngờ với nhiều người.
"Lúc đó mọi người ai cũng khuyên em nên học hội họa vì gia đình em có truyền thống, có sẵn nền tảng kiến thức rồi thì con đường tương lai cũng thuận lợi. Tuy nhiên, em lại thích được học những cái mới hơn" - Minh chia sẻ.
Minh cho rằng, là một người thích công nghệ, em cảm thấy thiết kế đồ họa phù hợp với khả năng của mình hơn và em cũng cảm thấy có hứng thú hơn. "Em cảm thấy mình không phải là một người có đủ kiên nhẫn để cầm cọ vẽ" - Minh bày tỏ.
Dù vậy, với Minh, dù là hội họa truyền thống hay một ngành mới như thiết kế đồ họa thì quan trọng nhất vẫn là nền tảng kiến thức, đặc biệt là tư duy mỹ thuật. "Đó là điều quan trọng nhất mà em nhận được từ cha mẹ mình" - Minh nói.
Minh cho biết, mặc dù em lựa chọn hướng đi không giống như con đường mà mẹ em đã định hướng, song mẹ em vẫn rất tôn trọng ý kiến và lựa chọn của em chứ không ép buộc.
Cô Dung, mẹ của Thành Minh cho biết, khi Minh nói chuyện với cô về lựa chọn ngành thiết kế đồ họa, trong lòng cô cũng có một chút băn khoăn nhưng cuối cùng cô vẫn tôn trọng quyết định của con gái. "Lúc đó chỉ lo nó là con gái mà làm thiết kế đồ họa suốt ngày ôm máy tính thì vất vả không chịu được" - cô Dung nhớ lại.
Còn Minh thì kể: "Thực ra mẹ em cũng muốn tốt cho em nhưng em muốn tìm con đường đi mới cho mình. Và mẹ cũng rất tôn trọng em. Mẹ sẵn sàng cho em có những trải nghiệm để em có thể học hỏi thêm".
Giấc mơ khởi nghiệp với thời trang
Tốt nghiệp đại học với mức điểm trung bình 5 năm là 8,91, điểm kỳ thi tốt nghiệp ĐH là 9,49 (đồ án 9,22 và khóa luận 9,82), Minh một lần nữa trở thành thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Mỹ thuật, trở thành một trong số 100 thủ khoa xuất sắc của các trường ĐH Hà Nội được vinh danh trong năm 2016.
Lại Thành Minh bên cạnh người mẹ của mình. Ảnh: NVCC |
Thế nhưng, những thành tích này dường như không làm ảnh hưởng nhiều đến con đường mà Minh đã lựa chọn. Một tháng sau khi tốt nghiệp, Minh nộp hồ sơ xin vào một công ty khởi nghiệp làm công việc thiết kế thương hiệu và quảng cáo với mức lương không hề cao so với mức thu nhập của một người làm thiết kế chuyên nghiệp.
Minh cho biết, em rất thích thú công việc truyền thông thương hiệu, do vậy, hiện tại, khi mới ra trường, em chủ yếu muốn tìm một môi trường để có thể học hỏi và bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng phục vụ cho công việc của mình sau này nên cũng chưa quan tâm nhiều tới mức lương.
Ngoài công việc truyền thông, cô thủ khoa ĐH Mỹ thuật Việt Nam cũng ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp, tự xây dựng một thương hiệu thời trang của của riêng mình. Minh cho biết, từ nhỏ, em đã yêu thích thiết kế thời trang và việc em lựa chọn ngành thiết kế đồ họa thực chất là vì ước mơ từ bé này.
"Mọi người hỏi em là vì sao học thiết kế đồ họa lại đi thiết kế thời trang? Thực tế thì không có gì mâu thuẫn cả. Những kiến thức và kỹ năng này đều hỗ trợ rất tốt cho nhau. Ngay cả việc em lựa chọn công việc về truyền thông thương hiệu cũng là cách để giúp em thực hiện mục tiêu này" - Minh nói.
Nói về điều này, cô Dung, mẹ của Minh chia sẻ rằng, bản thân cô cũng rất bất ngờ khi biết con gái đam mê thời trang. Đây cũng không phải là hình dung của cô về nghề nghiệp của cô con gái duy nhất của mình. Dẫu vậy, cô nói rằng, cô sẽ vẫn tôn trọng và ủng hộ lựa chọn của con.
Minh cũng cho biết, ngoài việc học hỏi các kỹ năng về truyền thông thương hiệu, thời gian tới, em sẽ tìm cơ hội để trau dồi kiến thức về thời trang. "Năm tới, em cũng dự định sẽ quay trở lại trường học cao học để nâng cao kiến thức" - Minh chia sẻ.
Tôi hỏi rằng, trước sau em đều lựa chọn ngược lại những gì mà mẹ đã định hướng cho em, liệu em có sợ đến một ngày mình sẽ thất bại và hối hận không? Cô thủ khoa trả lời rằng: "Em nghĩ trên con đường khởi nghiệp chuyện thành công hay thất bại đều có thể xảy ra. Vì thế, nếu như không đạt được thành công như mục tiêu mình mong muốn, em cũng không hối hận".
"Em vẫn còn rất trẻ mà" - Minh nói.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.